Quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2

Quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2 được ban hành như thế nào? Các mẫu Quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2.

Các mẫu quyết định ban hành quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2

1. Quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2 mẫu số 1

PHÒNG GD – ĐT ............

TRƯỜNG ................

Số: /QĐ - ĐTH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Tân, ngày .... tháng ..... năm 20......

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế kiểm tra học kỳ trường .....................

Năm học .....................

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG .................................

Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại hs THCS;

Căn cứ Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều lớp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT – BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Quyết định số ........ ngày 19 tháng 5 năm 2009 của chủ tịch Ủy ban Nhân dân.............. về việc thành lập Trường .....................

Căn cứ Quyết định số .............. ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân .....................về điều động và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học;

Căn cứ tiêu chuẩn xếp loại thi đua đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường ....................

Xét đề nghị của bộ phận chuyên môn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra học kỳ trường ...............năm học ..................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, cán bộ và giáo viên trường............. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu: VT, chuyên môn.

HIỆU TRƯỞNG

Phan Công Quyến

QUY CHẾ TỔ CHỨC KIỂM TRA HỌC KỲ

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-THCS ngày ….......

của trường ......................)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về công tác tổ chức kiểm tra học kỳ, bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng kiểm tra, của học sinh dự kiểm tra.

Quy chế này áp dụng đối với trường THCS Đinh Tiên Hoàng trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các kỳ kiểm tra học kỳ.

Điều 2. Các căn cứ để xây dựng Quy chế

- Căn cứ công văn số 193/PGDĐT- THCS ngày 20/9/2018 của Phòng GD&ĐT Thị xã Buôn Hồ V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2018 – 2019.

- Căn cứ kế hoạch năm học của hiệu trưởng trường THCS Đinh Tiên Hoàng được HNCBVC thông qua ngày … tháng … năm 2019,

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Công tác coi kiểm tra

Điều 3. Trách nhiệm của giám thị coi kiểm tra và các thành viên khác trong Ban Coi kiểm tra.

Tất cả các thành viên trong Ban coi kiểm tra trong khi làm nhiệm vụ; không có dấu hiệu uống bia, rượu làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức buổi kiểm tra và tư cách tác phong của người làm nhiệm vụ coi kiểm tra.

Giám thị coi kiểm tra (GTCKT) không được mang điện thoại di động trong khi làm nhiệm vụ; không được giúp đỡ học sinh làm bài kiểm tra dưới bất kỳ hình thức nào; không được làm việc riêng, không hút thuốc lá, uống bia rượu, phải có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòng kiểm tra để làm các nhiệm vụ theo trình tự sau:

Trước khi gọi tên thí sinh (TS) vào phòng kiểm tra, GTCKT phải yêu cầu thí sinh ra khỏi phòng kiểm tra, đánh số báo danh theo quy định của lãnh đạo trực buổi kiểm tra, kiểm tra và thu hồi tài liệu (nếu có) tại các chỗ ngồi của TS trong phòng kiểm tra.

Khi có hiệu lệnh (trống lệnh) GTCKT gọi tên thí sinh vào phòng kiểm tra; kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng kiểm tra, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định, tuyệt đối không mang vào phòng kiểm tra mọi tài liệu và vật dụng bị cấm như: giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, kiểm tra thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài kiểm tra và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng kiểm tra.

Giám thị coi kiểm tra có trách nhiệm phổ biến quy chế kiểm tra (phần trách nhiệm của TS dự kiểm tra và xử lý TS vi phạm quy chế) cho thí sinh; ghi rõ họ tên và ký tên vào tất cả các tờ giấy kiểm tra và giấy nháp của thí sinh; hướng dẫn thí sinh gấp giấy kiểm tra theo đúng quy định, ghi số báo danh và điền đủ vào các mục cần kiểm tra ết của giấy kiểm tra trước khi làm bài.

Khi có hiệu lệnh, GTCKT phát đề kiểm tra cho từng thí sinh (trước khi phát đề kiểm tra cần kiểm tra số lượng đề kiểm tra, nếu thừa, kiểm tra thiếu hoặc lẫn đề kiểm tra khác, cần báo ngay cho lãnh đạo phụ trách buổi kiểm tra xử lý).

Trong giờ làm bài, GTCKT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng cho đến hết giờ kiểm tra. GTCKT không đứng gần thí sinh khi họ làm bài. Khi thí sinh hỏi điều gì, GTCKT chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định. GTCKT không được thảo luận, sao chép, giải đề, mang đề ra ngoài hoặc giải thích đề kiểm tra cho TS.

Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng kiểm tra sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài.. Nếu có thí sinh bị ốm đau bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng phải ra khỏi phòng kiểm tra thì GTCKT phải báo cho giám sát (GS) phòng kiểm tra để có trách nhiệm theo dõi, xử lý và báo cáo kịp thời lên lãnh đạo phụ trách buổi kiểm tra.

Nếu có TS vi phạm kỷ luật thì GTCKT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo ngay cho giám sát kỳ kiểm tra để trình lãnh đạo phụ trách buổi kiểm tra giải quyết.

Mười phút trước khi hết giờ làm bài, thông báo thời gian còn lại cho TS biết.

Khi hết giờ làm bài, GTCKT yêu cầu TS ngừng làm bài và thu bài của TS kể cả TS đã bị vi phạm kỷ luật thi. Một mặt GTCKT duy trì trật tự kỷ luật phòng kiểm tra, một mặt GTCKT vừa gọi tên từng TS lên nộp bài vừa nhận bài kiểm tra của TS. Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy kiểm tra của TS đã nộp, yêu cầu TS tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõi TS. Thu xong toàn bộ bài kiểm tra mới cho TS ra khỏi phòng kiểm tra.

Giám thị coi kiểm tra kiểm tra sắp xếp bài kiểm tra theo thứ tự SBD của học sinh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài kiểm tra của TS. GTCKT trực tiếp bài kiểm tra, hồ sơ phòng kiểm tra bàn giao cho thư ký trực kiểm tra tại phòng Hội đồng ngay sau mỗi buổi kiểm tra. Mỗi túi bài kiểm tra phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài kèm theo bản theo dõi TS và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có). Tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất mát bài kiểm tra. Khi bàn giao bài kiểm tra phải có ký giao nhận vào sổ bàn giao giữa bên giao và bên nhận.

Cán bộ giám sát (CBGS) phòng kiểm tra thường xuyên giám sát việc thực hiện quy chế kiểm tra của GTCKT và TS; kiểm tra nhắc nhở GTCKT thu giữ các tài liệu và phương tiện kỹ thuật do TS mang trái phép vào phòng kiểm tra ; lập biên bản xử lý kỷ luật đối với cán bộ coi kiểm tra và thí sinh vi phạm quy chế. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có tình huống bất thường, cần báo ngay cho cán bộ lãnh đạo trực buổi kiểm tra biết để xử lí; thực hiện một số công việc cần kiểm tra biết phục vụ nhiệm vụ coi kiểm tra do Lãnh đạo Hội đồng coi kiểm tra phân công.

Cán bộ thư ký (CBTK) trực kiểm tra có trách nhiệm điểm danh GTCKT, TS dự kiểm tra theo từng buổi kiểm tra và dự kiến phân công GTCKT, CBGS theo phòng kiểm tra giúp cho lãnh đạo buổi kiểm tra; giao nhận đề kiểm tra theo buổi kiểm tra, giao nhận bài làm của thí sinh cho hội đồng chấm kiểm tra. Trong suốt buổi kiểm tra, CBTK giám sát tình hình và ghi biên bản diễn biến của buổi kiểm tra một cách trung thực, cuối buổi kiểm tra trình lãnh đạo phụ trách buổi kiểm tra bổ sung biên bản (nếu có) và ký, ghi rõ họ tên.

Giám thị văn phòng: Chịu sự chỉ đạo và phân công trực tiếp của cán bộ thư ký trực kiểm tra. Giúp cán bộ thư ký trực kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ được giao

Cán bộ lãnh đạo trực kiểm tra Cán bộ lãnh đạo (CBLĐ) phụ trách buổi kiểm tra điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của Hội đồng trong suốt buổi kiểm tra: quy định phương án đánh số báo danh cho thí sinh, phân công giám thị coi kiểm tra, CBGS, giao đề kiểm tra và nhận bài kiểm tra sau khi được thư ký trực kiểm tra kiểm tra, xử lý các vấn đề xảy ra theo đúng Quy chế, phạm vi mình phụ trách. CBLĐ có trách nhiệm báo cáo cho LĐHĐ kiểm tra của trường để xử lý những vấn đề ngoài phạm vi phụ trách.

Cán bộ y tế (CBYT) có mặt thường xuyên trong suốt buổi kiểm tra tại phòng Y tế của trường để xử lý các trường hợp thí sinh, giám thị coi kiểm tra … đau ốm. Khi được thông báo có TS, GTCKT…đau ốm bất thường trong lúc đang kiểm tra, CBYT phải đến ngay để kịp thời điều trị hoặc cho đi cấp cứu khi cần thiết. CBYT không được vào phòng kiểm tra khi thí sinh đang làm bài nếu không được lãnh đạo trực buổi kiểm tra cho phép. Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành động vi phạm quy chế.

Điều 4. Quy trình làm việc trong buổi kiểm tra:

Cán bộ lãnh đạo trực kiểm tra: Có mặt trước giờ kiểm tra 20 phút, quy định phương án đánh SBD, phân công GTCKT, CBGS, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành tổ chức kiểm tra trong suốt buổi kiểm tra, phân công thu bài kiểm tra theo qui định (kiểm tra đủ số bài, số tờ, niêm phong túi đựng bài kiểm tra).

Cán bộ thư ký trực kiểm tra: Có mặt tại văn phòng trước giờ kiểm tra 10 phút, điểm danh GTCKT, giao nộp đề kiểm tra và dự kiến phân công giám thị từng phòng kiểm tra cho lãnh đạo trực buổi kiểm tra, giao hồ sơ phòng kiểm tra cho GTCT, ghi biên bản diễn biến buổi kiểm tra, cuối buổi kiểm tra thu nhận bài kiểm tra (nếu được lãnh đạo trực buổi kiểm tra giao nhiệm vụ), trình Sổ theo dõi kiểm tra cho lãnh đạo trực kiểm tra nhận xét bổ sung và ký.

Giám thị văn phòng: Có mặt tại văn phòng trước giờ kiểm tra 10 phút, có trách nhiệm kiểm tra số bài kiểm tra, giao nhận bài kiểm tra theo từng buổi, chuẩn bị các biểu mẫu theo quy định của thư ký trực kiểm tra, giao hồ sơ kiểm tra cho thư ký trực kiểm tra. Trong hồ sơ kiểm tra có đầy đủ: Danh sách học sinh, quy chế kiểm tra, các mẫu biên bản vi phạm quy chế, giấy kiểm tra, giấy nháp, bút ký, kéo…

Giám thị coi kiểm tra (GTCKT): có mặt tại văn phòng trước giờ kiểm tra 10 phút để nhận hồ sơ phòng kiểm tra, đề kiểm tra. Có mặt tại phòng kiểm tra trước 10 phút để thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 điều 3 của quy chế này. Cuối buổi kiểm tra, GTCKT giao nộp bài kiểm tra, hồ sơ kiểm tra cho giám thị văn phòng và thư ký trực kiểm tra kiểm tra tại văn phòng.

Cán bộ giám sát phòng kiểm tra: Làm công tác giám sát theo quy định.

Cán bộ y tế: Thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

* Lưu ý: Cán bộ coi kiểm tra theo lịch đã phân công, nếu vì lý do chính đáng không thể coi kiểm tra được thì cần phải báo ngay cho lãnh đạo hội đồng kiểm tra biết trước 2 ngày để bố trí thay người, đồng thời để kịp thời điều chỉnh trong sự phân công GTCKT. Trường hợp đột xuất có lý do chính đáng thì GTCKTT phải báo trực tiếp cho lãnh đạo trực buổi kiểm tra biết để huy động giáo viên thay kịp thời.

II. Công tác chấm kiểm tra

Điều 5. Quy định về trách nhiệm của giám khảo chấm kiểm tra.

Nhà trường tổ chức cho giám thị chấm kiểm tra tại phòng làm việc của nhà trường: đánh phách, cắt phách bài kiểm tra (Khối 9) và giao bài kiểm tra cho giám thị chấm kiểm tra ngay buổi đầu tiên sau khi kiểm tra.

Giám khảo chấm kiểm tra phải chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm và đáp án chính thức đã được PGD cung cấp hoặc tổ chuyên môn phê duyệt (đối với các môn trường ra đề).

Điểm chấm kiểm tra theo thang điểm 10. Khi chấm các ý có thể đánh giá điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài sau khi thống nhất giữa hai CBCKT là điểm nguyên hoặc điểm lẻ theo quy tắc làm tròn: nếu bài kiểm tra có điểm lẻ phần thập phân dưới 0,05 thì làm tròn xuống (VD 6,24 = 6,2) ; nếu bài kiểm tra có điểm lẻ phần thập phân từ 0,05 trở lên thì làm tròn lên 1 đơn vị ở phần thập phân (VD 6,25 = 6,3).

Huỷ kết quả những bài kiểm tra viết vẽ nội dung không liên quan đến bài kiểm tra.

Với môn kiểm tra thực hành (Âm nhạc, TD), giáo viên và tổ bộ môn chịu trách nhiệm chuẩn bị các biểu mẫu, phiếu chấm và các kiểm tra thiết bị phục vụ kiểm tra và chấm kiểm tra.

Bảng điểm chấm kiểm tra theo mã phách phải có đầy đủ chữ ký của hai giám thị chấm kiểm tra.

Với mỗi học phần kiểm tra, sau khi chấm phải có biên bản chấm kiểm tra nhận xét tình hình làm bài của TS trong đó thể hiện rõ: mức độ phù hợp của đề kiểm tra đối với nội dung môn kiểm tra, phù hợp với trình độ thí sinh, những lỗi phổ biến thí sinh hay mắc phải, những sai sót trầm trọng cần sửa chữa bài cho thí sinh….giáo viên bộ môn có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của TS nếu có.

Bảng điểm kiểm tra HK (có chữ ký của lãnh nhà trường và giáo viên giảng dạy) phải được lưu tại bộ phận văn thư, đồng thời niêm yết cho thí sinh biết chậm nhất 10 ngày sau khi kết thúc kỳ kiểm tra.

Bài kiểm tra phải được tập trung về văn phòng trường (sau khi phát và chữa bài kiểm tra theo quy định) lưu giữ theo quy chế, ít nhất là sáu tháng kể từ khi kiểm tra học kỳ đó.

III. Trách nhiệm của thí sinh trong khi kiểm tra

Điều 6. Trách nhiệm của thí sinh trong khi kiểm tra:

TS có mặt tại phòng kiểm tra theo đúng thời gian quy định (nếu đến chậm quá 15 phút sau khi đã giao đề thì không được dự kiểm tra ), nghe điểm danh, nhận vị trí kiểm tra và nghe phổ biến quy chế kiểm tra. Nếu thấy có nhầm lẫn hoặc có sai sót về ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh… thì phải báo ngay cho GTCT biết để xử lý.

Khi vào phòng kiểm tra, TS phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

- Chỉ được mang vào phòng kiểm tra bút viết, bút chì, compa, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản (Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 570 MS, FX 570 É, Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon FC 45S, LS 153TS, F710, F720).

- Không được mang vào phòng kiểm tra mọi tài liệu và vật dụng bị cấm như: giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, kiểm tra thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài kiểm tra và các vật dụng khác.

- Trước khi làm bài kiểm tra phải ghi đầy đủ số báo danh vào tờ giấy kiểm tra và nhất là phải yêu cầu GTCKT ký vào giấy kiểm tra.

- Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xoá. Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của TS khác, không được trao đổi bàn bạc, trao đổi tài liệu hoặc quay cóp khi làm bài. Nếu cần hỏi GTCKT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng kiểm tra. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để GTCKT xử lý.

- Khi hết giờ làm bài phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCKT. Không làm được bài cũng phải nộp giấy kiểm tra. Khi nộp bài, TS phải tự ghi rõ số tờ giấy kiểm tra đã nộp và ký vào bản danh sách theo dõi TS. TS chỉ được ra khỏi phòng kiểm tra và khu vực kiểm tra sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề kiểm tra cho GTCT. Trường hợp ốm đau cấp cứu do lãnh đạo phụ trách buổi kiểm tra quyết định.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

I. Xử lý vi phạm giám thị coi kiểm tra, chấm kiểm tra

Điều 7. Giám thị coi kiểm tra và các thành viên khác trong Ban coi kiểm tra, chấm kiểm tra nếu vi phạm quy chế đều xử lý kỷ luật theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT.

- Hình thức khiển trách: đối với những người phạm lỗi một lần một trong các lỗi sau: đi muộn; làm việc riêng; ra khỏi phòng kiểm tra trong giờ kiểm tra ; mang điện thoại di động trong khi làm nhiệm vụ...(những lỗi trên được thể hiện trong sổ theo dõi trực kiểm tra do CBLĐ, CBGS, CBTK ký, xác nhận hoặc thể hiện bằng biên bản...), chấm trả điểm bài kiểm tra muộn (thể hiện qua sổ theo dõi nộp điểm tại văn phòng có ký xác nhận của GV làm điểm).

- Hình thức cảnh cáo: đối với những người đã bị khiển trách một lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm một trong các lỗi trên hoặc đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau:

+ Vắng coi kiểm tra không có lý do chính đáng.

+ Để cho thí sinh (TS) tự do quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm…tại phòng kiểm tra, bị cán bộ giám sát phòng kiểm tra hoặc cán bộ thanh tra phát hiện và lập biên bản.

+ Lấy bài của TS làm được giao cho TS khác.

+ Gian lận khi chấm kiểm tra, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm TS.

+ Chấm kiểm tra hoặc cộng điểm bài kiểm tra có nhiều sai sót (trên 2 lỗi). (những lỗi trên được thể hiện trong sổ theo dõi trực kiểm tra do CBLĐ, CBGS, CBTK ký, xác nhận hoặc thể hiện bằng biên bản lập trong quá trình coi kiểm tra, chấm kiểm tra ).

- Những người đã bị cảnh cáo hay khiển trách đều không được xét danh hiệu kiểm tra đua cuối năm.

- Những tổ chuyên môn, tổ VP có giáo viên của tổ mình vi phạm quy chế không được xét danh hiệu kiểm tra đua cao cuối năm.

II. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế

Điều 8. Thí sinh vi phạm quy chế bị lập biên bản, tuỳ mức độ nặng nhẹ xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

Hình thức khiển trách: đối với những TS phạm lỗi một lần một trong các lỗi sau: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do GTCT quyết định tại biên bản được lập). TS bị khiển trách trong khi kiểm tra môn nào sẽ bị trừ 10% số điểm kiểm tra môn đó.

Hình thức cảnh cáo: đối với các TS vi phạm một trong các lỗi sau:

- Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ kiểm tra môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

- Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn.

- Chép bài của người khác. Những bài kiểm tra đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng mình bị quay cóp thì có thể xem xét giảm từ mức cảnh cáo xuống mức khiển trách. Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi kiểm tra môn nào sẽ bị trừ 30% số điểm kiểm tra của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do GTCT lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.

Đình chỉ kiểm tra: đối với các TS vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ kiểm tra môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

- Khi vào phòng kiểm tra mang theo tài liệu; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, kiểm tra ết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài kiểm tra ; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác.

- Đưa đề kiểm tra ra ngoài hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng kiểm tra.

- Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra.

- Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ kiểm tra hay đe dọa các TS khác. Hình thức đình chỉ kiểm tra do GTCT lập biên bản, thu tang vật và do lãnh đạo buổi kiểm tra quyết định. TS bị đình chỉ kiểm tra môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng kiểm tra ngay sau khi có quyết định của lãnh đạo phụ trách buổi kiểm tra ; phải nộp bài làm và đề kiểm tra cho GTCT và chỉ được ra khỏi khu vực kiểm tra sau 2/3 thời gian làm bài môn đó.

Đối với các lỗi vi phạm khác: tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, lãnh đạo buổi kiểm tra xử lý kỷ luật theo các hình thức quy định trên đây.

III. Khen thưởng

Điều 9. Những cán bộ - giáo viên có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ coi kiểm tra, chấm kiểm tra được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị xét thi đua cuối năm.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị

Ban Giám hiệu Trước mỗi kỳ kiểm tra học kỳ, BGH có trách nhiệm quán triệt đầy đủ quy chế tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy chế đến toàn thể CB-GV tham gia coi kiểm tra, chấm kiểm tra. Chỉ đạo thành lập Hội đồng kiểm tra học kỳ, tạo điều kiện cho CB-GV tham gia coi kiểm tra, chấm kiểm tra, tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiêm túc đúng qui chế, chỉ đạo kiểm tra theo quy định của Bộ GD&ĐT. BGH có trắch nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở và xử lý vi phạm theo quy định.

Các ban coi kiểm tra và chấm kiểm tra: Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm tham mưu kịp thời, thực hiện các thủ tục, văn bản có liên quan đến kỳ kiểm tra và tổ chức thực hiện theo kế hoạch, theo các điều khoản ghi trong Quy chế, tạo điều kiện phục vụ kỳ kiểm tra nghiêm túc.

Lãnh đạo các tổ bộ môn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung, điều khoản trong Quy chế có liên quan, đôn đốc nhắc nhở CB-GV trong tổ thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ được phân công và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia kỳ kiểm tra nghiêm túc. Đảm bảo tiến độ chấm bài, lên điểm, cộng điểm từng học kỳ và cả năm đúng quy định.

Điều 11. Hiệu lực kiểm tra ban hành Quy chế này được thông qua và áp dụng thực hiện từ kỳ kiểm tra HK II năm học 2018 – 2019. Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh qui chế hoặc có các văn bản hướng dẫn của Phòng GD thì được rà soát bổ sung hàng năm, Quy chế này sẽ được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, mọi sự thay đổi được ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng quyết định thực hiện./.

Nơi nhận:
- Hiệu trưởng (để b/c);
- PHT( để chỉ đạo);

HIỆU TRƯỞNG

- TTCM, Giáo viên (để thực hiện);
- Lưu: VT,CM.



...................

2. Quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2 THCS

Các mẫu quyết định ban hành quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2

QUY CHẾ

TỔ CHỨC THI HỌC KỲ

(Ban hành kèm theo Quyết định số ........... ngày .............

của trường THCS.................)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về công tác tổ chức thi học kỳ, bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thi, của học sinh dự thi.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường THCS Hòa Bình Thạnh trong việc thực hiện thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các kỳ thi học kỳ.

Điều 2. Các căn cứ để xây dựng Quy chế

- Căn cứ QĐ số...... ngày 23/5/2017 của UBND............ ban hành khung thời gian biên chế năm học.............

- Căn cứ hướng dẫn số .......... ngày ............ của Phòng GDĐT............. về thực hiện nhiệm vụ bậc trung học cơ sở năm học ................

- Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ............ của trường THCS....................

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. CÔNG TÁC COI THI

Điều 3. Trách nhiệm của giám thị coi thi và các thành viên khác trong HĐ coi thi

1. Tất cả các thành viên trong HĐ coi thi đều phải đeo thẻ viên chức trong khi làm nhiệm vụ; không có dấu hiệu uống bia, rượu làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức buổi thi và tư cách tác phong của người làm nhiệm vụ coi thi.

2. Giám thị coi thi

Giám thị coi thi (GTCT) không được mang điện thoại di động trong khi làm nhiệm vụ; không được giúp đỡ học sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; không được làm việc riêng, không hút thuốc lá, uống bia rượu, phải có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòng thi để làm các nhiệm vụ theo trình tự sau:

a. Trước khi gọi tên thí sinh (TS) vào phòng thi, GTCT phải yêu cầu thí sinh ra khỏi phòng thi, đánh số báo danh theo quy định của lãnh đạo trực buổi thi, kiểm tra và thu hồi tài liệu (nếu có) tại các chỗ ngồi của TS trong phòng thi.

b. Khi có hiệu lệnh ( trống lệnh hoặc loa thông báo) GTCT gọi tên thí sinh vào phòng thi; kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định, tuyệt đối không mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng bị cấm như: giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.

c. Giám thị coi thi có trách nhiệm phổ biến quy chế thi (phần trách nhiệm của TS dự thi và xử lý TS vi phạm quy chế) cho thí sinh; ghi rõ họ tên và ký tên vào tất cả các tờ giấy thi và giấy nháp của thí sinh; hướng dẫn thí sinh gấp giấy thi theo đúng quy định, ghi số báo danh và điền đủ vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài.

d. Trong giờ làm bài, GTCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng cho đến hết giờ thi. GTCT không đứng gần thí sinh khi họ làm bài. Khi thí sinh hỏi điều gì, GTCT chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định. GTCT không được thảo luận, sao chép, giải đề, mang đề ra ngoài hoặc giải thích đề thi cho TS.

e. Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài, sau khi thí sinh đã nộp bài làm. Nếu có thí sinh bị ốm đau bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất thiết phải ra khỏi phòng thi thì GTCT phải báo cho giám thị 3 phòng thi để có trách nhiệm theo dõi, xử lý và báo cáo kịp thời lên lãnh đạo phụ trách buổi thi.

f. Nếu có TS vi phạm kỷ luật thì GTCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo ngay cho giám thị 3 để trình lãnh đạo phụ trách buổi thi giải quyết.

g. Mười lăm phút trước khi hết giờ làm bài, thông báo thời gian còn lại cho TS biết.

h. Khi hết giờ làm bài, GTCT yêu cầu TS ngừng làm bài và thu bài của TS kể cả TS đã bị thi hành kỷ luật. Một mặt GTCT duy trì trật tự kỷ luật phòng thi, một mặt GTCT vừa gọi tên từng TS lên nộp bài vừa nhận bài thi của TS. Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy thi của TS đã nộp, yêu cầu TS tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõi TS. Thu xong toàn bộ bài thi mới cho TS ra khỏi phòng thi.

i. Giám thị coi thi kiểm tra sắp xếp bài thi theo danh sách phòng thi. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của TS. GTCT trực tiếp mang túi bài thi, hồ sơ phòng thi bàn giao cho thư ký trực thi tại phòng Hội đồng ngay sau mỗi buổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài kèm theo bản theo dõi TS và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có). Tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất mát bài thi. Khi bàn giao bài thi phải có ký giao nhận vào sổ bàn giao giữa bên giao và bên nhận.

3. Giám thị 3 phòng thi

Giám thị 3 phòng thi thường xuyên giám sát việc thực hiện quy chế thi của GTCT và TS; kiểm tra nhắc nhở GTCT thu giữ các tài liệu và phương tiện kỹ thuật do TS mang trái phép vào phòng thi; lập biên bản xử lý kỷ luật đối với cán bộ coi thi và thí sinh vi phạm quy chế. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có tình huống bất thường, cần báo ngay cho cán bộ lãnh đạo trực buổi thi biết để xử lí; thực hiện một số công việc cần thiết phục vụ nhiệm vụ coi thi do Lãnh đạo Hội đồng coi thi phân công.

4. Thư ký HĐ thi

Thư ký HĐ thi có trách nhiệm điểm danh GTCT, TS dự thi theo từng buổi thi; giao nhận đề thi theo buổi thi, giao nhận bài làm của thí sinh cho hội đồng chấm thi. Trong suốt buổi thi, thư ký giám sát tình hình và ghi biên bản diễn biến của buổi thi một cách trung thực, cuối buổi thi trình lãnh đạo phụ trách buổi thi bổ sung biên bản (nếu có) và ký, ghi rõ họ tên.

5. Phó chủ tịch HĐ coi thi

Phó chủ tịch HĐ coi thi phụ trách buổi thi điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của Hội đồng trong suốt buổi thi: quy định phương án đánh số báo danh cho thí sinh, phân công giám thị coi thi, giám thị 3, giao đề thi và nhận bài thi sau khi được thư ký kiểm tra, xử lý các vấn đề xảy ra theo đúng Quy chế, phạm vi mình phụ trách.

Phó chủ tịch HĐ coi thi có trách nhiệm báo cáo cho chủ tịch HĐ coi thi để xử lý những vấn đề ngoài phạm vi phụ trách.

6. Cán bộ y tế

Cán bộ Y tế (CBYT) có mặt thường xuyên trong suốt buổi thi tại phòng Y tế của trường để xử lý các trường hợp thí sinh, giám thi coi thi… đau ốm. Khi được thông báo có TS, GTCT…đau ốm bất thường trong lúc đang thi, CBYT phải đến ngay để kịp thời điều trị hoặc cho đi cấp cứu khi cần thiết. CBYT không được vào phòng thi khi thí sinh đang làm bài nếu không được lãnh đạo trực buổi thi cho phép. Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành động vi phạm quy chế.

Điều 4. Quy trình làm việc trong buổi thi:

a. Lãnh đạo HĐ thi: Có mặt trước giờ thi 15 phút, quy định phương án đánh SBD, phân công GTCT, GT 3, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành tổ chức thi trong suốt buổi thi, phân công thu bài thi theo qui định (kiểm tra đủ số bài, số tờ, niêm phong túi đựng bài thi).

b. Thư ký coi thi: Có mặt tại văn phòng trước giờ thi 15 phút, điểm danh GTCT, giao nộp đề thi; giao hồ sơ phòng thi cho GTCT, ghi biên bản diễn biến buổi thi, cuối buổi thi thu nhận bài thi, trình Sổ theo dõi thi cho lãnh đạo trực thi nhận xét bổ sung và ký.

c. Giám thị coi thi (GTCT): có mặt tại văn phòng trước giờ thi 10 phút để nhận hồ sơ phòng thi, đề thi. Có mặt tại phòng thi trước 15 phút để thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 điều 3 của quy chế này. Cuối buổi thi, GTCT giao nộp bài thi, hồ sơ thi cho thư ký tại văn phòng.

d. Giám thi 3: Làm công tác giám sát theo quy định.

e. Cán bộ y tế:

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

* Lưu ý:

Cán bộ coi thi theo lịch đã phân công, nếu vì lý do chính đáng không thể coi thi được thì cần phải báo ngay cho lãnh đạo hội đồng thi biết trước 01ngày để bố trí thay người, đồng thời để kịp thời điều chỉnh trong sự phân công GTCT.

Trường hợp đột xuất có lý do chính đáng thì GTCT phải báo trực tiếp cho lãnh đạo trực buổi thi biết để huy động giáo viên thay kịp thời.

B. CÔNG TÁC CHẤM THI

Điều 5. Quy định về trách nhiệm của giám khảo chấm thi.

1. Chấm thi tập trung tại trường.

2. Giám khảo chấm thi phải chấm bài thi theo đúng thang điểm và đáp án chính thức đã được SGD và PGD cung cấp hoặc tổ chuyên môn phê duyệt (đối với các môn trường ra đề).

3. Điểm chấm thi theo thang điểm 10. Làm tròn điểm theo qui định.

4. Huỷ kết quả những bài thi viết vẽ nội dung không liên quan đến bài thi.

5. Bài thi phải có nhận xét của giám khảo

6. Bài thi phải được tập trung về văn phòng trường (sau khi phát và chữa bài thi theo quy định) được lưu giữ theo quy định

C. TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH TRONG KHI THI

Điều 6. Trách nhiệm của thí sinh trong khi thi:

1. TS có mặt tại phòng thi theo đúng thời gian quy định (nếu đến chậm quá 15 phút sau khi đã phát đề thi không được dự thi), nghe điểm danh, nhận vị trí thi và nghe phổ biến quy chế thi. Nếu thấy có nhầm lẫn hoặc có sai sót về ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh… thì phải báo ngay cho GTCT biết để xử lý.

2. Khi vào phòng thi, TS phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

- Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản

- Không được mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng bị cấm như: giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác.

- Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh vào tờ giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu GTCT ký, ghi rõ họ tên vào giấy thi.

- Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xoá. Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của TS khác, không được trao đổi bàn bạc, trao đổi tài liệu hoặc quay cóp khi làm bài. Nếu cần hỏi GTCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để GTCT xử lý.

- Khi hết giờ làm bài phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, TS phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký vào bản danh sách theo dõi TS. TS chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm cho GTCT. Trường hợp ốm đau cấp cứu do lãnh đạo phụ trách buổi thi quyết định.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

A. XỬ LÝ VI PHẠM GIÁM THỊ COI THI, CHẤM THI:

Điều 7. Giám thị coi thi và các thành viên khác trong HĐ coi thi, chấm thi nếu vi phạm quy chế đều xử lý kỷ luật theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT.

- Hình thức khiển trách: đối với những người phạm lỗi một lần một trong các lỗi sau: đi muộn; làm việc riêng; ra khỏi phòng thi trong giờ thi; mang điện thoại di động trong khi làm nhiệm vụ...(những lỗi trên được thể hiện trong sổ theo dõi trực thi do Lãnh đạo HĐ, giám thị 3, thư ký, xác nhận hoặc thể hiện bằng biên bản...), chấm trả điểm bài thi muộn (thể hiện qua sổ theo dõi nộp điểm tại văn phòng có ký xác nhận của GV làm điểm).

- Hình thức cảnh cáo: đối với những người đã bị khiển trách một lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm một trong các lỗi trên hoặc đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau:

+ Vắng coi thi không có lý do chính đáng.

+ Để cho thí sinh (TS) tự do quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm…tại phòng thi, bị giám thị 3 phòng thi hoặc cán bộ thanh tra phát hiện và lập biên bản.

+ Lấy bài của TS làm được giao cho TS khác.

+ Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm TS.

+ Chấm thi hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót,.

(những lỗi trên được thể hiện trong sổ theo dõi trực thi do Lãnh đạo HĐ, giám thị 3, thư ký, xác nhận hoặc thể hiện bằng biên bản lập trong quá trình coi thi, chấm thi)

- Những người đã bị cảnh cáo hay khiển trách đều không được xét danh hiệu thi đua cuối năm.

- Những tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng có giáo viên của tổ mình vi phạm quy chế không được xét danh hiệu thi đua cao cuối năm.

B. XỬ LÝ THÍ SINH VI PHẠM QUY CHẾ

Điều 8. Thí sinh vi phạm quy chế bị lập biên bản, tuỳ mức độ nặng nhẹ xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

1. Hình thức khiển trách: đối với những TS phạm lỗi một lần một trong các lỗi sau: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do GTCT quyết định tại biên bản được lập). TS bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 10% số điểm thi môn đó.

2. Hình thức cảnh cáo: đối với các TS vi phạm một trong các lỗi sau:

a. Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

b. Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn.

c. Chép bài của người khác.

Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng mình bị quay cóp thì có thể xem xét giảm từ mức cảnh cáo xuống mức khiển trách. Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 30% số điểm thi của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do GTCT lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.

3. Đình chỉ thi: đối với các TS vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a. Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

b. Khi vào phòng thi mang theo tài liệu; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác.

c. Đưa đề thi ra ngoài hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi.

d. Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi.

e. Có hành động gây gổ, đe dọa giám thi có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa các TS khác.

Hình thức đình chỉ thi do GTCT lập biên bản, thu tang vật và do lãnh đạo buổi thi quyết định.

TS bị đình chỉ thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của lãnh đạo phụ trách buổi thi; phải nộp bài làm và đề thi cho GTCT và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó.

4. Đối với các lỗi vi phạm khác: tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, lãnh đạo buổi thi xử lý kỷ luật theo các hình thức quy định trên đây.

C. KHEN THƯỞNG

Điều 9. Những cán bộ - giáo viên có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ coi thi, chấm thi được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị xét thi đua cuối năm.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị

1. Ban Giám hiệu

Trước mỗi kỳ thi học kỳ, BGH có trách nhiệm quán triệt đầy đủ quy chế tổ chức thi, đánh giá học sinh theo đúng quy chế. Chỉ đạo thành lập Hội đồng thi học kỳ, tạo điều kiện cho CB-GV tham gia coi thi,chấm thi, tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thi, đánh giá nghiêm túc đúng qui chế, chỉ đạo thi theo quy định. BGH có trắch nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở và xử lý vi phạm theo quy định.

2. Các Giáo viên coi thi và chấm thi:

Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm tham mưu kịp thời, thực hiện các thủ tục, văn bản có liên quan đến kỳ thi và tổ chức thực hiện theo kế hoạch, theo các điều khoản ghi trong Quy chế, tạo điều kiện phục vụ kỳ thi nghiêm túc.

3. Các tổ bộ môn

Các tổ trưởng CM, VP có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung, điều khoản trong Quy chế có liên quan, đôn đốc nhắc nhở CB-GV trong tổ thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ được phân công và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia kỳ thi nghiêm túc. Đảm bảo tiến độ chấm bài, lên điểm, cộng điểm từng học kỳ và cả năm đúng quy định.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Quy chế này được thông qua và áp dụng thực hiện từ kỳ thi HK I năm học 2017 - 2018.

Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh quy chế hoặc có các văn bản hướng dẫn của Phòng GD thì được rà soát bổ sung hàng năm, Quy chế này sẽ được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, mọi sự thay đổi được ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng quyết định thực hiện./.

HIỆU TRƯỞNG

...........................................

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc các mẫu Quy chế thi, coi thi, chấm thi học kì 2. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 9.003
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Phạm Anh Tuấn
    Phạm Anh Tuấn

    Add ơi cho em hỏi là nếu mang vào phòng thi 2 cây bút mà 1 cây xài lâu rồi nên màu mực của nó khác với cây bút mới.mà lỡ cầm nhầm bút viết lên đề , làm đề có hai màu mực thì có vị phạm ko 

    Thích Phản hồi 09/05/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Em báo lại cho giám thị phòng thi nắm được tình trạng này trước nhé. Còn 2 màu thi nếu không phải quá khác biệt như xanh với đen thì vẫn vẫn có thể không sao nhé.

      Thích Phản hồi 10/05/23
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm