SGK Tiếng việt 1 bộ sách Cánh Diều kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng việt 1 năm 2002

Bộ sách giáo khoa Cánh Diều là một trong các bộ sách giáo khoa (SGK) ra đời theo chủ trương xã hội hóa SGK, tránh độc quyền trong việc biên soạn sách. Vậy SGK Tiếng việt 1 bộ sách Cánh Diều kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng việt 1 năm 2002.

Phân tích một số điểm mới của sách giáo khoa Tiếng việt 1 sách Cánh Diều

I. Tính kế thừa của SGK Tiếng Việt sách Cánh Diều

Thể hiện ở những điểm sau:

Về cấu trúc: SGK Cánh Diều cũng gồm hai phần Học vần và Luyện tập như SGK năm 2002. Phần học vần dạy chữ, dạy vần; phần luyện tập tổng hợp củng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã hình thành từ phần học vần thông qua các bài tập đọc, viết, nghe, nói được tổ chức theo 3 chủ điểm: Gia đình, trường học, thiên nhiên.

Về dung lượng: Mỗi bài ở phần học vần thường chỉ dạy 2 chữ cái hoặc 2 vần thậm chí có bài chỉ dạy 1 chữ cái, 1 vần

Về quy trình dạy và học: Các bài học vần được triển khai với quy trình gồm 6 bước:  (1) Làm quen với từ khóa chứa âm vần cần học, (2) Đánh vần, (3) Mở rộng vốn từ và củng cố âm vần mới; (4) Làm quen với chữ ghi ầm, vần mới học, (5) Tập đọc, (6) Tập viết âm vần mơi học và từ ngữ ứng dụng. Điều này giúp GV không bỡ ngỡ với SGK mới.

II. Điểm mới của SGK Tiếng việt 1 bộ sách Cánh Diều

a. Các bài học chữ học vần

SGK có mô hình đánh vần giúp GV dễ dạy. HS dễ học, phụ huynh HS cũng dễ dàng theo dõi và giúp đỡ con em trong việc học.

- Mỗi bài học chữ, học vần đều có bài tập củng cố âm, vần mới học với các hình ảnh sinh động vừa có tác dụng củng cố âm, vần mới học mới học vừa mở rộng vốn từ cho HS.

- Ngay từ những tuần đầu tiên, sách đã tận dụng những chữ, những vần HS đã biết để tạo ra những bài tập đọc có nghĩa, giúp HS phát triển kĩ năng đọc nhanh và vững chắc. Các bài đọc tăng dần đều số chữ với tần suất lặp lại những chữ và vẫn đã học rất cao, giúp HS không cần mất nhiều thời giờ ôn tập mà vẫn không quên chữ, quên vần.

- Nếu SGK hiện hành yêu cầu HS viết  bảng con và viết vở ngay trong giờ học vần khiến HS gặp khó khăn vi phải thực hiện quá nhiều hoạt động trong cùng một tiết học thi SGK Cánh Diều sắp xếp mỗi tuần 2 tiết dành riêng cho hoạt động tập viết vào vở, giúp hs có thời gian viết thoải mái hơn.

b. Các bài luyện tập tổng hợp 

Trong phần luyện tập tổng hợp có 2 kiểu bài lần đầu tiên xuất hiện trong SGK là Tự đọc sách báo và Góc sáng tạo.

  • Trong giờ tự đọc sách báo học sinh được rèn luyện khả năng tự học, tự đọc thông qua việc mang sách báo đến lớp để đọc
  • Trong giờ Góc sáng tạo hs được vận dụng những điều mình đã học, đã biết vào việc tạo lập các văn bản đa phương thức như: Làm bưu thiếp tặng người thân, sưu tầm tranh ảnh.......

Các điểm mới khác

1. Tên bài

Khác với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002, tên bài trong SGK Tiếng Việt 1 chỉ là tên chữ hoặc vần được học, không bao gồm từ khóa. Ví dụ, cùng dạy các vần có bán âm cuối i, y, nhưng tên bài 36 của SGK năm 2002 là ay – bay, ây – dây; còn tên bài 97 trong SGK Tiếng Việt 1 chỉ là 2 vần ai – ay, không bao gồm các từ khóa. Không đưa các từ khóa vào tên bài, tên bài sẽ ngắn gọn hơn, thể hiện rõ hơn mục tiêu của bài.

2. Cách dạy

Cấu trúc các bài học chữ và vần trong SGK Tiếng Việt 1 có nhiều điểm kế thừa SGK Tiếng Việt 1 năm 2002, giúp GV dễ hình dung được cách dạy. Đó là một thuận lợi. Tuy nhiên, để dạy sách đạt kết quả tốt, GV cần nắm vững những điểm mới trong quy trình dạy. Ví dụ: Các văn bản đọc có số tiếng nhiều hơn theo yêu cầu của CT mới, đòi hỏi phải có quy trình dạy đọc khác với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002 (trong SGK Tiếng Việt 1 năm 2002, mỗi bài tập đọc là văn xuôi chỉ có 1, 2 câu; mỗi bài tập đọc là thơ chỉ khoảng 4 dòng).

2.1. Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ

Phần mở rộng vốn từ của SGK Tiếng Việt 1 năm 2002 không có hình ảnh minh hoạ, vì vậy GV phải tự tìm hình ảnh để giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ. Trong SGK Tiếng Việt 1, các bài tập mở rộng vốn từ không chỉ có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, giúp HS hiểu nghĩa của từ mà còn được thể hiện thành những trò chơi rất thú vị như: hái táo, giúp thỏ đem cà rốt vào kho, xếp trứng, sút bóng vào khung thành, dỡ hàng hóa từ toa tàu xuống thùng, bốc hàng hóa từ thùng lên toa tàu, xếp hoa thành nhóm.

2.2. Luyện tập

a) Tập đọc

Trong SGK Tiếng Việt 1 năm 2002, phần Học vần không có văn bản nào dài đến 30 tiếng. Đối chiếu với yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình môn Ngữ văn 2018 thì độ dài văn bản đọc trong giai đoạn Học vần phải tăng thêm mới bảo đảm cuối năm đọc được những văn bản có độ dài từ 90 đến 130 chữ (tiếng). Trong SGK Tiếng Việt 1, độ dài của văn bản được được tăng dần, từ trên dưới 10 tiếng, trên dưới 20 tiếng, đến trên dưới 30 tiếng… để cuối giai đoạn Học vần (tuần 26), văn bản đạt độ dài khoảng 70-75 tiếng (cả tên bài).

Để giờ học nhẹ nhàng, tập trung vào tập đọc, khác với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002, SGK Tiếng Việt 1 không tổ chức quá nhiều hoạt động như luyện nói, viết bảng, viết vở trong bài học chữ, học vần mà dành toàn bộ tiết 2 cho luyện đọc. Câu hỏi đọc hiểu rất đơn giản, chủ yếu dưới dạng trắc nghiệm khách quan (đối chiếu, lựa chọn, đúng, sai,…), giúp HS hiểu bài tốt hơn.

b) Tập viết vào bảng con

Theo phân phối chương trình, cứ sau 2 bài học chữ hoặc học vần, SGK Tiếng Việt 1 bố trí 1 tiết viết vở để HS tập viết các chữ hoặc vần mới học. Như vậy, trong bài học chữ, học vần, HS chỉ tập viết vào bảng con. Đây là một điểm khác với phân phối chương trình của SGK Tiếng Việt 1 năm 2002.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
3 5.583
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm