Mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2024

Mẫu phiếu tín nhiệm là Mẫu bỏ phiếu kín, được lập ra để lấy ý kiến, bỏ phiếu nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cán bộ công chức hoặc đại biểu Quốc hội. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin người cho ý kiến,...

Sau đây, HoaTieu.vn xin chia sẻ các Mẫu lấy phiếu tín nhiệm mới nhất năm 2024 bao gồm Mẫu phiếu tín nhiệm theo quy định 96 (Nghị quyết 96/2023/QH15), Mẫu bỏ phiếu kín, Mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ, Mẫu phiếu tín nhiệm cấp ủy Chi bộ, Mẫu phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, Mẫu phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại hiệu trưởng,... sử dụng trong công tác bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm năm 2024. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Mẫu phiếu tín nhiệm là gì?

Mẫu phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là mẫu phiếu được lập ra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Ngày 23/6/2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 96/2023/QH15 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 96/2023/QH15. Sau đây là các mẫu phiếu tín nhiệm đúng chuẩn mới nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.

II. Mẫu phiếu tín nhiệm theo quy định 96

1. Mẫu lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Mẫu phiếu tín nhiệm có hướng dẫn chi tiết
Mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất

Phụ lục 1: Phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

QUỐC HỘI KHÓA ...
KỲ HỌP THỨ ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Quốc hội)

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với .......(1)........

(Dùng cho việc lấy phiếu tín nhiệm)

STT

Họ và tên

Chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Mức độ tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

(2)

(3)

2

...

Đại biểu Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu (X) vào một trong ba ô đánh giá mức độ tín nhiệm đối với mỗi một người được lấy phiếu tín nhiệm.

Ghi chú:

(1) Tên các loại phiếu dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, cụ thể như sau:

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch nước.

- Phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Phiếu tín nhiệm đối với Tổng Kiểm toán nhà nước.

(2) Ghi họ và tên của từng người được lấy phiếu tín nhiệm.

(3) Ghi đầy đủ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết này.

2. Mẫu bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Phụ lục 2: Phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

QUỐC HỘI KHÓA ...
KỲ HỌP THỨ ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Quốc hội)

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với ông (bà) .......(1)...........,………(2)………..

(Dùng cho việc bỏ phiếu tín nhiệm)

Tín nhiệm

Không tín nhiệm

Đại biểu Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu (X) vào một trong hai ô đánh giá mức độ tín nhiệm.

Ghi chú:

(1) Ghi họ và tên của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

(2) Ghi chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

3. Mẫu lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Phụ lục 3: Phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
... (1) ...
NHIỆM KỲ ...
KỲ HỌP THỨ ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Hội đồng nhân dân)

(2)…, ngày … tháng … năm …

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với ............(3)..........

(Dùng cho việc lấy phiếu tín nhiệm)

STT

Họ và tên

Chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

Mức độ tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

(4)

(5)

2

...

Đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu (X) vào một trong ba ô đánh giá mức độ tín nhiệm đối với mỗi một người được lấy phiếu tín nhiệm.

Ghi chú:

(1) Ghi cấp và tên đơn vị hành chính.

(2) Ghi địa danh.

(3) Tên các loại phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.

(4) Ghi họ và tên của từng người được lấy phiếu tín nhiệm.

(5) Ghi đầy đủ các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này.

4. Mẫu bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân

Phụ lục 4: Phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
... (1) ...
NHIỆM KỲ ...
KỲ HỌP THỨ ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Hội đồng nhân dân)

(2)…, ngày … tháng … năm …

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với ông (bà) .......(3)...........,…………….(4)………..

(Dùng cho việc bỏ phiếu tín nhiệm)

Tín nhiệm

Không tín nhiệm

Đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu (X) vào một trong hai ô đánh giá mức độ tín nhiệm.

Ghi chú:

(1) Ghi cấp và tên đơn vị hành chính.

(2) Ghi địa danh.

(3) Ghi họ và tên của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

(4) Ghi chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

5. Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

Phụ lục 5: Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(1)… , ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO

CỦA NGƯỜI ĐƯỢC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM

Tại kỳ họp thứ … Quốc hội khóa …/Hội đồng nhân dân… (2)… nhiệm kỳ …

Kính gửi: …………………(3)………………………………

- Tôi là: ……………………..……(4)……………………………………

- Chức vụ: …………………..……(5)…………………………………….

- Đơn vị công tác: ………………………………………………………….

Căn cứ vào Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, tôi xin báo cáo như sau:

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật

- Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, công tâm, khách quan, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định của cơ quan, đơn vị nơi công tác; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.

- Việc thực hiện những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Kết quả công tác lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, thu hút, trọng dụng nhân tài; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát.

- Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

- Kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề, về chất vấn và các nghị quyết, kết luận khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân; kết luận, kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; kết quả thực hiện các cam kết và các vấn đề đã hứa (nếu có).

3. Hạn chế, thiếu sót và phương hướng khắc phục

Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Ghi chú:

(1) Ghi địa danh.

(2) Ghi cấp và tên đơn vị hành chính.

(3) Ghi “các vị đại biểu Quốc hội” (đối với báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội) hoặc ghi “các vị đại biểu Hội đồng nhân dân” (đối với báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện).

(4) Ghi họ và tên của người báo cáo.

(5) Ghi đầy đủ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này.

III. Mẫu phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng

Mẫu phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng được ban hành theo Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH.

Nội dung cơ bản của mẫu phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng như sau:

PHIẾU TÍN NHIỆM
Giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc

STT

Họ và tên

(xếp theo vần A, B, C...)

Năm sinh

Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại

Đồng ý giới thiệu

Không đồng ý giới thiệu

1

2

3

...

Đồng chí đồng ý hoặc không đồng ý thì đánh dấu X vào cột tương ứng

(không phải ký tên)

Mẫu phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng:

Mẫu phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng

IV. Mẫu phiếu tín nhiệm cấp ủy Chi bộ

ĐẢNG BỘ................

CHI BỘ…..

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU

Tín nhiệm bổ sung Cấp ủy Chi bộ ………

Nhiệm kỳ 20... - 20...

Hội nghị đảng viên của Chi bộ…………………………………… được tổ chức vào lúc…..........…, ngày...…/…../20…. Hội nghị đã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm bổ sung Cấp ủy Chi bộ ………….. theo đúng quy định.

* Tổng số đảng viên được triệu tập dự hội nghị: ………đồng chí; chính thức:…….. đồng chí, dự bị:……….. đồng chí; có mặt: ………... đồng chí; vắng mặt: ………đồng chí.

* Hội nghị đã bầu Tổ kiểm phiếu gồm:…….. đồng chí

  1. Đồng chí:…………………………………. Tổ trưởng;
  2. Đồng chí: ………………………………… Thành viên;
  3. Đồng chí: ………………………………… Thư ký.

* Tổng số đảng viên tham gia bỏ phiếu: …….. đồng chí

- Số đảng viên bỏ phiếu: ………... đồng chí (đảng viên chính thức);

- Số thành viên không bỏ phiếu: …….. đồng chí (đảng viên dự bị).

+ Tổng số phiếu phát ra: ……………..…….…phiếu;

+ Tổng số phiếu thu vào: …………………..…phiếu;

- Số phiếu hợp lệ: ………………………phiếu;

- Số phiếu không hợp lệ: ……………. phiếu.

* Kết quả kiểm phiếu như sau:

- Đồng chí…………………………………đạt….…/….... phiếu, với tỷ lệ……….%

Biên bản được lập thành 02 bản, thông qua Hội nghị vào lúc…………giờ…phút, ngày...…/…../20…..

CHỦ TỌA

T/M TỔ KIỂM PHIẾU

TỔ TRƯỞNG

Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích khác trên chuyên mục Biểu mẫu của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
4 29.571
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi