Công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH theo quy định 2024

Tải về

Công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH theo quy định đồng thời cũng chính là Mẫu công văn giải trình với cơ quan bảo hiểm vì sao công ty, đơn vị lại chưa đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên làm việc tại đơn vị. Hoatieu.vn xin được gửi tới các bạn 3 mẫu Công văn giải trình chậm đóng bảo hiểm xã hội. Mời các bạn tham khảo.

1. Công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH là gì?

Công văn giải trình bảo hiểm xã hội là văn bản do doanh nghiệp thực hiện khi cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hàng thanh tra, kiểm tra phát hiện những vấn đề bất thường tại doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp phải giải thích.

Công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH được lập ra khi doanh nghiệp chậm đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Mẫu gồm các nội dung: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế, số điện thoại, fax…

2. Công văn giải trình việc chậm đóng Bảo hiểm xã hội số 1

Công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH theo quy định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

......, Ngày ..... tháng.....năm.....

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(Về việc: Chậm đăng ký Bảo hiểm xã hội theo quy định)

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội .................

Tên đơn vị: Công ty................................

Địa chỉ: .....................................................

Điện thoại:..............................

Giấy phép đăng ký kinh doanh:.................................

Căn cứ vào thông báo số …./BHXH, Ngày …….. về việc : Đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTN cho người lao động.

Công ty nhận được thông báo và gửi công văn này lên cơ quan bảo hiễm xã hội..................để trình bày về lý do chậm đăng ký BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của luật bảo hiểm:

Do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa được lâu, nguồn lao động của doanh nghiệp chưa được ổn định các vị trí, bỏ việc giữa chừng khiến cho doanh nghiệp khó xác định được nguồn lao động tham gia đóng BHXH.

Đề nghị cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ:

  • Đăng ký lần đầu từ tháng ………………………………….
  • Truy đóng cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc theo đúng quy định:
  • Số người: ………. Lao động
  • Số tiền: ………………… VND/Người/Tháng Bằng chữ: ……………………………..

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của những nội dung trên.

Giám đốc

3. Công văn giải trình chậm đăng ký bảo hiểm xã hội mới nhất số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------oo0oo-------

........., ngày ...... tháng.... năm .......

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
Về việc: Chậm đăng ký BHXH theo quy định

Kính gửi: BHXH ………………………..

Tên đơn vị:................................................................................................................................

Địa chỉ:......................................................................................................................................

Điện thoại:............................................................... Fax:...............................................

Số giấy phép kinh doanh: ............................... do cấp ngày.............................................

Ngày bắt đầu họat động:...................................................................................................

Lý do chậm đăng ký BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Đề nghị cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ:

Đăng ký lần đầu từ tháng ……....../…….....

Truy đóng cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc theo đúng quy định:

  • Số người:.......................................................................
  • Số tiền:..........................................................................
  • Bằng chữ:.....................................................................
  • Từ tháng ...... năm .......... đến tháng ........ năm .............

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của những nội dung trên.

Giám đốc

4. Mẫu công văn giải trình chậm đăng ký BHXH 2022 mẫu 3

CÔNG TY ...
Số: ................/CV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày tháng .... năm ...........

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội ............

Tên đơn vị: Công ty...........................................................................................................

Mã số quản lý:...................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:..........................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp:............................................................................................................

Tài khoản số:......................................................................................................................

1. Nội dung:

Đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp kể từ tháng 05 năm 2015 cho 3 lao động với quỹ lương là 11.317.000 đồng (có danh sách kèm theo).

2. Lý do

Từ tháng 08/2014 đến tháng 04/2015 do Công ty mới thành lập, tình hình hoạt động kinh doanh chưa ổn định, không có lao động chính thức làm việc nên không tham gia đóng Bảo hiểm xã hội. Đến tháng 05/2015 tình hình công việc được ổn định nên mới bắt đầu tuyển dụng lao động và ký loại hợp đồng lao động xác định thời hạn trên 3 tháng. Nay Công ty xin đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho nhân viên từ tháng 05/2015. Công ty cam kết trong thời gian từ tháng 08/2014 đến tháng 04/2015 không sử dụng lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và không truy thu BHXH trong thời gian trên.

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của những nội dung trên và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi khiếu kiện của Người lao động trong thời gian không tham gia BHXH.

Hồ sơ gửi kèm:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao).
  2. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT: (D02-TS: 02 bản)
  3. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT: TK1-TS
  4. Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm giám đốc

Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết theo quy định.

GIÁM ĐỐC

5. Mức phạt chậm đăng ký BHXH, BHTN năm 2022 mới nhất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7, Điều 16 và Khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về thời hạn trích nộp BHXH, BHTN, BHYT thì theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:

- Chậm đóng BHXH, BHTN: Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng mức phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và không quá 150.000.000 đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng và buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi chậm đóng từ 30 ngày trở lên.

- Chậm đóng BHYT: Theo Khoản 4 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 300.000 đồng đến 35.000.000 đồng tùy vào mức giá trị vi phạm, đồng thời phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, theo quy định tại 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Điều 49 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải thực hiện:

- Nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng đối với tiền đóng BHXH, BH thất nghiệp;

- Nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng đối với tiền đóng BHYT;

- Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH, quỹ BHYT;

- Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

2. Chậm đóng kinh phí công đoàn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, nghiệp phải đóng kinh phí Công đoàn mỗi tháng một lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, mức đóng là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn như chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Đặc biệt, trường hợp DN không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng thì mức phạt tiền sẽ từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Ngài ra, chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Cụ thể, Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm về đóng kinh phí công đoàn như sau:

Điều 37. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục bảo hiểm trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 84.221
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm