Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 6 môn Khoa học tự nhiên

Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT tổ chức cho giáo viên dạy học các môn học, hoạt động giáo dục tham gia góp ý các bản mẫu SGK lớp 6. Sau đây là Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 6 môn Khoa học tự nhiên mời các bạn tham khảo.

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 6 môn Khoa học tự nhiên chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô lấy tư liệu góp ý SGK mới.

Phiếu nhận xét SGK Khoa học tự nhiên

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(DÙNG ĐỂ THAM KHẢO)

Số TT

Tên bộ sách

Ưu điểm nổi bật

Nội dung chưa phù hợp

1

Chân trời sáng tạo

- Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.

- Cấu trúc mỗi bài học theo 5 hoạt động: Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.

- Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập, tích cực chủ động rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo.

- Các hoạt động học tập trong sách đều có hướng dẫn, gợi ý cần thiết bằng các hình thức khác nhau như kênh hình, kênh chữ để cho học sinh tìm tòi và lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Có các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực của từng em.

- Từng bài học, chủ đề có hệ thống câu hỏi mở và liên hệ nhiều đến các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề trong cuộc sống phát huy khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo của học sinh. Sau mỗi bài học đều có hệ thống bài tập củng cố hay vận dụng thực hành gắn lý thuyết nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.

- Sách giáo khoa có tích hợp nội dung giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; phòng chống bệnh tật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sách đã cập nhật các thông tin mới nhất.

- Nhìn tổng thể phông chữ và cỡ chữ của cuốn sách còn chưa đồng nhất theo các nội dung của 1 bài. - Trong một số bài có sử dụng cỡ chữ quá nhỏ học sinh khó nhận biết (mục 4 bài 22).

- Còn 1 số hình ảnh nhỏ, chưa rõ nét, hoặc còn chưa có hình ảnh minh họa: Bài 29, Bài 31 (hình ảnh nhỏ). Bài 34 (không có hình ảnh minh họa). Bài 28: ở hình 28.6 trang 128 hình ảnh chưa rõ ràng dẫn tới học sinh suy diễn. Có bài sử dụng hình ảnh minh họa chưa mang tính chất phổ biến, gây khó khăn cho học sinh vùng cao: hình a của Hình 11.1 và hình b, d Hình 11.2 thuộc Bài 11.

- Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn:

+ Bài 7 “Thang nhiệt độ Celsius - Đo nhiệt độ” nên: giới thiệu thêm về đặc điểm của nhiệt kế y tế là ở bầu nhiệt có một nút thắt và tác dụng của nút thắt đó; bổ sung thêm hình ảnh nhiệt kế phổ biến khác. Trong phần mở rộng của bài cần nói thêm về nguyên tắc hoạt động của Nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại được dùng nhiều trong y tế.

+Trong phần tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài 37 trang 164 cần bổ sung mối liên hệ tổng quát giữa trọng lượng của vật với khối lượng của vật P = 10.m

+ Cách đọc tên các chất (theo cách mới) nên chú thích

cả cách đọc cũ (Có thể mở ngoặc tên cũ hoặc có mục

lục cuối sách, ví dụ ở trang 74: iodine (tên cũ là gì?)

trang 76: khí hydrogen chloride (tên cũ là gì?).

2

Cánh Diều

- Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.

- Cấu trúc mỗi bài học theo 5 hoạt động.

- Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập.

- Sách giáo khoa có tích hợp nội dung giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; phòng chống bệnh tật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sách đã cập nhật các thông tin mới nhất.

- Phần mục lục cuối sách giáo khoa có thêm hình ảnh, màu sắc nên rối mắt.

- Trong một bài có nhiều cỡ chữ chú thích các hình chữ nhỏ. Bài 13 “Từ tế bào đến cơ thể” trang 85.

- Sau mỗi bài học không có hệ thống bài tập củng cố kiến thức mà chỉ có bài tập củng cố ở sau mỗi chủ đề hoặc nhiều chủ đề vì vậy chưa giúp học sinh ôn tập, củng cố khắc sâu kiến thức kịp thời cho học sinh trong mỗi tiết học. Nên tách riêng hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học hoặc mỗi chủ đề.

- Số câu hỏi định hướng tự học, tự nghiên cứu kiến thức trong quá trình hình thành kiến thức còn ít, không có mức độ phân hóa học sinh. Phần thực hành dành cho học sinh ít. Dẫn đến không phát huy hết năng lực sáng tạo, năng lực tự học cũng như năng lực thức hành của mỗi học sinh.

- Không có số thứ tự câu hỏi quan sát, trả lời câu hỏi hay thảo luận để hình thành kiến thức mới cũng như câu hỏi luyện tập.

- Nội dung kiến thức mới thường được thông báo ngay, sẽ làm hạn chế khả năng tìm hiểu hay xây dựng kiến thức của học sinh

- Một số bài từ dùng chỉ kiến thức chưa cụ thể: Bài Virus phần 1 (Hình dạng và cấu tạo virus).

- Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn:

+ Cách đọc tên các chất (theo cách mới) nên chú thích cả cách đọc cũ (Có thể

mở ngoặc tên cũ hoặc có mục lục cuối sách, ví dụ ở trang 64: Khí chlorine (tên cũ là gì?)

+ Trong bài 29 “Lực hấp dẫn” trang 166, 167 chưa nói được mối liên hệ tổng quát giữa Trọng lượng của vật với khối lượng của vật P = 10.m

3

Kết nối tri thức với cuộc sống

- Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.

- Nội dung sách giáo khoa phân chia theo chương, bài cụ thể.

- Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh để lĩnh hội kiến thức mới được dễ dàng.

- Sách giáo khoa có nội dung tích hợp về giáo dục địa phương; bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống bệnh tật.

- Nội dung các bài học gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

- Trong mỗi bài chưa có 5 hoạt động chưa rõ ràng, cụ thể.

- Câu hỏi bài tập vận dụng nâng cao, tìm tòi, khám phá ở 1 số bài còn ít.

- Nội dung kiểm tra đánh giá ở một số bài chưa phát huy được năng lực học tập của học sinh.

- Ở bài 30 “Nguyên sinh vật” phần một số bệnh do nguyên sinh vật sách chỉ giới thiệu về 2 loại bệnh chưa đi sâu vào giáo dục ý thức học sinh.

- Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật. H25.2 Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật chưa thể hiện rõ nét các đơn vị phân loại từ bậc thấp đến cao. Nội dung kiến thức chưa khẳng định được cần dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật,

- Một số bài nội dung kiến thức nhiều, chữ nhỏ, hình ảnh chưa rõ ràng:

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 25.634
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi