Phiếu đánh giá tài liệu giáo dục địa phương

Tài liệu giáo dục địa phương là một nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Sau đây là Phiếu đánh giá tài liệu giáo dục địa phương do các thầy cô lập ra, mời các bạn tham khảo.

Tài liệu giáo dục địa phương giúp các em hiểu biết thêm về các lĩnh vực sản xuất, âm nhạc, di tích lịch sử, văn hoá và phong cảnh ở tỉnh, đại phương mình, qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tự hào về quê hương, để các em có những hành động cụ thể góp phần giữ gìn những giá trị, nét đẹp của tỉnh. Dưới đây là Phiếu góp ý bản thảo tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 mà Hoatieu.vn sưu tầm được.

1. Phiếu góp ý bản thảo tài liệu giáo dục địa phương lớp 3

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

BAN BIÊN SOẠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý
BẢN THẢO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 3
TỈNH HẢI DƯƠNG

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐỌC GÓP Ý

Họ và tên:............................

Chức vụ/Đơn vị công tác: Giáo viên, trường ......................

Số điện thoại liên hệ: .....................

II. NỘI DUNG GÓP Ý

1. Ưu điểm của tài liệu

- Cấu trúc được trình bày khoa học, tên các chủ đề tường minh, tranh ảnh rõ nét.

- Nội dung GDDP đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về cảnh quan thiên nhiên; đặc sản, món ăn truyền thống; danh nhân xưa; 1 số tổ chức chính trị xã hội của quê hương.

+ Mỗi chủ đề được thiết kế thành bài học cụ thể với những thông tin đảm bảo tính chính xác, khoa học, gần gũi, dễ hiểu, giúp học sinh cảm nhận và hiểu rõ hơn những vấn đề của địa phương quê hương Hải Dương. Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh qua mỗi hoạt động.

+ Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, thích tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo vệ những cảnh đẹp, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của địa phương.

+ Giúp cho giáo viên có thêm tài liệu để nghiên cứu, biên soạn kế hoạch bài dạy phù hợp, sinh động, phong phú kiến thức địa phương vào tiết dạy.

2. Nội dung tài liệu (nêu ý kiến về mục tiêu, nội dung kiến thức, tranh ảnh, ngôn ngữ sử dụng trong từng chủ đề. Đánh giá mức độ phù hợp, chưa phù hợp ở từng chủ đề và đề xuất điều chỉnh)

2.1. Chủ đề: Danh lam thắng cảnh quê hương em

Mục tiêu:

- Chủ đề giới thiệu được những cảnh đẹp của quê hương.

- Nội dung chủ đề được thể hiện rõ ràng qua 4 hoạt động ( Khởi động, kết nối- Khám phá- Luyện tập, thực hành- Vận dụng, mở rộng)

- HS biết, cảm nhận và hiểu được những nét tiêu biểu về các cảnh đẹp nổi tiếng của quê hương Hải Dương.

- Vận dụng những điều đã học giới thiệu được về cảnh đẹp quê hương mình.

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương và có ý thức bảo vệ cảnh đẹp trên quê hương mình.

Nội dung kiến thức: Phù hợp với các đối tượng HS, vừa mang tính vừa sức đồng thời phát huy được năng lực học tập của học sinh. Các hoạt động học tập cụ thể.

Tranh ảnh: Hình ảnh rõ ràng, sắc nét, màu sắc hài hòa, đẹp.

Ngôn ngữ sử dụng: Dễ hiểu, gần gũi, rõ các lệnh

Đánh giá mức độ: Phù hợp

2.2. Chủ đề: Đặc sản quê hương em

Mục tiêu: - Chủ đề giới thiệu được một số đặc sản của quê hương

- Nội dung chủ đề được thể hiện rõ ràng qua 4 hoạt động ( Khởi động, kết nối- Khám phá- Luyện tập, thực hành- Vận dụng, mở rộng).

- HS biết 1 số đặc sản ở từng địa phương của tỉnh Hải Dương.

- Vận dụng những điều đã học giới thiệu được về 1 số đặc sản của quê hương mình.

- Bồi dưỡng cho học sinh tôn trọng và yêu quý các sản vật của quê hương.

Nội dung kiến thức: Phù hợp với các đối tượng HS

- Phát huy được năng lực học tập của HS.

Tranh ảnh: Hình ảnh rõ, màu sắc phù hợp.

Ngôn ngữ sử dụng: Các lệnh rõ ràng

Đánh giá mức độ: Phù hợp

2.3. Chủ đề: Khu di tích Văn miếu Mao Điền

Mục tiêu: - Chủ đề giới thiệu cụ thể khu di tích của tỉnh Hải Dương.

- Nội dung chủ đề được thể hiện rõ ràng qua 4 hoạt động ( Khởi động, kết nối- Khám phá- Luyện tập, thực hành- Vận dụng, mở rộng).

- Giúp HS có những hiểu biết cơ bản về vị trí và những di tích trong khu di tích Văn miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương.

- Qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương và góp phần bảo vệ di tích lịch sử của quê hương mình .

Nội dung kiến thức: Thông tin chính xác. Phát huy được năng lực học tập của HS.

Tranh ảnh: Ảnh chụp chân thực, rõ nét.

Ngôn ngữ sử dụng: Các lệnh rõ ràng

Đánh giá mức độ: Phù hợp

2.4. Chủ đề: Danh nhân Hải Dương xưa

Mục tiêu: - Chủ đề giúp HS có những hiểu biết về 1 số danh nhân xưa của tỉnh

- Nội dung chủ đề được thể hiện rõ ràng qua 4 hoạt động ( Khởi động, kết nối- Khám phá- Luyện tập, thực hành- Vận dụng, mở rộng).

- Bồi dưỡng cho các em noi gương các danh nhân của địa phương.

Nội dung kiến thức: Thông tin chính xác. Phát huy được năng lực học tập của HS.

Tranh ảnh: Ảnh chụp chân thực, rõ nét.

Ngôn ngữ sử dụng: Các lệnh rõ ràng

Đánh giá mức độ: Phù hợp

2.5. Chủ đề: Món ăn truyền thống quê hương em

Mục tiêu: - Chủ đề khơi gợi cho các em kể được những món ăn truyền thống của địa phương.

- Nội dung chủ đề được thể hiện rõ ràng qua 4 hoạt động ( Khởi động, kết nối- Khám phá- Luyện tập, thực hành- Vận dụng, mở rộng).

- Bồi dưỡng cho HS yêu thích món ăn truyền thống cũng như biết các nguyên liệu để làm ra món ăn đó.

Nội dung kiến thức: Vừa sức, phù hợp với các đối tượng HS.

Tranh ảnh: Thể hiện các hoạt động rõ ràng

Ngôn ngữ sử dụng: Các lệnh phù hợp.

Đánh giá mức độ: Phù hợp

2.6. Chủ đề: Tổ chức Chính trị- Xã hội quê hương em

Mục tiêu: - Chủ đề giúp các em có hiểu biết về một số tổ chức và hoạt động chính trị, xã hội của địa phương.

- Nội dung chủ đề được thể hiện rõ ràng qua 4 hoạt động ( Khởi động, kết nối- Khám phá- Luyện tập, thực hành- Vận dụng, mở rộng).

- Bồi dưỡng cho các em có ý thức khi tham gia các hoạt động của địa phương.

Nội dung kiến thức: Thực tế, rất phù hợp trong đời sống.

Tranh ảnh: Hình ảnh rõ, màu sắc hài hòa, sắp xếp phù hợp.

Ngôn ngữ sử dụng: Các lệnh rõ ràng

Đánh giá mức độ: Phù hợp

III. Kiến nghị đề xuất

Để thực hiện tài liệu GDĐP trong trường học hiệu quả, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về việc sử dụng, giảng dạy tài liệu GDĐP.

Nhà trường tổ chức các hoạt động cho học sinh thực hành nấu ăn, tham quan, học tập tại các di tích ở quê hương ( nếu có điều kiện) nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa cho học sinh.

........, ngày ...tháng ...năm 2022

2. Phiếu đánh giá tài liệu giáo dục địa phương

UBND TỈNH ........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

........., ngày .....tháng ....năm 2021

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH .......... - LỚP 2

Họ và tên:.....................

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học..............

Chức vụ: Giáo viên tiểu học ..........................

Email:...........................

Tiêu chí

Mục

Các nội dung đánh giá,

nhận xét

Nhận xét, đánh giá

Đồng ý

Không đồng ý

Ý kiến khác

1. Điều kiện tiên quyết của tài liệu

a

Nội dung và hình thức tài liệu không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

b

Nội dung và hình thức tài liệu không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

2. Nội dung tài liệu

a

Nội dung tài liệu thể hiện đúng và đầy đủ các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; các vấn đề về địa lý, kinh tê, hướng nghiệp của địa phương; các vấn đề về chính trị-xã hội, môi trường của địa phương và các nội dung khác theo nội dung giáo dục địa phương quy định trong chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành (sau đây gọi là CT GDPT); bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn địa phương.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

b

Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

c

Các thành tựu khoa học mới liên quan đến nội dung địa phương được cập nhật và phù hợp với tiêu chí của chương trình GDPT. Tài liệu có tính mở, khuyến khích cách tiếp cận đa dạng bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đối với giáo dục địa phương.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

d

Những nội dung về giáo dục chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thịch ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

3. Phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong tài liệu

a

Nội dung tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

b

Nội dung tài liệu thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục, phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh trong CT GDPT, làm cơ sở đánh giá chính xác kết quả giáo dục.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

4. Cấu trúc và hình thức trình bày tài liệu

a

Tài liệu được thiết kế theo các chủ đề phù hợp nội dung tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 3 (TT33) và phù hợp với kế hoạch giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, lớp học trong CT GDPT.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

b

Hình thức trình bày tài liệu cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cở chức; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ phù hợp với nội dung bài học và lứa tuổi học sinh

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

5. Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu

a

Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu là tiếng Việt, bảo đảm đúng quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ việt tắt, các ký hiệu, phiên âm, đơn vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

X

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Nhận xét chung:

Tài liệu gồm 8 chủ đề, được lựa chọn tương đối phù hợp với học sinh lớp 2. Nội dung liên quan đến văn hóa, xã hội, lịch sử địa phương. Trong đó chú trọng việc tương tác của học sinh với nhau dưới sự hướng dẫn của người giáo viên, hoạt động trải nghiệm, xử lý các tình huống thực tiễn, thái độ ứng xử của học sinh. Đồng thời, lấy căn cứ 5 phẩm chất, 10 năng lực cần phát triển của học sinh làm mục tiêu xây dựng nội dung tài liệu.

Kết luận:

.........., ngày ...., tháng ....năm .........

NGƯỜI NHẬN XÉT

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 14.210
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo