Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm)
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều là mẫu giáo án cả năm theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm theo chương trình mới
Hiện tại đã cập nhập Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều cả soạn ngang và chia cột, mời các thầy cô tải về để xem đầy đủ. Nếu muốn chỉnh sửa giáo án hãy chọn tải định dạng .Doc.
I. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều soạn ngang
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tuần 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1. Mục tiêu
HS được tham gia và làm quen với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ
2. Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức
+ Chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục
+ Đứng nghiêm trang.
+ Thực hiện nghi lễ: chào cờ, hát Quốc ca.
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường
- GV giới thiệu và nhấn mạnh hơn cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục HS tình yêu Tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng sống; gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS
+ Một số hoạt động trong tiết chào cờ: thực hiện nghi lễ chào cờ, nhận xét thi đua của các lớp trong tuần; tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho HS, góp phần giáo dục một số nội dung: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Làm quen với trường học mới, trường tiểu học
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường
- Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học
- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường
- Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Tham quan trường học
1. Mục tiêu
Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học
2. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:
+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?
+ Em thích những gì có trong các bức tranh?
+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
- GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các caau hỏi như:
+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?
+ Em thích nơi nào nhất trường?
3. Kết luận
HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc
a) Mục tiêu
Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học
b) Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng
c) Kết luận
- HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp
- HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình
Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích”
a) Mục tiêu
Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học
b) Cách tiến hành
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS
- Luật chơi:
+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc
+ HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ
- GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng
c) Kết luận
HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học
Tiết 3: SINH HOẠT LỚP
CÁC BẠN CỦA EM
1. Mục tiêu
HS bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới trong lớp
2. Gợi ý cách tiến hành
- GV ổn định và sắp xếp, đổi lại chỗ ngồi của các HS trong lớp (nếu cần)
- Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. GV có thể gợi ý một số câu hỏi: Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giừo học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?
- Một số cặp HS lên trước lớp và giới thiệu về bản thân
- GV nhận xét và nhấn mạnh với HS về việc làm quen với các hoạt động học tập, vui chơi và thân thiện, đoàn kết với các bạn khi ở trường
Tuần 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
1. Mục tiêu
HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện
2. Gợi ý cách tiến hành
Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Có thể có những hoạt động như sau:
- Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện
- Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học tập tốt, khuyến khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí thành một đôi
- Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài; giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu; tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài ở nhà
Vì nội dung giáo án rất dài, nên mời bạn tải file về để xem đầy đủ giáo án cả năm
II. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều chia cột
1. Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm chủ đề làm quen bạn mới
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN BẠN MỚI
(3 tiết)
I/ MỤC TIÊU
Thực hiện xong chủ đề, HS:
- Về kĩ năng nhận thức: Biết cách giới thiệu về bản thân mình với những người bạn mới; biết hỏi thăm, làm quen những người bạn mới; biết yêu quý bạn.
- Về năng lực ngôn ngữ, giao tiếp: mạnh dạn trình bày trước nhiều người, biết nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân.
- Về năng lực ghi nhớ: ghi nhớ được tên các bạn trong lớp.
- Năng lực hợp tác: biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bố trí phòng học (lựa chọn vị trí sân trường) phù hợp để tổ chức hiệu quả các hoạt động.
- Phiếu tự đánh giá.
- Phiếu đồng đẳng.
2. Học sinh:
- Giấy A4, bút chì, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán.
III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỢC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề
a. Mục tiêu:
Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài.
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đoàn kết”
Bước 1: GV yêu cầu HS đứng lên xếp thành vòng tròn để bắt đầu chơi.
Bước 2: GV phổ biết cách chơi:
Khi GV hô “Đoàn kết, đoàn kết”, HS sẽ hỏi lại “Kết mấy, kết mấy?”
GV yêu cầu “Kết…” (kèm theo 1 chữ số - nên chọn từ sồ 2 đến số 5).
Sau khi nghe yêu cầu của GV, HS phải nhanh chóng tìm các bạn trong lớp sao cho đủ với số người mà GV yêu cầu kết và các bạn phải nắm lấy tay nhau.
Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi 3 – 4 lần.
Bước 4: GV tổng kết, trao đổi với cả lớp:
+ Các em cảm thấy như thế nào khi chơi trò chơi này?
+ Cô thấy các bạn lớp mình rất nhanh nhẹn và thông minh.
GV trao đổi: Các em ạ! Trong cuộc sống của chúng ta rất cần có sự đoàn kết vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Trong học tập cũng vậy, chúng ta cần có những người bạn để chia sẻ những buồn vui, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập.
+ Các em có thích mình có nhiều bạn không?
+ Các em đã làm quen được với những ai trong lớp mình rồi?
+ Hôm nay, cô và các em sẽ cũng nhau làm quen với những người bạn mới trong lớp mình. Các em có đồng ý không nào?
2. Hoạt động 2: Chúng ta là bạn
a. Mục tiêu:
HS biết giới thiệu bản thân mình với người khác và biết hỏi thăm, làm quen với những người bạn mới.
b. Cách thực hiện: sử dụng phương pháp hỏi – đáp, phỏng vấn, trình bày.
Bước 1: Giới thiệu bản thân.
+ Các bạn hãy giới thiệu cho cô và cả lớp biết tên của mình nào (Gọi lần lượt từng HS).
+ GV khen ngợi: Cô thấy các bạn lớp mình tên bạn nào cũng hay.
+ Sau khi nghe các bạn giới thiệu tên, em nhớ được tên của những bạn nào?
Bước 2: Làm quen với người bạn mới.
+ Theo em khi muốn làm quen với một người bạn mới chúng ta phải làm gì?
- Chào hỏi
- Hỏi tên của bạn
- Hỏi về sở thích của bạn.
+ Hãy đứng cạnh một người bạn mà em chưa biết tên trong lớp mình.
+ Các em hãy hỏi thăm người bạn đang đứng cạnh mình xem bạn ấy tên gì và có sở thích như thế nào nhé.
+ Các cặp trao đổi.
+ GV gọi 2-3 cặp trình bày kết quả.
GV nhận xét: sự tự tin của HS khi trình bày và kết quả HS đạt được sau khi trao đổi với bạn.
3. Hoạt động 3: Chúng ta là bạn của nhau
a. Mục tiêu: Giúp HS thân thiết hơn, gần gũi hơn với nhau, biết được tên của một số bạn gần giống với tên của mình, ghi nhớ tên của các bạn nhóm khác.
b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đoàn tàu siêu tốc”
Bước 1: GV phổ biến cách chơi:
GV sẽ chia lớp thành các toa tàu mang tên các chữ cái: VD toa A là gồm các bạn có tên bắt đầu bằng chữ A và chữ Â; Toa B gồm những bạn có tên bắt đầu bằng chữ B,…. Các bạn cùng một toa sẽ xếp thành một hàng dọc, 2 tay bạn đứng sau để lên vai bạn đứng trước. Các toa tàu đứng cách nhau khoảng 2m. Khi GV hô “Tàu đi” thì HS đáp “xình xịch, xình xịch…” HS ở toa A sẽ di chuyển đến toa B, HS toa B sẽ nối vào với toa A; Tiếp tục đi đến toa C, HS toa C sẽ nối vào phía sau toa B,… cứ thế cho đến khi cả lớp xếp đươc thành một hàng dọc.
GV hô “Tàu vào bến”, HS đáp “Tu tu…Tu tu” và nhanh chóng xếp thành một vòng tròn (tay bạn phía sau vẫn để lên vai bạn phía trước) và tiếp tục di chuyển theo vòng tròn.
GV hô “Đến ga”, HS đáp “Kít!” và thu hẹp vòng tròn, ngồi lên đùi bạn phía sau sao cho ko bị đứt quãng.
Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 2-3 lần.
Bước 3: GV tổng kết, trao đổi.
+ Các em có thích trò chơi này không?
+ Ai có thể gọi đúng tên của 2 bạn thuộc toa A? (thay đổi câu hỏi bằng cách thay đổi tên các toa)
4. Hoạt động 4: Xây dựng tình bạn đẹp
a. Mục tiêu: HS biết quý trọng tình bạn.
b. Cách thực hiện: hỏi đáp, trao đổi.
+ GV giữ nguyên nhóm đã chia như ở hoạt động 3.
+ Tổ chức thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Theo các em, khi chúng ta đã làm quen được với những người bạn mới, chúng ta nên làm gì để giúp tình bạn đó trở nên thân thiết hơn?
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ GV tổng kết, trao đổi: Để có được tình bạn ban đầu chúng ta phải làm quen với nhau. Sau đó chũng ta nên thực hiện những điều sau để tình bạn thêm thân thiết:
- Cùng nhau chơi các trò chơi bổ ích trong giờ ra chơi.
- Kể cho nhau nghe những chuyện vui, chia sẻ những chuyện buồn.
- Giúp nhau học tập….
- Yêu quý bạn.
5. Hoạt động 5: Người bạn đặc biệt
a. Mục tiêu: HS ghi nhớ và tái hiện lại những đặc điểm nổi bật của một người bạn mới.
b. Cách thực hiện: vẽ tranh
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ
Mỗi bạn sẽ vẽ 1 bức tranh về người bạn mới mà em ấn tượng nhất trên tờ giấy A4.
Bước 2: Học tiến hành vẽ tranh.
Bước 3: GV tổng kết, trao đổi
+ Các em hãy giơ cao bức tranh của mình lên nào.
+ Chọn một bức tranh của 1 HS và cho cả lớp cùng quan sát. Mời “tác giả” nói những đặc điểm nổi bật của người bạn đã vẽ (không nói tên bạn được vẽ). Yêu cầu lớp đoán thử xem đó là bạn nào – Tác giả sẽ xác nhận câu trả lời là đúng hay sai.
+ HS tặng tranh cho nhau.
6. Hoạt động 6: Cây tình bạn.
a. Mục tiêu: Củng cố bài học.
b. Cách thực hiện: Xé dán
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ:
GV chia lớp theo nhóm ở hoạt động 3. Các nhóm có nhiệm vụ xé dán hình một cái cây, mỗi quả trên cây viết tên của 1 bạn trong nhóm.
Bước 2: HS tiến hành xé dán (GV tới hỗ trợ các nhóm, hướng dẫn các nhóm cách xé dán các bộ phận của cây và viết tên các bạn cho đúng chính tả)
Bước 3: Triển lãm, trưng bày cây tình bạn của các nhóm.
Bước 4: Các nhóm nhận xét về cây tình bạn của nhóm khác.
Bước 5: GV tổng kết, trao đổi.
+ Muốn cho 1 cái cây tươi tốt thì chúng ta phải làm gì?
+ Muốn cây xanh tươi thì phải thường xuyên chăm sóc. Tình bạn cũng vậy đó các em ạ! Muốn tình bạn đẹp thì chúng ta phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau, yêu thương và quý mến lẫn nhau. Cô hi vọng cây tình bạn của chúng ta sẽ được chăm sóc cẩn thận để ngày càng tươi tốt nhé!
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. HS tự đánh giá
+ GV phát phiếu tự đánh giá và hướng dẫn HS cách đánh giá.
+ HS tiến hành tự đánh giá.
+ GV thu phiếu.
2. HS đánh giá bạn trong nhóm thông qua phiếu đồng đẳng.
+ GV phát phiếu đồng đẳng và hướng dẫn HS cách đánh giá.
+ HS tiến hành đánh giá.
+ GV thu phiếu.
PHIẾU ĐỒNG ĐẲNG
Họ và tên | Mức độ tham gia các hoạt động tích cực, hiệu quả | ||
Tốt | Khá | Trung bình | |
Bạn A | |||
Bạn B | |||
…. |
3. GV đánh giá.
2. Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm chủ đề trường tiểu học
Chủ đề Trường tiểu học
1. Mục tiêu
Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:
- Nêu được một số quy định an toàn khi tham gia giao thông.
- Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
- Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường, chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông ở cổng trường.
- Có ý thức chấp hành đúng và nhắc nhở người thân tham gia giao thông an toàn ở cổng trường.
- Tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng Cổng trường an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên
- Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học (hoạt động giáo dục theo chủ đề).
- Tranh ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông ở cổng trường, một số biến báo giao thông đường bộ (sinh hoạt dưới cờ hoặc sinh hoạt lớp)
b) Học sinh
Một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề An toàn giao thông (sinh hoạt lớp).
3. Gợi ý các hoạt động trong tuần
3.1. Sinh hoạt dưới cờ
- Mục tiêu
- HS có kiến thức về các quy định an toàn khi tham gia giao thông.
- HS có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường.
Cách tiến hành
- Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Cổng trường an toàn giao thông” (có thể mời một cán bộ công an giao thông hướng dẫn cho HS):
+ Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”: đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.
+ Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: Xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về; Để xe đúng quy định theo hàng, lối; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy, xe đạp điện; Nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS…
3.2. Hoạt động giáo dục theo chủ đề
1. Mục tiêu
Sau các hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
- Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường.
2. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”
- Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
- Cách tiến hành:
- Thực hiện trò chơi theo nhóm
- HS chia thành các nhóm 6- 10 người.
- GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba”… Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc.
- Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: Em có vui khi tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?...)
- 2 đến 3 HS trả lời. GV nhận xét và rút ra kết luận: Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn.
Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở trường
- Mục tiêu:
- Liên hệ và tự đánh giá những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường.
- Học sinh hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường.
- Cách tiến hành:
- Làm việc cả lớp
- HS quan sát các tranh trong SHS (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì?
- Làm việc theo nhóm 2 đến 4 học sinh
- HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào?
+ Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường?
+ Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì?
- HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Kết luận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường…
3.3. Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu
HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”.
b.) Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như:
- Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ; thi sắm vai tham gia giao thông; sắm vai xử lí các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ…
- Thảo luận và chia sẻ cặp đôi và toàn lớp về: những việc mà bản thân đã chứng kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào Cổng trường an toàn giao thông; những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn….
- Múa hát theo chủ đề An toàn giao thông.
3. Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm chủ đề Lớp học sạch, đẹp
CHỦ ĐỀ: “LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP” - LỚP 1 (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt:
- HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động, phát huy tính sáng tạo của bản thân.
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: HS có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp; có thói quen sắp xếp đồ dùng học tập và các vật dụng ngăn nắp.
- Phẩm chất nhân ái: Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi thực hiện nhiệm vụ.
- Phẩm chất trung thực: HS nêu nhận xét, ý kiến của bản thân một cách thẳng thắn.
- Chăm chỉ: Học sinh làm các việc cụ thể hằng ngày để góp phần bảo vệ cảnh quan trường lớp.
- Phẩm chất yêu nước: Yêu trường, lớp; yêu lao động.
b. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: mạnh dạn trình bày trước nhiều người, biết nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân; biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra những cách giải quyết, suy nghĩ của bản thân; tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của cá nhân và của nhóm.
- Năng lực thể chất: Tham gia các trò chơi vận động, vệ sinh trường lớp.
- Năng lực thẩm mĩ: Tham gia vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Máy tính, loa.
- Phiếu hoạt động nhóm.
- Phiếu đánh giá các nhân, phiếu đồng đẳng.
b. Học sinh:
- Dụng cụ lao động: giẻ lau, chổi, hót rác.
- Giấy A3, bút màu, bút chì.
III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG:
1. Chuỗi hoạt động tổ chức bài học.
Tên hoạt động | Mục tiêu | Phương thức tổ chức | Thời gian dự kiến | Năng lực, phẩm chất | Cơ sở đánh giá |
Khởi động | HS có ý thức bảo vệ môi trường. | Tổ chức trò chơi “Những chiến binh xanh” | 10’ | + Năng lực: năng lực thể chất; năng lực hợp tác. + Phẩm chất: trách nhiệm | Kết quả tham gia trò chơi của các nhóm |
Khám phá | Hoạt động 1: + HS làm các việc thiết thực giúp giữ gìn vệ sinh trường lớp. + Nêu ý nghĩa của việc giữ trường lớp sạch, đẹp. | Phỏng vấn, hỏi đáp | 5’ | + Năng lực: năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ, tự học. + Phẩm chất: yêu lao động. | Kết quả thảo luận; câu trả lời của nhóm, của các nhân HS |
Hoạt động 2: Xử lý tình huống + HS giải quyết một số tình huống thường gặp. + HS nêu vai trò ý thức mỗi cá nhân đối với việc giữ gìn vệ sinh chung | GV cho hs xem video về 2 tình huống: + HS vứt rác bừa bãi. + HS coi việc giữ vệ sinh trường lớp là việc của các cô lao công | 10’ | + Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác. + Phẩm chất: yêu trường lớp, có trách nhiệm | Kết quả thảo luận | |
Hoạt động 3: + HS có hứng thú với các hoạt động vệ sinh trường lớp | Vẽ tranh theo nhóm | 10’ | + Năng lực: hợp tác, sáng tạo; thẩm mĩ. + Phẩm chất: có tinh thần trách nhiệm. | Các bức tranh của các nhóm | |
Luyện tập, thực hành | + HS lao động vệ sinh trường, lớp + HS sắp xếp đồ dùng cá nhân và dụng cụ học tập ngăn nắp | Tổ chức lao động vệ sinh lớp học (lau bàn ghế, cửa kính, quét phòng học, sắp xếp giá sách, bàn ghế, vật dụng cá nhân, đồ dùng học tập trong lớp) | 35’ | + Năng lực: hợp tác; tự chủ, tự học, thẩm mĩ. + Phẩm chất: Yêu lao động. | Kết quả vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng cá nhân của HS |
Vận dụng | + HS giữ gìn vệ sinh trường lớp để chào mừng ngày 20/11 + HS hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp ở trường cũng như ở nhà | + GV phát đông phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh trường lớp chào mừng ngày 20/11 giữa các tổ. + HS lập kế hoạch hoạt động vệ sinh ở trường và ở nhà | 20’ | + Năng lực: Tự chủ, tự học; hợp tác. + Phẩm chất: trách nhiệm | Kết quả quá trình thực hiện phong trào – theo ngày, theo tuần. |
Đánh giá | + HS đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của cá nhân và các bạn trong nhóm. + GV đánh giá được sự tự giác của HS khi tham gia các hoạt động và những tiến bộ cụ thể của từng em | + Phát phiếu đánh giá của cá nhân. + Phát phiếu đồng đẳng | 15’ | + Năng lực: giải quyết vấn đề, tự chủ tự học. + Phẩm chất: Trung thực. | + Phiếu đánh giá: cá nhân, đồng đẳng + Kết quả tham gia các hoạt động của HS |
2. Các hoạt động cụ thể.
Hoạt động khởi động – kết nối chủ đề:
a. Mục tiêu:
HS có ý thức bảo vệ môi trường.
b. Cách thức thực hiện:Tổ chức trò chơi “Những chiến binh xanh”
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 đội.
- Bước 2: GV phổ biến cách chơi.
HS sẽ là những chiến binh xanh giúp giữ gìn trường……. sạch đẹp. GV để trước mỗi đội 1 thùng caton có đề dòng chữ (Hãy cho tôi rác), phát cho mỗi đội 1 giỏ đựng các tờ giấy đã qua sử dụng. Nhiệm vụ của các đội: lần lượt từng thành viên sẽ vò tờ giấy lại và ném vào thùng caton (cách 2m). Đội nào ném trúng đích nhiều hơn đội đó dành chiến thắng.
- Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Bước 4: GV tổng hợp kết quả và trao đổi, dẫn dắt vào chủ đề.
Hoạt động khám phá.
Hoạt động 1:
1. Mục tiêu:
+ HS làm các việc thiết thực giúp giữ gìn vệ sinh trường lớp.
+ Nêu ý nghĩa của việc giữ trường lớp sạch, đẹp.
2. Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Phỏng vấn nhanh.
+ HS tiến hành phỏng vấn nhanh theo cặp về nội dung:
“Bạn đã làm những việc gì để giữ gìn vệ sinh ở môi trường xung quanh?”
“Bạn đã tham gia các hoạt động nào để giữ trường lớp sạch, đẹp?”
- Bước 2: Hỏi đáp.
GV đặt câu hỏi: “Việc giữ gìn trường lớp sạch, đẹp có tác dụng gì đối với chúng ta?”
HS trả lời và tham gia nhận xét ý kiến của các bạn.
+ Giúp cảnh quan trường lớp đẹp hơn.
+ Đảm bảo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, tăng cường sức khỏe.
+ Hình thành các thói quen tốt.
- Xử lý tình huống.
1. Mục tiêu:
+ HS giải quyết một số tình huống thường gặp.
+ HS nêu vai trò ý thức mỗi cá nhân đối với việc giữ gìn vệ sinh chung
2. Cách thức thực hiện:
- Bước 1: GV cho HS xem video về 2 tình huống (HS vứt rác bừa bãi, HS coi việc giữ vệ sinh trường lớp là việc của các cô chú lao công)
- Bước 2: HS tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi “Nếu em là bạn của bạn nhỏ trong video em sẽ làm gì?”
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Bước 4: GV nhận xét và trao đổi.
Vẽ tranh
1. Mục tiêu:
HS có hứng thú với các hoạt động vệ sinh trường lớp
2. Cách thức thực hiện: Vẽ tranh theo nhóm.
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm vẽ một bức tranh về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
- Bước 2: HS tiến hành vẽ tranh.
- Bước 3: Triển làm tranh.
- Bước 4: HS nhận xét bức tranh của nhóm bạn.
- Bước 5: GV tổng kết và trao đổi.
Hoạt động luyện tập, thực hành:
1. Mục tiêu:
+ HS lao động vệ sinh trường, lớp
+ HS sắp xếp đồ dùng cá nhân và dụng cụ học tập ngăn nắp
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức lao động tại lớp.
- Bước 1: HS sắp xếp lại đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập của mình ở lớp.
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho cách nhóm tiến hành lao động vệ sinh lớp học: Quét phòng học, lau bảng, lau bàn ghế, lau cửa kính.
- Bước 3: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Hoạt động vận dụng:
1. Mục tiêu:
+ HS giữ gìn vệ sinh trường lớp để chào mừng ngày 20/11
+ HS hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp ở trường cũng như ở nhà
2. Cách thức thực hiện:
+ GV phát đông phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh trường lớp chào mừng ngày 20/11 giữa các tổ (Phát phiếu theo dõi thực hiện phong trào cho nhóm trưởng).
+ HS lập kế hoạch hoạt động vệ sinh của nhóm làm ở trường, lớp và của cá nhân làm ở nhà.
4.5. Hoạt động đánh giá.
1. Mục tiêu
+ HS đánh giá được mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của cá nhân và các bạn trong nhóm.
+ GV đánh giá được sự tự giác của HS khi tham gia các hoạt động và những tiến bộ cụ thể của từng em.
2. Cách thức thực hiện:
- GV phát phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đồng đẳng cho HS, hướng dẫn HS cách đánh giá.
- GV tổng hợp kết quả phiếu, kết quả tham gia các hoạt động của HS để đánh giá. Có hướng giúp đỡ từng HS cụ thể.
Vì nội dung giáo án rất dài, nên mời bạn tải file về để xem đầy đủ giáo án cả năm
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Giáo án Word
- Giáo án lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án lớp 1 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
- Giáo án lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Tự nhiên - Xã hội lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
- Giáo án Toán lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án TNXH lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án HĐTN lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cùng học để phát triển
- Giáo án Mĩ thuật 1 Cùng học để phát triển năng
- Giáo án lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Toán lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án lớp 1 sách Kết nối tri thức
- Giáo án Powerpoint
- Giáo án PowerPoint Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 1 sách Cánh diều
- Giáo án PowerPoint Toán lớp 1 sách Cánh diều
- Giáo án PowerPoint Đạo Đức lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Đạo đức lớp 1 sách Cùng học
- Giáo án PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- Giáo án PowerPoint Mĩ thuật lớp 1 sách Cùng học
- Giáo án PowerPoint Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri
- Giáo án PowerPoint STEM lớp 1
Bài viết hay Học tập
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Đắk Lắk 2024
Suy nghĩ về nhận định Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên chữ tin
Giải thích câu tục ngữ Tôn sư trọng đạo
Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
Phương châm về lượng là gì?
Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 5 sách Chân trời sáng tạo năm 2024-2025