9 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024

Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024 có đáp án, bao gồm đề thi có kèm theo cả đáp án chi tiết và ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Mời các bạn Tải Đề thi Cuối Học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo về máy để xem bản đầy đủ.

Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cuối Học kì 2 Chân trời sáng tạo biên soạn theo cấu trúc chương trình GDPT 2018 mà HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này gồm Bộ 10 Đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Học kì 2, Tài liệu ôn thi cuối kì Văn 6 Bộ 9 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo tổng hợp từ những đề thi hay nhất của các trường THCS trên toàn quốc. Dưới đây HoaTieu.vn xin trình bày ma trận và 3 bộ đề thi cuối HK2 Ngữ Văn 6 CTST để các bạn tham khảo cũng như nắm được cấu trúc bộ đề thi trong file tải về.

Xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cuối Học kì 2 Chân trời sáng tạo trong file tải về

1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Nội dungMỨC ĐỘ NHẬN THỨCTổng số
Nhận biếtThông hiểuVận dụng
Mức độ thấpMức độ cao

I. Đọc- hiểu: một văn bản ngắn có thể loại phù hợp với VB đã học.

- Nhận diện ngôi kể, nhân vật, biện pháp tu từ, chi tiết trong văn bản.

- Hiểu được ý nghĩa của chi tiết/ vấn đề được gửi gắm trong văn bản.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

15 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

15 %

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ %: 30

II. Làm văn

Đoạn văn nghị luận theo yêu cầu

Viết bài văn theo yêu cầu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 2

10%

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 2

Số điểm: 7.0

Tỉ lệ %: 40

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 4

Số điểm: 3

30%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:2.0

20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 6

Số điểm: 10

100%

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023-2024 số 1

Trường:....................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?

Câu 2 (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?

Câu 3 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu 4 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?

Phần 2. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.

Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

CâuYêu cầuĐiểm

I. Đọc hiểu

1

- Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn

- Ngôi thứ 3.

- Người kể không có trong truyện.

0,5đ

0,25

0,25

2

- Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa.

0,5

3

So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

0,5

4

HS nêu được theo hướng:

- Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác.

- Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc.

0,5

0,5

Phần II. Làm văn

Câu 1 (2 điểm): Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. HS bộc lộ suy nghĩ theo hướng:

Mỗi người đều có sự khác biệt, không ai giống ai, vì thế nên tôn trọng sự khác biệt.

0,5

Vì sao cần tôn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng.

0,75

Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ

0,75

Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

(Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.)

0,5

Hình thức

Viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, dùng từ đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa đảm bảo chính xác

0,5

Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm.

- Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

- Thân bài:

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

+ Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

0.5

3.25

0.5

Các tiêu chí về hình thức phần II viết bài văn: 0,75 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,25

Bài làm cần kết hợp giữa – miêu tả - biểu cảm hợp lí.

0,25

3. Đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 số 2

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1: Đoạn văn trên liên quan đến văn bản nào?

  1. Em bé thông minh
  2. Sơn Tinh Thủy Tinh
  3. Thạch Sanh
  4. Thánh Gióng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

  1. Tráng sĩ bèn nhổ
  2. Những cụm tre cạnh đường
  3. quật vào giặc
  4. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

  1. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân
  2. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý
  3. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
  4. Cả A B C

II. Tự luận

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình.

3.1. Đáp án Đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

D

A

B

D

II. Tự luận

4. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo số 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa…”

( Cô bé bán diêm - Andecxen)

Câu 1. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên” trong đoạn văn.

Câu 2. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên.

Câu 3. Phân tích và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.

4.1. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo số 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

- Trường từ vựng thiên nhiên: tuyết, mặt trời, mặt đất, bầu trời.

Câu 2.

Câu ghép: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.

Câu 3.

  • Sáng hôm sau : trạng ngữ
  • tuyết : chủ ngữ 1
  • vẫn phủ kín mặt đất : vị ngữ 1
  • nhưng : quan hệ từ
  • mặt trời : chủ ngữ 2
  • lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt: vị ngữ 2

- Quan hệ: Tương phản (nhưng)

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.

Tham khảo chi tiết tại bài viết:

................

5. Bộ 10 Đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Học kì 2

ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN TẬP HỌC KÌ II

TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em biết điều đó?

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?

Câu 3: Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:

“...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Câu 4: Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu nhận biết điều đó: người kể giấu mình, gọi tên theo tên của nhân vật (Sơn, Lan, Hiên).

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính: Sơn, Lan, Hiên

Câu 3:

Lời nhân vật : Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Lời của người kể chuyện:

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

Câu 4: Thành phần chính trong câu:

- Chủ ngữ:chị Lan

- Vị ngữ: hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là những người tốt bụng, trong sáng và giàu tình yêu thương.

.................

6. Tài liệu ôn thi cuối kì 2 Văn 6 CTST

TÀI LIỆU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6

SÁCH CHÂN TRỜI

Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 33 (SGK Ngữ văn 6 tập2 )

I. Tóm tắt kiến thức trọng tâm

Yêu cầu nắm được nội dung, các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, ý nghĩa của văn bản, tóm tắt được truyện theo các sự việc chính, phương thức biểu đạt chính.

A. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Văn bản gồm các chủ đề sau:

STT

Tên chủ đề

Thể loại

Đặc điểm thể loại

Chủ đề 6

Điểm tựa tinh thần.

Truyện

- Chi tiết tiêu biểu: là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc.

- Nhân vật:

+Ngoại hình: trang phục, nét mặt, hình dáng của nhân vật.

+Ngôn ngữ: lời của nhân vật trong tác phẩm, được đặt thành dòng riêng hoặc có gạch đầu dòng.

+Hành động: động tác, hành vi….

+Ý nghĩ: suy nghĩ của nhân vật về con người hay sự vật, sự việc nào đó.

Chủ đề 7

Gia đình yêu thương.

Thơ

- Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ.

- Ngôn ngữ.

Chủ đề 8

Những góc nhìn cuộc sống.

Nghị luận

-Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.

- Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện số liệu từ thực tế…

Chủ đề 9

Nuôi dưỡng tâm hồn.

Truyện

Chủ đề 10

Mẹ thiên nhiên.

Văn bản thông tin

- Sa-pô: là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề VB.

- Nhan đề là tên của VB.

- Đề mục là chương của một chương, mục hoặc một phần của VB.

2. Tiếng Việt

STT

Tên chủ đề

Kiến thức

Nội dung

Chủ đề 6

Điểm tựa tinh thần.

Dấu ngoặc kép

Công dụng: đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Chủ đề 7

Gia đình yêu thương.

Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Từ đa nghĩa: là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

- Từ đồng âm: là từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, và chỉ có nghĩa gốc.

Chủ đề 8

Những góc nhìn cuộc sống.

Từ mượn

- Mượn của tiếng Hán: thiên nhiên, hải đăng, giáo dục…

- Mượn của tiếng Anh, tiếng Pháp..: vi-ta-min, ra-đi-ô, ti-vi, xích lô…

Chủ đề 9

Nuôi dưỡng tâm hồn.

Lựa chọn cấu trúc câu

Tác dụng:

- Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.

- Viết câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.

Chủ đề 10

Mẹ thiên nhiên.

Dấu chấm phẩy, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Tác dụng:

- Đánh đấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

*Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ đồ, số liệu…

3. Tập làm văn: Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống xã hội, văn thuyết minhthuật lại một sự kiện, kể về trải nghiệm của bản thân.

* Yêu cầu:

- Nắm vững thể loại: kể, tả kết hợp biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

- Lập dàn ý và viết bài văn tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh hoàn chỉnh.

II. Cấu trúc đề kiểm tra: Trắc nghiệm + tự luận (Thời gian 90 phút)

- Phần 1: Đọc hiểu: 6 điểm (Ngữ liệu ngoài chương trình )

- Phần 2: Làm văn: 4 điểm (Hs viết một bài Tập làm văn,đoạn văn theo yêu cầu đề)

Tham khảo một số dạng câu hỏi phần đọc hiểu.

..................

Tải file về máy để xem đầy đủ nội dung

Trên đây là Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024 có đáp án chi tiết để các em học sinh tham khảo, ôn tập, làm quen với các dạng đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra cuối kì 2. Từ đó, các em có thể tự so sánh, đối chiếu kết quả để có kế hoạch ôn tập phù hợp.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
32 10.770
0 Bình luận
Sắp xếp theo