Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Trung Quốc
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Trung
Theo dự thảo chương trình giáo dục mới ngày 19/1/2018, môn Tiếng Trung Quốc – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể được tổ chức giảng dạy từ lớp 6 đến hết lớp 12. Dưới đây là nội dung chi tiết của dự thảo chương trình môn tiếng Trung giáo dục phổ thông mới.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC – NGOẠI NGỮ 2
(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018)
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
1. Tiếng Trung Quốc – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể từ lớp 6 bậc Trung học cơ sở đến hết lớp 12 bậc Trung học phổ thông, giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngoại ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các chủ đề và kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp trong quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
2. Chương trình Tiếng Trung Quốc – Ngoại ngữ 2 (sau gọi tắt là Chương trình tiếng Trung Quốc) được xây dựng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam* với tổng thời lượng là 735 tiết (mỗi tiết là 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập, kiểm tra và đánh giá. Chương trình được chia thành hai giai đoạn. Kết thúc giai đoạn 1, trình độ năng lực giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc của học sinh tương đương với Bậc 1; kết thúc giai đoạn 2, trình độ năng lực giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc của học sinh tương đương với Bậc 2; Thời lượng dành cho giai đoạn 1 là 420 tiết (tức 4 năm học), dành cho giai đoạn 2 là 315 tiết (tức 3 năm học). Nội dung chương trình được xây dựng theo hệ thống các chủ điểm về các lĩnh vực gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, về đất nước, con người, văn hoá Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác trên thế giới nhằm cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri thức văn hoá, xã hội liên quan đến các chủ điểm, chủ đề và rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Trung Quốc cơ bản, bồi dưỡng khả năng vận dụng ngôn ngữ toàn diện cho học sinh.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình Tiếng Trung Quốc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, gồm: a) Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; b) Định hướng xây dựng chương trình môn Ngoại ngữ.
2. Chương trình Tiếng Trung Quốc được thiết kế dựa trên nền tảng các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp dạy học ngoại ngữ hiện đại; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngoại ngữ của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục nói chung và chương trình môn Ngoại ngữ nói riêng những năm gần đây, nhất là của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
3. Đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tổng hợp bằng tiếng Trung Quốc cho học sinh. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết thông qua việc vận dụng các kiến thức ngữ âm, chữ viết, từ vựng và ngữ pháp.
4. Đảm bảo chương trình được xây dựng trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh. Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại, mở rộng và phát triển theo từng cấp, lớp.
5. Đảm bảo coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Học sinh cần được tham gia tích cực vào các hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Trung Quốc trong các tình huống giao tiếp với các chủ điểm và chủ đề quen thuộc, có ý nghĩa.
6. Đảm bảo tính liên thông và tiếp nối giữa Bậc 1 và Bậc 2, giữa các cấp, lớp trong từng bậc của môn học tiếng Trung Quốc; đảm bảo tích hợp giữa các chủ điểm và chủ đề, tích hợp 4 kỹ năng, tích hợp với nội dung có liên quan của các môn học khác trong chương trình Giáo dục phổ thông.
7. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng điều kiện dạy học tiếng Trung Quốc của các vùng miền, địa phương.
8. Đảm bảo sau khi học xong chương trình môn Tiếng Trung Quốc, học sinh đạt trình độ tiếng Trung Quốc Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:
Rosie1331
- Ngày:
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Trung Quốc
708,1 KB 06/11/2021 8:51:11 CHTheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Mẫu đơn xin phép nghỉ học giữa buổi 2025
-
Đơn xin từ chức Hiệu trưởng 2025
-
Kịch bản giới thiệu Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh
-
5 Bài phát biểu cảm tưởng của học sinh giỏi 2025
-
Mẫu báo cáo công tác Dân vận khéo 2025
-
Giáo dục STEM, STEAM là gì 2025?
-
Kế hoạch chủ nhiệm tháng 9 lớp 3 năm học 2024-2025
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Toán (5 bộ sách mới)
-
Bài tham luận về công tác chuyên môn Đại hội Chi bộ cập nhật 2025
-
Mẫu đơn xin học hè mầm non 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu bài thi viết chữ đẹp 2025
-
13 Mẫu đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2025 Giáo viên
-
Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu nhận xét môn Toán tiểu học theo Thông tư 27
-
15 Bài diễn thuyết Ngày hội đọc sách và trưng bày giới thiệu sách 2025 hay nhất
-
Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm 2025 và cách chấm
-
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên xã hội tiểu học theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 2025 (9 mẫu)
-
(11 mẫu) Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2025

Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
5 Mẫu biên bản đại hội Đoàn mới nhất 2025 và cách viết
Mẫu báo cáo tổng kết chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2025
Mẫu bản giải trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
Báo cáo thực trạng công tác quản lý tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
Mẫu Bài tham luận đại hội công đoàn cơ sở mới, hay nhất 2025
Minh chứng đánh giá điều kiện bổ nhiệm CDNN và xếp lương đối với giáo viên tiểu học
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến