Vai trò của tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
Hoatieu xin chia sẻ mẫu câu trả lời Vai trò của tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường. Tầm nhìn là sự nhận biết của mỗi con người về thế giới xung quanh và về bản thân mình tùy thuộc trình độ tri thức, vốn sống, trải nghiệm thực tiễn họ. Một nhà quản lý có tầm nhìn sâu rộng sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho sự phát triển của nhà trường tiến xa hơn, vạch định được những mục tiêu tương lai cho nhà trường. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.
Nhà quản lý có vai trò gì đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường?
1. Vai trò của tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
Tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường là lộ trình, hướng đi họ vạch ra cho nhà trường đến một lý tưởng nào đó trong tương lai.
Tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng, bởi chỉ khi nhà quản lý có tầm nhìn đúng đắn, xa rộng, thì nhà trường mới phát triển theo đúng hướng được.
Bên cạnh đó, việc có một tầm nhìn tốt cũng là căn cứ để đưa ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từ đó xác định công việc dễ dàng hơn, có động lực cống hiến hơn.
Đồng thời, việc có tầm nhìn cũng khiến người quản lý có thể xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường và cơ cấu tổ chức ổn định ngay từ đầu, thúc đẩy cán bộ giáo viên trong trường hành động nhanh, dứt khoát để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Những tầm nhìn cần có của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
Tầm nhìn xa, dài hạn: đây là năng lực nhìn nhận đích vươn tới ở tương lai xa; năng lực đối diện với thực tại bằng ý tưởng tương lai; phóng tầm mắt đến những tiêu điểm phía trước; nhận diện cơ hội và thách thức; thiết kế chiến lược, lộ trình, bước đi...
Tầm nhìn trực diện: năng lực nhìn nhận thẳng vào thực tại, không lảng tránh những điều bất lợi, tiếp cận mọi vấn đề với ý chí và nhiệt huyết cao; từ đó, quản lý, sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất.
Tầm nhìn nội thể: năng lực nhìn nhận, đánh giá chính bản thân mình. Để quản lý việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường có hiệu quả, trước hết người quản lý phải tự chấm điểm mình, hiểu mình có ưu điểm, thế mạnh và nhược điểm, điểm yếu gì...
Tầm nhìn ngoại biên: năng lực quan sát, nhìn nhận sang hai bên trên lộ trình thực hiện mục tiêu, con đường của mình nhằm nhận diện kịp thời đối tác, đồng minh.
Tầm nhìn hồi cố: năng lực nhìn nhận lại quá khứ, đánh giá quá khứ đúng đắn, đúc kết những bài học kinh nghiệm từ quá khứ...; từ đó, có tiền đề, động lực tiếp tục tiến về phía trước.
Tầm nhìn xung quanh: năng lực nhìn nhận 360 độ để đánh giá chính xác toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên đồng hành với mình.
Tầm nhìn nhân tạo: năng lực quan sát, nhìn nhận, đánh giá thông qua việc sử dụng các phương pháp, công cụ, thiết bị...
Tầm nhìn trong đêm: năng lực quan sát, nhìn nhận, đánh giá trong hoàn cảnh đen tối, bất lợi, thiếu thông tin, thiếu thời gian, thiếu nhiều điều kiện khác. Trong hoàn cảnh này, chỉ có người quản lý có kinh nghiệm thực tiễn dày dạn, có bản năng nổi trội...mới có thể tự tạo cho mình một hệ thống dẫn đường hiệu quả.
3. Ví dụ về tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
Khi nhà quản lý có tầm nhìn mong muốn trường mình là ngôi trường chuẩn quốc gia, chất lượng tốt nhất, mang sứ mệnh xây dựng môi trường học tập về nề nếp kỷ cương để GV - HS có cơ hội phát triển năng lực của mình thì phải đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động như sau
1. Mục tiêu
- Các mục tiêu tổng quát
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
- Xây dựng trường tiến tiến suất xắc thành phố
- Giữ vững trường chuẩn quốc gia
- Các mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu ngắn hạn: Duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn Quốc gia, khẳng định thương hiệu nhà trường trên địa bàn của Quận, Thành phố.
- Mục tiêu trung hạn: Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn; đến năm 20... tiếp tục được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia sau 10 năm; cải tiến và nâng cao chất lượng trường đạt cấp độ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục ; hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn về trường THCS thuộc dự án điển hình về chất lượng giáo dục toàn diện.
- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 20...., phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
+ Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp những trường có chất lượng của quận, Thành phố.
+ Duy trì đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn ..................
+ Có quy mô ổn định và phát triển. Tiếp tục đạt cấp độ 2 trong kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Chỉ tiêu
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 95% CB-GV-NV được đánh giá Khá Giỏi về năng lực chuyên môn từ cấp trường trở lên, 80% GV đạt giỏi cấp Quận và cấp Thành phố.
- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. Đến năm 2020, phấn đấu số tiết dạy bằng bài giảng điện tử ứng dụng công nghệ thông tin đạt trên 80%.
- Trình độ: Phấn đấu đến 2020 có 95% giáo viên có trình độ Đại học trở lên, đến 2025 có 100% giáo viên đạt trình độ chuyên môn từ cấp Đại học trở lên.
- Có đủ số lượng nhân viên theo quy định, đảm bảo đạt chuẩn về trình độ.
- Học sinh:
- Quy mô: Số lớp 22
- Số HS: 950
- Chất lượng văn hoá: 70% khá giỏi ; (yếu <1%)
- Đỗ tốt nghiệp: 100%
- Vào lớp 10: 80%
- HS giỏi Thành Phố: 8 giải trở lên
- Chất lượng đạo đức và kỹ năng sống
- 99% đạt hạnh kiểm khá tốt
- HS được trang bị kỹ năng sống cơ bản và có ý thức tự nguyện tham gia hoạt động xã hội.
Các hoạt động khác:
- Tham gia tích cực có hiệu quả mọi phong trào
- Học sinh phấn khởi tự nguyện tham gia với một tinh thần tự giác.
Cơ sở vật chất:
- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn về phòng học, ánh sáng…
- Phấn đấu các phòng học đều có máy tính, máy chiếu, điều hòa…
- Các phòng chức năng được duy trì và nâng cấp đạt chuẩn
- Xây dựng nhà trường thân thiện Học sinh tích cực, trường học an toàn.
3. Phương châm hành động
Lấy hiệu quả giáo dục và các phong trào hoạt động là uy tín của nhà trường
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Vai trò của tầm nhìn của nhà quản lý đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
2 Mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông
-
(FULL) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK mới lớp 5 Kết nối tri thức 2024-2025
-
Đáp án kiểm tra cuối khóa mô đun 2 môn Toán đầy đủ, mới nhất 2024
-
Mẫu chữ viết bảng đẹp cho giáo viên
-
Bài tập Tết lớp 4 năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoạt động trải nghiệm mô đun 1
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (Cả 3 bộ sách)
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 3
Cách viết 29 chữ thường dành cho học sinh lớp 1
SGK Tiếng việt 1 bộ sách Cánh Diều kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng việt 1 năm 2002