Đoàn viên bị xóa tên khi nào?

Đoàn viên là những cá nhân ưu tú trong trường học, các hoạt động trường lớp, địa phương đều năng động và nhiệt huyết hết mình tham gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đoàn viên sẽ bị xóa tên vì những lý do nào đó. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Đoàn viên là gì?

Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam, những thanh niên Việt Nam tiên tiến, có tinh thần yêu nước, có tính tự cường dân tộc, lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung trực, tích cực và gương mẫu trong học tập, lao động cũng như trong các hoạt động xã hội, bảo vệ Tổ quốc, có mối quan hệ mật thiết với thanh niên và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, quy định của Đoàn.

Là đoàn viên thì mỗi thành viên cần nắm bắt được những thông tin quan trọng của Đoàn như ý nghĩa của huy hiệu đoàn, trách nhiệm của đoàn viên,... Để hiểu và rèn luyện học tập sao cho đúng với chuẩn mực một đoàn viên.

2. Đoàn viên bị xóa tên khi nào?

Khi nào một đoàn viên bị xóa tên trong danh sách đoàn viên?

Theo quy định tại Mục V Hướng dẫn 22HD/TWĐTN thì việc xóa tên đoàn viên được quy định trong trường hợp:

1- Chi đoàn xem xét quyết định xóa tên đoàn viên và báo cáo lên đoàn cấp trên trực tiếp đối với trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng.

2- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 1 năm, trong thời gian đó đoàn viên có báo cáo với ban chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách đoàn viên.

Như vậy, việc xóa tên của Đoàn viên trong trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng/năm mà không có lý do chính đáng. Khi đó, đoàn viên bị xóa tên khỏi danh sách và không còn có tư cách đoàn viên, không còn đứng trong hàng ngũ của đoàn nữa.

Đoàn viên bị xóa tên khi nào?

3. Điều kiện kết nạp Đoàn viên

Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn để kết nạp đoàn viên quy định tại Mục I Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:

  • Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.
  • Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt.

Bên cạnh đó tại Mục IV Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013: Những người đã trưởng thành đoàn có tâm huyết, có nhiều đóng góp với Đoàn, có uy tín trong thanh thiếu niên và xã hội, đồng ý làm đoàn viên tham dự.

4. Vị trí, vai trò của người đoàn viên

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.

  • Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.
  • Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
  • Đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng.

5. Đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn có bị xoá tên?

Đây cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi về vì nhiều người vẫn thắc mắc mình không tham gia sinh hoạt Đoàn thì có bị xoá tên của Đoàn viên ngay hay không?

Như nội dung được đề cập ở mục số 2 thì có thể thấy nếu bạn không tham gia sinh hoạt đoàn 3 tháng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì đoàn viên đó sẽ bị xem xét và xoá tên khỏi danh sách đoàn.

Vậy nên nếu đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn nhưng có báo cáo, với lý do chính đáng thì sẽ không bị xoá tên khỏi danh sách đoàn viên.

Những thành viên đã là đoàn viên cũng lưu ý rằng việc trở thành một đoàn viên cũng là một cách được rèn luyện, học hỏi và phát triển. Chính vì vậy khi đã là một đoàn viên cần chú tâm tham gia các hoạt động và rèn luyện bản thân trong môi trường này. Khi đã trở thành đoàn viên thì mỗi thành viên phải chăm chỉ rèn luyện và học tập hơn nữa chứ không phải là đoàn viên thì không cần thiết phải hoạt động nữa.

6. Lý do chính đáng không tham gia sinh hoạt đoàn viên

Cụ thể trong hướng dẫn 22 cũng quy định tại mục 5 là:

Đoàn viên khi thường xuyên đi học tập, lao động, công tác xa không quá một năm, nhưng trong thời gian đó vẫn có báo cáo, và tham gia sinh hoạt đóng đoàn phí đầy đủ thì vẫn được coi là đóng góp cho hoạt động của chi đoàn.

Nghĩa là trường hợp Đoàn viên có công tác, học tập xa dưới 1 năm thì cần báo cáo với cơ sở đoàn và đóng đoàn phí đầy đủ thì không bị coi là bỏ sinh hoạt và đoàn phí.

Ngoài ra những trường hợp bạn đóng đoàn phí đầy đủ nhưng trong thời gian 3 tháng có tham gia sinh hoạt nhưng ít bởi lý do cần thiết đến sức khoẻ, công việc không thể bỏ lỡ thì báo cáo lên cơ sở để xem xét.

Những lý do chính đáng ở đây là những lý do liên quan đến sức khoẻ, công việc gấp,…. việc cần thiết thì phải báo cáo với cơ sở, không tự ý bỏ sinh hoạt.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Phấn đấu như thế nào để trở thành đoàn viên, Hướng dẫn viết sổ đoàn viên mới nhất từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 5.193
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm