Nhật ký tự bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 3 Chân trời sáng tạo

Nhật ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo dưới đây gồm đầy đủ các môn học trong chương trình giáo dục lớp 3, cụ thể gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp cho giáo viên thuận tiện trong việc tổng hợp lại những gì mình tiếp thu và tích lũy được sau quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 3 mới năm học 2022-2023.

Sau đây là nội dung chi tiết nhật ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo đã được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp gửi đến quý thầy cô. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải file về máy để sử dụng.

Nhât ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022 - 2023

NHẬT KÍ TỰ BỒI DƯỠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3

(Bộ sách Chân trời sáng tạo)

NĂM HỌC: 2022-2023

Họ và tên GV:................................................

Thời gian: Từ ngày.......................................

Bộ sách Chân trời sáng tạo không chỉ là nơi chuyển tải tri thức mà còn gợi mở, truyền cảm hứng để các em HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục, giúp các em HS định hướng tư duy; tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.

Sách Chân trời sáng tạo có tính mở, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung kết cấu các bài học có thể thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp. Cụ thể:

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được trong cuộc sống.

- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống, được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác mà giáo viên chuẩn bị.

- Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “Chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “Hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để các em được tham gia, được tự hoàn thiện bản thân mình.

- Trong từng tiết học học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn.

Về chương trình và nội dung các môn học

  • Môn Tiếng Việt (Ngày ……….)

- Mỗi bài học đều được xây dựng theo cấu trúc:

  • Khởi động;
  • Khám phá
  • Luyện tập, vận dụng.

Các hoạt động học tập được chọn lọc, tổ chức dựa trên phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh; tạo cơ sở để giáo viên chủ động sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần giáo dục phẩm chất, đạo đức, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh một cách toàn diện.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

  • Môn Toán (Ngày ………..)

- Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó môn Toán với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của HS tiểu học, hạn chế được những khó khăn trong quá trình dạy học, đồng thời giúp các em hứng thú hơn khi học tập.

- Cung cấp đầy đủ các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, học sinh thực hành để khám phá kiến thức mới. Không ép buộc học sinh học thuộc lòng, giới thiệu các cách thức giúp học sinh chủ động nắm các kiến thức, kĩ năng cần nhớ. Giúp giáo viên thể hiện tốt các ý tưởng và phương pháp dạy học mới.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

  • Môn Tự nhiên và Xã hội (Ngày ….)

- Được xây dựng theo định hướng mới phát triển năng lực của người học , cụ thể ở năng lực giải quyết vấn đề và phát huy tính sáng tạo thông qua các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống của các em. Các bài học mang tính mở. Giáo viên sẽ linh hoạt trong việc tổ chức dạy học, phát huy khả năng sáng tạo trong thiết kế bài dạy. Tăng cường tính trải nghiệm, tính thực hành và đa dạng hoá phương thức tổ chức dạy học các bài của môn học; Tích hợp các nội dung: giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

  • Môn Đạo đức (Ngày ………)

- Thấy được những nội dung mới về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, những kĩ năng cần thiết trong sinh hoạt, học tập.

- Nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật. Trong mỗi bài học, các em sẽ được trải nghiệm, thực hiện những hoạt động học tập tích cực, sinh động, hấp dẫn thông qua những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, những tình huống gần gũi, thiết thực, những bài thơ, câu chuyện, trò chơi phù hợp với tâm hồn, nhận thức và thực tiễn đời sống của các em.

- Mục tiêu hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

- Môn học hình thành động cơ đạo đức và thực hiện các hành vi đạo đức cụ thể; giúp cho quá trình dạy học môn Đạo đức thực sự là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức và kĩ năng sống thành ý thức và hành vi trong mỗi học sinh.

- Tạo điều kiện để giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực học sinh; Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

  • Môn Hoạt động trải nghiệm (Ngày …………)

- Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.

- Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm không dừng lại ở các chủ đề mang tính chính trị xã hội như trong chương trình hiện hành mà còn chú trọng vào các hoạt động phát triển cá nhân, lao động và đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

Bộ sách không chỉ giúp người dạy, người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

  • Môn Mỹ thuật (Ngày ……)
  • Cấu trúc tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học

Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,…

  • Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn.
  • Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau.
  • Môn Giáo dục thể chất (Ngày ……..)
  • Cấu trúc: ó mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học.
  • Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành.
  • Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Môn Công nghệ (Ngày ………..)

Cấu trúc gồm có:

- Khởi động

TT

Môn học

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

1

Tiếng Việt

C

D

D

B

C

A

A

D

B

C

2

Toán

D

D

B

D

C

C

D

D

D

D

- Khám phá

- Luyện tập, thực hành

- Vận dụng.

- Ghi nhớ.

- Ý tưởng sáng tạo

Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. úp HS

  • Môn Âm nhạc (Ngày ………..)
  • Cấu trúc: 8 chủ đề và 16 bài với các hoạt động: Quan sát nhận thức; Luyện tập và sáng tạo; Phân tích và đánh giá; Vận dụng
  • Nội dung phong phú, tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, giấy, sử dụng vật liệu,…
  • Môn Tin học (Ngày ………….)

Cấu trúc

- Mục tiêu

- Khởi động

- Khám phá

- Luyện tập

- Thực hành

- Vận dụng

ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TẬP HUẤN SGK CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Lớp 3)

TT

Môn học

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

1

Tiếng Việt

C

D

D

B

C

A

A

D

B

C

2

Toán

D

D

B

D

C

C

D

D

D

D

3

Hoạt động trải nghiệm

B

D

D

C

D

D

B

D

D

D

4

Tự nhiên xã hội

A

D

C

B

D

D

B

C

B

B

5

Đạo đức

B

B

C

B

C

C

D

D

B

C

6

Giáo dục thể chất

C

B

A

D

B

D

C

B

D

A

7

Âm nhạc

B

D

C

D

A

C

D

D

D

C

8

Mĩ thuật (bản 1)

B

C

B

D

B

C

B

C

B

D

Mĩ thuật (bản 2)

A

D

D

C

B

B

B

D

A

C

9

Công nghệ

C

D

D

C

D

A

B

D

C

B

Mẫu tham khảo cách trình bày ở đây:

Cấu trúc của cuốn sách: Giáo viên quan sát nhận định về hình thức trình bày, hình ảnh, ngữ liệu cuốn sách.

Ví dụ: Môn Tiếng Việt có cấu trúc 2 tập gồm 35 tuần thực học.

+ Tập 1: 16 tuần theo chủ điểm: Nêu các chủ điểm. 1 tuần ôn tập GHK, 1 tuần ôn tập cuối Học kì 1

+ Tập 2: 15 tuần theo chủ điểm: Nêu các chủ điểm. 1 tuần ôn tập GHK 2, 1 tuần ôn tập cuối Học kì 2

  • Mỗi chủ điểm học trong mấy tuần?

1. Cấu trúc các chủ điểm và cấu trúc bài học:

  • Mỗi chủ điểm thể hiện qua cấu trúc 4 dạng bài. (Giáo viên nêu cấu trúc 4 dạng bài đã tìm hiểu)

2. Các hoạt động dạy và học: Gồm các hoạt động nào?

    • Khởi động: Có hình thức tổ chứ nào? Hoạt động này có tác dụng gì trong tiết dạy.
    • Hoạt động khám phá và luyện tập: Được tổ chức dưới các hình thức và hoạt động nào?
    • Vân dụng: Nêu các hình thức vận dung?
    • Tính liên thông của chương trình từ lớp 1 đến lớp 2, 3

Lưu ý: Trong quá trình tìm hiểu từng hoạt động của mỗi bài trong cuốn sách, GV ghi nhận những thắc mắc để trao đổi trong tổ chuyên môn.

3. Thực hành:

Giáo viên xem video 6 tiết dạy minh họa tương ứng với 6 kiểu bài lặp đi lặp lại trong môn Tiếng Việt. Ghi nhận những điểm mới để giáo viên cần lưu ý khi vận dụng thực tế.

4. Đề xuất:

Đây là nội dung hướng dẫn để Thầy cô ghi nhận lại trong quá trình tự tìm hiểu sách giáo khoa lớp 3.

Trên đây là Nhât ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo đầy đủ các môn.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
5 2.887
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mediterranean sea
    Mediterranean sea

    Hữu ích

    Thích Phản hồi 03/08/22
    • Trần Thị Quỳnh
      Trần Thị Quỳnh

      rất hữu ích

      Thích Phản hồi 03/08/22