Mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình 2024

Tải về

Mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình 2024 là mẫu được sử dụng phổ biến tại các trường học nhằm đánh giá bài thuyết trình của học sinh. Dưới đây là mẫu chấm điểm thuyết trình mới nhất, mời các bạn tham khảo và tải về.

Để có thể chấm điểm, nhận xét các bài thuyết trình một cách công tâm nhất, ta cần có những tiêu chí nhất định để học sinh dễ dõi theo. Hoatieu xin chia sẻ các tiêu chí chấm thuyết trình dưới dạng bảng cho các bạn dễ tham khảo.

Phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình là mẫu được lập ra để nhận xét, đánh giá và cho điểm cho bài thuyết trình. Mẫu gồm các thông tin: Tên nhóm thuyết trình, đề tài, các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình....

1. Mẫu phiếu chấm điểm thuyết trình 2024

Nội dung mẫu phiếu chấm điểm thuyết trình theo nhóm mời các bạn học sinh, sinh viên và giáo viên cùng tham khảo tại đây.

Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu đơn trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Mẫu đánh giá thuyết trình, tiểu luận môn học theo nhóm

Học kỳ: ....... Năm học:..............

Môn học:...................................

Mã môn học:.............................

Giáo viên: ................................

Sinh viên: .................................... MSSV ...............
Sinh viên: .................................... MSSV ...............
Sinh viên: .................................... MSSV ...............
Sinh viên: .................................... MSSV ...............
Sinh viên: .................................... MSSV ...............
Sinh viên: .................................... MSSV ...............

STT

Tiêu chí

Đánh giá

Điểm

Cơ bản (1)

Thực tập (2)

Thành thạo (3)

Xuất sắc (4)

1

Trình bày

Sự thu hút người nghe

Không thu hút người nghe

Biểu hiện người trình bày: mắt không dõi theo nội dung trình bày, tay và cơ thể không chuyển động

Ít thu hút người nghe

Biểu hiện người trình bày: mắt dõi một vài ánh mắt khán giả, tay và cơ thể không chuyển động

Thu hút người nghe

Biểu hiện người trình bày: mắt dõi theo một số ánh mắt khán giả, tay thường chuyển động, cơ thể có đôi chút di chuyển

Thu hút hầu hết người nghe

Biểu hiện người trình bày: mắt dõi theo rất nhiều ánh mắt khán giả, tay nhấn mạnh vấn đề, người trình bày di chuyển xung quanh khi trình bày

1/10

Trình bày, phát âm rõ ràng

Người trình bày nói nhỏ, không tập trung vào phát âm

Người trình bày phát âm không rõ ràng, khó theo dõi

Người trình bày nói rõ ràng, nhưng quá nhanh, khó theo dõi

Người trình bày nói rõ ràng và chậm, dễ theo dõi

1/10

2

Nội dung báo cáo

Phân bố bố cục

Bố cục lộn xộn, không theo trình tự

Bố cục khó theo dõi, trình tự không có logic, rời rạc, không có liên kết giữa các phần trình bày

Trình tự trình bày giúp người nghe dễ theo dõi

Trình bày sử dụng hiệu ứng hình ảnh nhằm nổi bật bố cục trình bày, nhấn mạnh những thông tin quan trọng

1/10

Nội dung trình bày

Nội dung cốt lõi ít thông tin, chưa xác định rõ ràng chủ đề báo cáo

Nội dung cố lõi chưađầy đủ thông tin về chủ đề báo cáo

Nội dung cung cấp đầy đủ thông tin nhưng chưa nhấn mạnh và giải thích những điểm cốt lõi về chủ đề báo cáo cho người nghe dễ theo dõi

Nội dung cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật về chủ đề báo cáo, nhấn mạnh, giải thích và đơn giản hóa vấn đề cốt lõi giúp người xem dễ hiểu và nắm bắt vấn đề cốt lõi

2/10

Hiệu quả hiệu ứng

Nội dung slide toàn bộ là chữ hoặc toàn bộ là hình ảnh

Slide không cân đối, không thu hút người nghe

Nội dung slide có quá ít hình ảnh minh họa hoặc quá nhiều hình ảnh lấn át phần chữ nội dung

Slide bố trí kích thước và màu sắc chữ chưa rõ ràng

Nội dung slide cân bằng giữa chữ và hình ảnh minh họa

Slide bố trí kích thước và màu sắc chữ rõ ràng dễ theo dõi

Hình ảnh được lựa chọn nhằm nhấn mạnh nổi bật nội dung hoặc thêm hình ảnh động để trình bày

Slide bố trí kích thước và màu sắc chữ, khoa học, rõ ràng dễ theo dõi, dễ thu hút người nghe

1/10

3

Làm việc nhóm

Sự tham gia của nhóm

Dưới 30% số thành viên trong nhóm tham gia thuyết trình

Từ 30-50% số thành viên tham gia thuyết trình

Từ 50-80% số thành viên tham gia thuyết trình

Trên 80% số thành viên tham gia thuyết trình

1/10

Chất lượng nhóm

Dưới 30% số thành viên trong nhóm trình bày rõ ràng và dễ hiểu

Từ 30-50% số thành viên trong nhóm trình bày rõ ràng và dễ hiểu

Từ 50-80% số thành viên trong nhóm trình bày rõ ràng và dễ hiểu

Trên 80% số thành viên trong nhóm trình bày rõ ràng và dễ hiểu

1/10

4

Khả năng tương tác

Khả năng hiểu lĩnh hội từ nội dung trình bày

Không trả lời hoặc trả rất ít câu hỏi

Trả lời dưới 20% được câu hỏi

Trả lời được một vài câu hỏi

Trả lời từ 20-50% câu hỏi

Trả lời được phần lớn câu hỏi

Trả lời từ 50-80% câu hỏi

Trả lời được hầu hết hỏi

Trả lời trên 80% câu hỏi

1/10

Khả năng lĩnh hội nội dung trình bày của nhóm khác

Không tham gia đặt câu hỏi với nhóm trình bày khác

Tham gia đặt câu hỏi với nhóm khác 1-2 câu

Tham gia đặt câu hỏi với nhóm khác 3-4 câu

Tham gia đặt câu hỏi với nhóm khác 5-6 câu

1/10

Tổng cộng

/10

Ngày ... tháng ... năm 20....

Chữ ký giáo viên

2. Mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình 2024

Với mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình đơn giản do Hoa Tiêu tổng hợp, các bạn có thể tải về MIỄN PHÍ file Word, PDF theo đường liên kết trong bài viết, sau đó in ra để trực tiếp sử dụng đánh giá trong buổi thuyết trình hoặc đánh máy, chỉnh sửa các thông tin cần thiết trên trang mẫu phía dưới đây.

Mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM THUYẾT TRÌNH

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Nhóm thuyết trình: ............................................................................................................

2. Nhóm chấm điểm: .............................................................................................................

3. Đề tài thuyết trình: .............................................................................................................

4. Thời điểm thuyết trình: Tiết........... ngày........... tháng.......... năm.............

5. Thời gian nộp bài cho giáo viên: .......................................................................................

6. Tổng thời gian thuyết trình cho phép: ...............................................................................

II. PHẦN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM:

Tiêu chí

Mô tả tiêu chí

Điểm

1 CĐ

2 TB

3 K

4 T

5 XS

TC

Nội dung thuyết trình

1. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng (giới thiệu, các nội dung chính, kết luận vấn đề)

…/40

2. Bảo đảm đầy đủ những kiến thức cơ bản về vấn đề cần trình bày

3. Thông tin đưa ra chính xác, khoa học

4. Trình bày trọng tâm, làm nổi bật vấn đề, không lan man

5. Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng ngoài SGK

6. Biết chọn lọc nội dung làm điểm nhấn trong bài thuyết trình

7. Cập nhật các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan đến vấn đề

8. Trả lời tốt những câu hỏi thảo luận thêm (do giáo viên hoặc các học sinh khác đặt ra)

Hình thức thuyết trình

9. Có sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ bài trình chiếu (powerpoint, prezi hoặc tranh ảnh, sơ đồ…)

…/20

10. Các công cụ hỗ trợ có hình thức tốt (hình ảnh sắc nét, kích thước không quá nhỏ, cỡ chữ trình chiếu hợp lý, dễ nhìn, phông nền làm nổi bật chữ viết…)

11. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp nội dung thuyết trình (hình ảnh phù hợp nội dung, các sơ đồ bảng biểu thiết kế hợp lý…)

12. Có sự sáng tạo, ấn tượng trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ

Phong cách thuyết trình

13. Phong thái tự tin (đứng thẳng, nét mặt vui tươi), có sử dụng ngôn ngữ cơ thể (tay chỉ, giao lưu bằng ánh mắt với người nghe…)

…/20

14. Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, ề à hoặc có những từ ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là…)

15. Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những điểm quan trọng

16. Giọng nói truyền cảm, lên xuống giọng hợp lý

Thời gian thuyết trình

17. Nộp bài thuyết trình cho giáo viên trước thời điểm thuyết trình ít nhất 01 ngày

…/10

18. Thời gian thuyết trình vừa đủ, không vi phạm thời gian /10 tối thiểu hoặc tối đa cho phép

Hợp tác nhóm

19. Có sự phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên trong nhóm

…/10

20. Có sự hỗ trợ, kết hợp giữa các thành viên khi lên thuyết trình

Tổng cộng: ……….. /100 điểm

3. Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình mới nhất 2024

Các bạn có thể sử dụng mẫu bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình mới nhất do Hoa Tiêu cung cấp để giúp đánh giá bài thuyết trình một cách có hiệu quả và kỹ lưỡng. Bảng đánh giá sẽ chia ra các tiêu chí vô cùng cụ thể với từng mức điểm khác sau, bạn có thể chỉnh sửa các nội dung này trong mẫu dưới đây để phù hợp với mục đích của mình.

Mời các bạn cùng tham khảo và tải về mẫu bảng đánh giá chuẩn để sử dụng tại đây.

Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình

Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình thực tập nhận thức

(Mỗi Giảng viên 01 bảng dùng làm tiêu chí đánh giá phần thuyết trình của sinh viên và cho điểm vào file điểm đính kèm)

Nội dung đánh giá

Tiêu chí đánh giá

Điểm

1. CHUẨN BỊ

Chuẩn bị (10 điểm)

Đồng phục chỉnh tề ( quần tây/váy + áo sơ mi trắng + giày tây), có

mặt 15 phút trước khi thuyết trình

5

Bài thuyết trình được chuẩn bị sẵn sàng (không xảy ra sự cố kỹ

thuật), có luyện tập thuyết trình trước

2.5

Chuẩn bị bàn ghế chu đáo cho hội động chấm thực tập

2.5

2. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

Cấu trúc bài thuyết trình

(5 điểm)

Bài thuyết trình được sắp xếp logic, rõ ràng, dễ theo dõi. Thiết kế, trình bày bài thuyết trình sinh động và thu hút người nghe (sử dụng

công cụ trực quan, công nghệ khi thiết kế powerpoint)

2.5

Không có lỗi chính tả, ngữ pháp và quá nhiều chữ trong slide thuyết trình

2.5

Nội dung thuyết trình (viết tóm gọn với các đề mục chính)

(45 điểm)

Giới thiệu cụ thể mục đích và mục tiêu của kỳ TTNT

5

Cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp ( lịch sử phát triển, lĩnh

vực kinh doanh, dịch vụ cung cấp, bộ máy tổ chức)

5

Giới thiệu bộ phận thực tập rõ ràng

5

Cung cấp thông tin về công việc thực tập ( có hình ảnh minh họa)

5

Trình bày rõ ràng về nhiệm vụ và những vấn đề nhận thức được trong

quá trình thực tập

10

Đưa ra đề xuất, nhận xét, đánh giá hợp lý và thuyết phục về nhiệm vụ

được phân công trong doanh nghiệp thực tập

5

Trình bày vấn đề trở ngại, thuận lợi và kinh nghiệm đạt được trong

quá trình thực tập

5

Đưa ra kết luận và định hướng nghề nghiệp rõ ràng

5

3. TRẢ LỜI CÂU HỎI & KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Kỹ năng thuyết Trình (20 điểm)

Phong thái tự tin, chuyên nghiệp, nhiệt huyết trình bày nội dung đề

tài

5

Thuyết trình một cách suôn sẻ, mạch lạc, luôn tương tác với người

nghe

5

Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể và âm lượng phù hợp

5

Trình bày bài thuyết trình theo đúng thời gian quy định

5

Trả lời câu hỏi (20 điểm)

Câu trả lời trôi chảy, logic và rõ ràng, thể hiện rõ được sự hiểu biết

sâu sắc về đề tài

10

Câu trả lời cung cấp nhiều thông tin chính xác, hợp lý và đưa ra được

những dẫn chứng, ví dụ cụ thể

10

Tổng điểm (100 điểm)

100

/100

Giảng viên
(Ký tên)

4. Các tiêu chí chấm điểm thuyết trình

Tiêu chí chấm điểm thuyết trình là bộ tiêu chuẩn giúp đánh giá chất lượng một bài thuyết trình, từ đó giúp người trình bày cải thiện và nhận được những phản hồi khách quan.

Thông thường các tiêu chí chấm điểm thuyết trình sẽ dựa trên 4 tiêu chí cơ bản gồm:

  • Hình thức
  • Nội dung
  • Phong cách thuyết trình (trình bày)
  • Thời gian của bài thuyết trình

Ngoài ra còn có thể có thêm các tiêu chí khác như: Tính thuyết phục, tính độc đáo, giá trị thực tiễn,...

Tùy theo quy định cụ thể của từng môn học, cuộc thi, trường học,... mà thang điểm đánh giá và chấm bài thuyết trình sẽ khác nhau. Tuy nhiên hai hình thức chấm điểm thông dụng hay được sử dụng nhất là thang điểm 10 hoặc thang điểm 100. Dưới đây là 1 vài tiêu chí chấm điểm được Hoa Tiêu tổng hợp, mời các bạn cùng tham khảo để ứng dụng vào quá trình chấm điểm thuyết trình của mình nhé.

Tiêu chí chấm điểm thuyết trình (Thang điểm 10)

PhầnTiêu chí đánh giá
1/ Hình thức (2đ)

- Rõ ràng, dễ hiểu

- Đẹp, sinh động

2/ Nội dung (5đ)

- Đủ nội dung theo yêu cầu

- Phù hợp với chủ đề và sự phát triển của kỹ thuật

- Đảm bảo tính chính xác, có ghi chú nguồn của thông tin

3/ Trình bày (2đ)

- Rõ ràng, mạch lạc

- Giải đáp được các thắc mắc cơ bản có liên quan đến nội dung trình bày

4/ Thời gian (1đ)

- Không vượt quá thời gian cho phép:

* Nếu vượt quá 3 - 5 phút: 0.5 điểm; vượt quá 5 phút: 0 điểm.

Tiêu chí chấm điểm thuyết trình (Thang điểm 100)

PhầnTiêu chí đánh giá

Nội dung

(50 điểm)

- Bài thuyết trình có bố cục rõ rang (giới thiệu các nôi dung chính, kết luận vấn đề)

- Bảo đảm đầy đủ những kiến thức cơ bản về vấn đề cần trình bày

- Thông tin đưa ra chính xác, có dẫn chứng nguồn

- Trình bày trọng tâm, làm nổi bật vấn đề, không lan man

- Biết chọn lọc nội dung làm điểm nhấn trong bài thuyết trình

- Liên hệ thực tế với các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan đến vấn đề.

- Ngữ pháp chính và cấu trúc bài viết mạch lạc, chính xác

Hình thức

(20 điểm)

- Có sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ bài trình chiếu (powerpoint,
prezi hoặc tranh ảnh, sơ đồ…)

- Các công cụ hỗ trợ có hình thức tốt (hình ảnh sắc nét, kích thước không quá nhỏ, cỡ chữ trình chiếu hợp lý, dễ nhìn, phông nền làm nổi bật chữ viết…)

- Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp nội dung thuyết trình (hình ảnh phù hợp nội dung, các sơ đồ bảng biểu thiết kế hợp lý…)

- Có sự sáng tạo, ấn tượng trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ

Phong cách thuyết trình

(20 điểm)

- Phong thái tự tin (đứng thẳng, nét mặt vui tươi), có sử dụng ngôn ngữ cơ thể (tay chỉ, giao lưu bằng ánh mắt với người nghe…)

- Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, ề à hoặc có những từ ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là…)

- Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những điểm quan trọng

Thời gian thuyết trình

(10 điểm)

- Thời gian thuyết trình vừa đủ, không ít hoặc nhiều hơn thời gian cho phép.

- Có sự phân chia hợp lý giữa các thành viên trong nhóm

5. Bảng Rubric đánh giá năng lực thuyết trình

Rubric là một công cụ đánh giá/chấm điểm, được xây dựng bởi giáo viên (có thể có sự tham gia của sinh viên) để hỗ trợ việc đánh giá chi tiết một sản phẩm hoặc một hoạt động học tập. Như vậy, Rubric là một công cụ đánh giá chỉ rõ các tiêu chí đạt được trên tất cả các nhiệm vụ của sinh viên, từ nhiệm vụ bằng văn bản đến nhiệm vụ bằng miệng và nhiệm vụ trực quan. Nó có thể được sử dụng để chấm điểm đối với bài tập, sự tham gia lớp học hoặc điểm tổng kết.

Rubric rất cần thiết trong đánh giá học tập, việc giáo viên sử dụng rubric là một biểu hiện của tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm.

Bảng Rubric đánh giá năng lực thuyết trình cá nhân và nhóm, cách làm việc nhóm của người học. Thông thường, khi kẻ bảng rubric để đánh giá năng lực thuyết trình của học sinh, sinh viên, giáo viên sẽ thiết kế bảng gồm những nội dung chính như:

  • Tiêu chí: cấu trúc bài slide thiết kế, kỹ năng trình bày của người học, tương tác cử chỉ với người nghe, việc quản lý thời gian thuyết trình theo yêu cầu, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, sự phối hợp trong nhóm.
  • Nhận xét cụ thể của giáo viên.
  • Tỷ lệ điểm trên thang tỷ trọng 100%.
  • Số điểm từng phần người học nhận được, thể hiện rõ năng lực tốt, năng lực khá, năng lực trung bình và yếu.

Chi tiết mẫu bảng Rubric đánh giá năng lực thuyết trình như sau:

Bảng Rubric đánh giá năng lực thuyết trình sinh viên

TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ
Năng lực tốt
(4 điểm)
Năng lực khá
(3 điểm)
Năng lực trung bình
(2 điểm)
Năng lực yếu
(1 điểm)
Điểm

Tổ chức bài thuyết trình

- Bài thuyết trình có cấu trúc 3
phần rõ ràng, hợp lí: mở đầu,
nội dung và kết luận.
- Phân chia thời gian hợp lý cho
từng phần của bài thuyết trình

- Bài thuyết trình có cấu trúc 3
phần rõ ràng: mở đầu, nội dung
và kết luận.
- Phân chia thời gian khá hợp lí
từng phần của bài thuyết trình.

- Bài thuyết trình chưa có cấu
trúc rõ ràng 3 phần: mở đầu,
nội dung và kết luận.
- Phân chia thời gian cho từng
phần của bài thuyết trình chưa rõ ràng, chưa hợp lí.
- Bài thuyết trình thiếu hoặc không có cấu trúc 3 phần: mở đầu/nội dung/kết luận.
- Không phân chia thời gian cho từng phần của bài thuyết trình

Nội dung
thuyết trình

- Nội dung thuyết trình phù hợp
với mục tiêu của bài thuyết trình.
- Nội dung thuyết trình chính xác, rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu.
- Nội dung thuyết trình được giải thích/phân tích/chứng minh chính xác, có minh chứng tài liệu.
- Nội dung thuyết trình phù hợp
với người nghe.

- Có 2/3 nội dung thuyết trình phù hợp với mục tiêu của bài thuyết trình.
- Có 2/3 nội dung thuyết trình chính xác, rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu.
- Có 2/3 nội dung thuyết trình được giải thích/phân tích/chứng minh chính xác, có minh chứng
tài liệu.
- Nội dung thuyết trình phù hợp
với người nghe.
- Chỉ có 1/2 nội dung thuyết
trình phù hợp với mục tiêu của
bài thuyết trình.
- Chỉ có 1/2 nội dung thuyết
trình chính xác, rõ ràng, đầy đủ
theo yêu cầu.
- Chỉ giải thích/phân tích/chứng
minh chính xác 1/2 nội dung
thuyết trình và không có minh
chứng tài liệu.
- Nội dung thuyết trình chưa phù hợp với người nghe (quá phức tạp hoặc quá đơn giản).
- Chỉ có một phần nội dung thuyết
trình phù hợp với mục tiêu của
bài thuyết trình.
- Chỉ có một phần nội dung thuyết
trình chính xác, rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu.
- Chỉgiải thích/phân tích/chứng minh chính xác một phần nội dung thuyết trình và không có minh chứng tài liệu.
- Nội dung thuyết trình chưa phù
hợp với người nghe (quá phức
tạp hoặc quá đơn giản)
Ngữ pháp
và văn phạm
Sinh viên diễn đạt các nội dung có
sự hoàn chỉnh về cấu trúc câu,
đúng ngữ pháp và dễ hiểu.
Sinh viên diễn đạt phần lớn nội dung có sự hoàn chỉnh về cấu trúc câu và đúng ngữ pháp.Sinh viên chỉ diễn đạt một phần hai nội dung hoàn chỉnh về cấu trúc câu và đúng ngữ pháp.Sinh viên diễn đạt phần lớn nội dung
chưa có sự hoàn chỉnh về cấu trúc
câu và sai ngữ pháp.
Ngôn ngữ
có lời
- Sinh viên sử dụng ngôn ngữ
rõ ràng, logic, truyển cảm và
phổ thông.
- Cường độ, tốc độ và nhịp độ
thuyết trình linh hoạt, có điểm
nhấn, phù hợp với không gian,
thời gian và đặc điểm người
nghe.
- Sinh viên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, logic, truyển cảm và phổ thông.
- Cường độ, tốc độ và nhịp độ
thuyết trình phù hợp với không
gian, thời gian và đặc điểm người nghe, song chưa linh hoạt.
- Sinh viên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chưa logic và chưa truyền cảm.
- Cường độ, tốc độ và nhịp độ
thuyết trình chưa phù hợp với không gian, thời gian và đặc
điểm người nghe:
+ Thuyết trình lúc to hoặc
nhỏ.
+ Thuyết trình thường xuyên
đều đều, đơn điệu.
+ Không nhấn mạnh các nội
dung quan trọng.
- Sinh viên sử dụng ngôn ngữ
không rõ ràng, thiếu logic.
- Cường độ, tốc độ và nhịp độ
thuyết trình hoàn toàn không phù
hợp với không gian, thời gian và
đặc điểm người nghe:
+ Thuyết trình quá to hoặc quá nhỏ.
+ Thuyết trình luôn đều đều,
đơn điệu.
+ Không nhấn mạnh các nội
dung quan trọng.
Ngôn ngữ
cơ thể

- Sinh viên luôn giao tiếp bằng
mắt với khán giả.
- Sinh viên luôn có tư thế, tác phong, cử chỉ, và sự di chuyển phù hợp khi thuyết trình.

- Sinh viên luôn biểu hiện cảm
xúc qua ánh mắt/nụ cười/nét
mặt phù hợp với nội dung thuyết trình.

- Sinh viên thường giao tiếp bằng mắt với khán giả.
- Sinh viên thường có tư thế, tác phong, cử chỉ, và sự di chuyển phù hợp khi thuyết trình.

- Sinh viên biểu hiện cảm xúc
qua ánh mắt/ nụ cười/nét mặt
khi thuyết trình.

- Sinh viên thỉnh thoảng không
giao tiếp bằng mắt với khán
giả.
- Sinh viên thỉnh thoảng có tư
thế, tác phong, cử chỉ, và sự di chuyển chưa phù hợp khi
thuyết trình: đút tay túi quần/
chỉ tay vào mặt khán giả khi
mời nêu câu hỏi/ngắt lời khan
giả đột ngột/di chuyển quá
nhiều.
- Sinh viên hiếm khi biểu hiện
cảm xúc qua ánh mắt/ nụ
cười/nét mặt khi thuyết trình.

- Sinh viên đọc bài thuyết trình và
không giao tiếp bằng mắt với
khán giả.
- Sinh viên luôn đứng/ngồi một
chỗ khi thuyết trình.

- Sinh viên không biểu hiện cảm
xúc qua ánh mắt/nụ cười/nét mặt khi thuyết trình.

Tương tác
với người nghe
- Sinh viên tự tin, thoải mái khi
thuyết trình.
- Sinh viên luôn sẵn sàng trình
bày, giải thích và trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng,
logic.
- Sinh viên luôn thu hút, lôi cuốn sự chú ý của khán giả trong suốt bài thuyết trình.
- Sinh viên luôn tạo được không khí vui vẻ, thể hiện sự tôn trọng và hợp tác với khán giả.
- Sinh viên tự tin, thoải mái khi
thuyết trình.
- Sinh viên trình bày, giải thích và
trả lời phần lớn các câu hỏi một
cách rõ ràng.
- Sinh viên thu hút, lôi cuốn sự
chú ý của phần lớn khán giả
trong suốt bài thuyết trình.
- Sinh viên tạo được không khí
vui vẻ, thể hiện sự tôn trọng và
hợp tác với khán giả.
- Sinh viên chưa tự tin, thoải mái
khi thuyết trình.
- Sinh viên trình bày, giải thích
và trả lời một phần hai các câu hỏi chưa rõ ràng.
- Sinh viên chỉ thu hút, lôi cuốn
sự chú ý của một phần hai khán giả trong suốt bài thuyết trình.
- Sinh viên tạo ra không khí trầm lắng và thiếu sự hợp tác với khán giả trong suốt một phần hai thời gian của bài thuyết trình.
Sinh viên không thoải mái, không tự tin khi thuyết trình.
- Sinh viên trình bày, giải thích và
trả lời phần lớn các câu hỏi
không rõ ràng, không đầy đủ.
- Sinh viên chưa thu hút, lôi cuốn
sự chú ý của phần lớn khán giả
trong suốt bài thuyết trình.
- Sinh viên không tạo được không
khí vui vẻ, hợp tác với khán giả
trong suốt bài thuyết trình.
Sử dụng
phương tiện
hỗ trợ (công nghệ thông tin; giấy A0; bảng)
Sinh viên sử dụng hiệu quả công
nghệ thông tin để tăng cường chất
lượng bài thuyết trình:
- Cỡ chữ, phông chữ phù hợp.
- Thông tin được đa dạng hoá
cao bằng phương tiện nghe/nhìn.
- Các nội dung chính được làm
nổi bật.
- Màu sắc tương phản giữa nền,
chữ và hình ảnh phù hợp.
- Hiệu ứng cho văn bản, hình
ảnh phù hợp.
Sinh viên sử dụng khá hiệu quả công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng bài thuyết trình:
- Cỡ chữ, phông chữ phù hợp.
- Thông tin được đa dạng hoá bằng phương tiện nghe/nhìn.
- Một số nội dung chính được
làm nổi bật.
- Một số nội dung có màu sắc tương phản giữa nền, chữ và hình ảnh chưa phù hợp.
- Một số nội dung và hình ảnh có
hiệu ứng chưa phù hợp.
Sinh viên sử dụng chưa hiệu quả công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng bài thuyết trình:
- Cỡ chữ nhỏ/lớn.
- Phông chữ chưa phù hợp.
- Thông tin ít được đa dạng hoá bằng phương tiện nghe/nhìn.
- Phần lớn dung chính chưa được làm nổi bật.
- Phần lớn dung có màu sắc
tương phản giữa nền, chữ và hình ảnh một số chưa phù hợp.
- Hiệu ứng cho văn bản và hình
ảnh phần lớn chưa phù hợp.
Sinh viên sử công nghệ thông tin không hiệu quả để nâng cao chất
lượng bài thuyết trình:
- Cỡ chữ quá nhỏ/quá lớn.
- Phông chữ chưa phù hợp.
- Có quá nhiều thông tin gây hiểu
sai/nhầm lẫn cho người nghe.
- Các thông tin không quan trọng
được làm nổi bật.
- Màu sắc tương phản giữa nền,
chữ và hình ảnh hoàn toàn chưa
phù hợp.
- Hiệu ứng cho văn bản, hình ảnh
hoàn toàn chưa phù hợp.
Toàn bộ nội dung thuyết trình được thiết kế bằng kiểu chữ, phông chữ, màu sắc và hình ảnh phù hợp trên giấy A0 hoặc bảng.Phần lớn nội dung thuyết trình được thiết kế bằng kiểu chữ, phông chữ, màu sắc và hình ảnh phù hợp trên giấy A0 hoặc bảngChỉ một phần hai nội dung thuyết trình được thiết kế bằng kiểu chữ,
phông chữ, màu sắc và hình ảnh
phù hợp trên giấy A0 hoặc bảng
Toàn bộ nội dung thuyết trình được
thiết kế bằng kiểu chữ, phông chữ,
màu sắc và hình ảnh không phù hợp trên giấy A0 hoặc bảng.

TỔNG ĐIỂM

ĐIỂM TRUNG BÌNH = Tổng điểm /4

Bảng Rubric đánh giá năng lực thuyết trình cá nhân

Tiêu chíTrọng số (%)

Tốt

8.5 - 10 điểm

Khá

6.5 - 8.4 điểm

Trung bình

4.0 - 6.4 điểm

Kém

0 - 3.9 điểm

Nội dung10Phong phú hơn yêu cầuĐầy đủ theo yêu cầuKhá đầy đủ, còn thiếu 1 nội dung quan trọngThiếu nhiều nội dung quan trọng
20Chính xác, khoa họcKhá chính xác, khoa học, còn vài sai sót nhỏTương đối chính xác, khoa học, còn 1 sai sót quan trọngThiếu chính xác, khoa học, nhiều sai sót quan trọng
Cấu trúc và tính trực quan10Cấu trúc bài và slides rất hợp lýCấu trúc bài và slides khá hợp lýCấu trúc bài và slides tương đối hợp lýCấu trúc bài và slides chưa hợp lý
10Rất trực quan và thẩm mỹKhá trực quan và thẩm mỹTương đối trực quan và thẩm mỹÍt/Không trực quan và thẩm mỹ
Kỹ năng trình bày20Dẫn dắt vấn đề và lập luận lôi cuốn, thuyết phụcTrình bày rõ ràng nhưng chưa lôi cuốn, lập luận khá thuyết phụcKhó theo dõi nhưng vẫn có thể hiểu được các nội dung quan trọngTrình bày không rõ ràng, người nghe không thể hiểu được các nội dung quan trọng
Tương tác cử chỉ10Tương tác bằng mắt và cử chỉ tốtTương tác bằng mắt và cử chỉ khá tốtCó tương tác bằng mắt, cử chỉ nhưng chưa tốtKhông tương tác bằng mắt và cử chỉ
Quản lý thời gian10Làm chủ thời gian và hoàn toàn linh hoạt điều chỉnh theo tình huốngHoàn thành đúng thời gian, thỉnh thoàng có linh hoạt điều chỉnh theo tình huống.Hoàn thành đúng thời gian, không linh hoạt theo tình huống.Quá giờ
Trả lời câu hỏi10Các câu hỏi đặt đúng đều được trả lời đầy đủ, rõ ràng, và thỏa đángTrả lời đúng đa số câu hỏi đặt đúng và nêu được định hướng phù hợp đối với những câu hỏi chưa trả lời đượcTrả lời đúng đa số câu hỏi đặt đúng nhưng chưa nêu được định hướng phù hợp đối với những câu hỏi chưa trả lời đượcKhông trả lời được đa số câu hỏi đặt đúng

Bảng Rubric đánh giá năng lực thuyết trình theo nhóm

Tiêu chí

Trọng số (%)

Tốt

8.5 – 10 điểm

Khá

6.5 – 8.4 điểm

Trung bình

4.0 – 6.4 điểm

Kém

0 – 3.9 điểm

Nội dung10Phong phú hơn yêu cầuĐầy đủ theo yêu cầuKhá đầy đủ, còn thiếu 1 nội dung quan trọngThiếu nhiều nội dung quan trọng
20Chính xác, khoa họcKhá chính xác, khoa học, còn vài sai sót nhỏTương đối chính xác, khoa học, còn 1 sai sót quan trọngThiếu chính xác, khoa học, nhiều sai sót quan trọng
Cấu trúc và tính trực quan10Cấu trúc bài và slides rất hợp lýCấu trúc bài và slides khá hợp lýCấu trúc bài và slides tương đối hợp lýCấu trúc bài và slides chưa hợp lý
10Rất trực quan và thẩm mỹKhá trực quan và thẩm mỹTương đối trực quan và thẩm mỹÍt/Không trực quan và thẩm mỹ
Kỹ năng trình bày10Tương tác bằng mắt và cử chỉ tốtTương tác bằng mắt và cử chỉ khá tốtCó tương tác bằng mắt, cử chỉ nhưng chưa tốtKhông tương tác bằng mắt và cử chỉ
Quản lý thời gian10Làm chủ thời gian và hoàn toàn linh hoạt điều chỉnh theo tình huốngHoàn thành đúng thời gian, thỉnh thoàng có linh hoạt điều chỉnh theo tình huống.Hoàn thành đúng thời gian, không linh hoạt theo tình huống.Quá giờ
Trả lời câu hỏi10Các câu hỏi đặt đúng đều được trả lời đầy đủ, rõ ràng, và thỏa đángTrả lời đúng đa số câu hỏi đặt đúng và nêu được định hướng phù hợp đối với những câu hỏi chưa trả lời đượcTrả lời đúng đa số câu hỏi đặt đúng nhưng chưa nêu được định hướng phù hợp đối với những câu hỏi chưa trả lời đượcKhông trả lời được đa số câu hỏi đặt đúng
Sự phối hợp trong nhóm10Nhóm phối hợp tốt, thực sự chia sẻ và hỗ trợ nhau trong khi báo cáo và trả lờiNhóm có phối hợp khi báo cáo và trả lời nhưng còn vài chỗ chưa đồng bộNhóm ít phối hợp trong khi báo cáo và trả lờiKhông thề hiện sự kết nối trong nhóm

7. Mục đích của bài thuyết trình

Không chỉ người làm thuyết trình, mà người chấm điểm thuyết trình cũng cần hiểu và giảng dạy cho học sinh về mục đích của những bài thuyết trình này để dễ định hướng và chấm điểm hơn.

Trong phân tích bài thuyết trình, việc nắm được mục đích của diễn giả là điều cốt yếu, vì nó có tác động đến bước đường bạn nghiên cứu nó.

  • Mục đích của diễn giả là gì? Là để giáo dục/định hướng? Để truyền cảm hứngtinh thần? Để thuyết phục? Để góp vui/giải trí?
  • Thông điệp cốt lõi được truyền tải là gì?
  • Tại sao diễn giả này lại thuyết trình đề tài này? Diễn giả này có phải là người thích hợp hay không?
  • Mục đích có được đạt đến hay không?

Trên đây là các tiêu chí chấm điểm, mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
10 59.246
Mẫu phiếu đánh giá, chấm điểm thuyết trình 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm