Bảng lương giáo viên vùng khó khăn 2024

Bảng lương giáo viên vùng khó khăn. So với những giáo viên đang công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội ổn định, những giáo viên giảng dạy tại vùng khó khăn sẽ có những ưu đãi, chế độ nhất định. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu lương, phụ cấp, chế độ của giáo viên vùng khó khăn nhé.

Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn được giữ nguyên 1,49 triệu/ tháng đến ngày 30/6/2023, còn bắt đầu từ ngày 1/7/2023 thì mức lương cơ sở được nâng lên là 1.800.000 đồng/ tháng.

1. Cách tính lương giáo viên vùng khó khăn

Lương giáo viên vùng khó khăn được tính theo công thức

Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Chế độ phụ cấp đối với người đang công tác tại vùng khó khăn + Phụ cấp thâm niên - Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Trong đó:

  • Phụ cấp thâm niên:

1/8/2021, Nghị định 77 về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có hiệu lực pháp luật, theo đó, giáo viên được tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.

Phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

  • Phụ cấp ưu đãi được hưởng:

Phụ cấp ưu đãi được hưởng được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, công thức:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

  • Mức đóng bảo hiểm xã hội:

Để biết các mức đóng BHXH, mời các bạn tham khảo bài: Hệ số BHXH

Cách tính lương giáo viên vùng khó khăn

  • Hệ số lương từ 30/6/2023:

Từ đến ngày 30/6/2023, cách xếp lương giáo viên sẽ được thực hiện theo các thông tư mới, cụ thể như sau:

    • Giáo viên mầm non:

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

1

Giáo viên mầm non hạng III

Hệ số

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Lương

3.129

3.591

4.053

4.515

4.977

5.439

5.900

6.362

6.824

7.286

2

Giáo viên mầm non hạng II

Hệ số

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

3

Giáo viên mầm non hạng I

Hệ số

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

    • Giáo viên tiểu học

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

1

Giáo viên tiểu học hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

2

Giáo viên tiểu học hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên tiểu học hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.063

7.569

8.076

8.582

9.089

9.596

10.102

    • Giáo viên THCS

Hạng

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Giáo viên hạng I

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6,556

7,063

7,569

8,076

8,582

9,089

9,596

10,102

Giáo viên hạng II

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5,960

6,467

6,973

7,480

7,986

8,493

9,000

9,506

Giáo viên hạng III

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3,487

3,987

4,470

4,962

5,453

5,945

6,437

6,929

7,420

    • Giáo viên THPT:

1

Giáo viên THPT hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.0626

7.5692

8.0758

8.5824

9.089

9.5956

10.1022

2

Giáo viên THPT hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên THPT hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.4866

3.9783

4.47

4.9617

5.4534

5.9451

6.4368

6.9285

7.4202

  • Còn mức lương từ ngày 1/7/2023 sẽ được thay đổi, mỗi viên chức sẽ được nâng mức lương cơ sở lên thành 1.800.000 đồng/ tháng

Vì thế mỗi viên chức sẽ căn cứ vào cấp bậc, trường đang giảng dạy để tính lương theo cách tính là:

Lương = 1.800.000 x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Chế độ phụ cấp đối với người đang công tác tại vùng khó khăn + Phụ cấp thâm niên - Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Như vậy với hệ số cao nhất hiện tại là 6,78 thì viên chức có thể được nhận hệ số lương nhân với lương cơ sở lên đến 12.204.000 đồng/ tháng.

2. Các loại phụ cấp giảng viên, giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Các loại phụ cấp giảng viên, giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP ban hành ngày 08/10/2019 thì giảng viên, giáo viên các cấp khi giảng dạy tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài mức lương được hưởng theo quy định tại bảng trên sẽ được hưởng thêm những loại phụ cấp sau đây nếu đủ điều kiện:

STT

Loại phụ cấp

Mức hưởng

Ghi chú

1

Phụ cấp thu hút

70% (mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung)

Thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK không quá 05 năm (60 tháng).

2

Phụ cấp công tác lâu năm

Mức hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK, cụ thể:

- Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

- Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

- Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 15 năm trở lên.

Có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 05 năm trở lên.

3

Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng ĐBKK.

Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng ĐBKK thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:

- Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);

- Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.

Chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK.

4

Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch

Mức trợ cấp 01 tháng: a x (c – d)

Mức trợ cấp 01 năm: a x (c – d) x b

Trong đó:

- a là định mức tiêu chuẩn 6m3/người/ tháng

- b là số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 01 năm

- c là chi phí mua và vận chuyển 01m3 nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của người được hưởng

- d là giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương tính bằng giá kinh doanh 01m3 nước sạch.

Áp dụng đối với đối với giáo viên, giảng viên công tác ở vùng ĐBKK thiếu nước ngọt và sạch theo mùa. Trong đó, vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước ngọt và sạch hoặc có nhưng không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm.

5

Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu

Mỗi năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 mức lương tháng hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng ĐBKK).

Áp dụng đối với giáo viên, giảng viên đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên chuyển công tác ra khỏi vùng ĐBKK hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng ĐBKK)

6

Thanh toán tiền tàu xe

Ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định.

Khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng trong trong thời gian làm việc ở vùng ĐBKK.

7

Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- Trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí, chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập.

- Trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng dân tộc ít người bằng số tiền hỗ trợ cho việc học tập ở các trường, lớp chính quy.

Áp dụng trong trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoặc trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao.

8

Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK của công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

9

Phụ cấp lưu động

Mức hưởng phụ cấp = 0,2 so với mức lương cơ sở.

Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn.

10

Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

Mức hưởng phụ cấp = 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số.

3. Thế nào là vùng đặc biệt khó khăn?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiêu chí xác định Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:

- Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc);

- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020;

- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất 3 trong 6 điều kiện sau (đối với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần có ít nhất 2 trong 6 điều kiện):

  • Trục chính đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã hoặc đường liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chí nông thôn mới;
  • Trường mầm non, trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở chưa đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Chưa đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế;
  • Chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Còn từ 20% số hộ trở lên chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
  • Còn từ 40% số hộ trở lên chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

Danh sách các xã đặc biệt khó khăn được nêu rõ trong phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 204/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Mức lương giáo viên vùng khó khăn. Do hoàn cảnh giảng dạy khó khăn, điều kiện kinh tế không đảm bảo nên nhà nước quy định thêm những phụ cấp cho giáo viên làm việc tại các vùng khó khăn để san sẻ gánh nặng kinh tế với nhà giáo. Việc quy định rõ mức lương, phụ cấp sẽ giúp nhà giáo yên tâm công tác. Bởi hiện nay đang có những luồng thông tin rằng nhà giáo sẽ bị cắt phụ cấp thâm niên trong năm 2021, tuy nhiên Nghị định 77 đã khẳng định trong năm 2021, giáo viên tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới. Càng công tác lâu trong ngày thì mức phụ cấp thâm niên của các nhà giáo càng cao, do đó, khi có thông tin cắt phụ cấp thâm niên, nhiều nhà giáo có hàng chục năm trong nghề đều cảm thấy lo lắng.

Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
18 28.477
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm