Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều (trọn bộ cả năm)

Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều là giáo án bài giảng theo chương trình GDPT mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

I.  Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm soạn ngang

CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.

- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

- HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.

- Thảo luận lớp:

+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?

+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?

- GV giới thiệu bài mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường

Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?

- Một số HS nêu ý kiến cá nhân.

- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?

- HS nêu ý kiến.

- GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

- HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.

- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4,

- GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.

Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.

Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.

Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.

Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.

Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.

Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.

Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.

Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:

+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?

+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?

+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?

- HS làm việc theo nhóm đôi - GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.

- GV kết luận:

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.

+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.

+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

- HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy.

- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh.

- Một số HS nêu tình huống.

- GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tinh huống.

- HS làm việc theo cặp.

- Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận:

+ Tình huống - 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học.

+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung.

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học.

Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:

Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy?

Những điều nào em chưa thực hiện?

Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy?

- HS suy nghĩ, tự đánh giá.

- HS chia sẻ tự đánh giá với bạn ngồi bên cạnh.

- GV mời một số HS chia sẻ trước Lớp.

- GV tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong Lớp học tập theo các bạn đó.

Hoạt động 3: Cam kết thực hiện Nội quy

Mục tiêu: HS thể hiện được cam kết thực hiện Nội quy lớp học mà các em đã xây dựng.

Cách tiến hành:

- GV treo bản Nội quy lên trên bảng và hỏi: Đây là bản Nội quy của trường, Lớp mình mà chúng ta đã vừa tìm hiểu. Thực hiện bảri Nộì quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội quynày không? Chúng ta có thể thể hiện quyết tâm thực hiện nội quy bằng cách nào?

- GV hướng dẫn HS cách thể hiện cam kết thực hiện nội quy.

- HS lần lượt đi lên phía trên lớp học và ấn hình bàn tay hoặc ngón tay có mực màu của mình lên xung quanh bản Nội quy.

- GV khen ngợi cả lớp và chúc cả Lớp luôn giữ đúng cam kết thực hiện nội quy.

D. Vận dụng

Vận dụng trong giờ học: GV tổ chức cho HS:

Cùng bạn tập xếp hàng khi ra, vào Lớp.

Cùng bạn tập chào khi thầy cô giáo ra, vào Lớp.

Vận dụng sau giờ học: GV hướng dẫn HS:

- Hằng ngày nhớ thực hiện nội quy nhà trường, lớp học.

- Nhắc nhở khi thấy bạn em chưa thực hiện nội quy.

E. Tổng kết bài học

- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Nội quy trường, lớp học là những quy định để giúp học sinh tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- GV cho HS cùng đọc theo GV lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 6.

- GV yêu cầu 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.

CHỦ ĐỀ: SINH HOẠT NỀN NẾP

BÀI 2. GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

- Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.

- Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?

- HS chia sẻ cảm xúc và lí do thích hay không thích căn phòng.

- GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ hai vì rất gọn gàng, sạch sẽ.

- GV giới thiệu bài học mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”

Mục tiêu:

- HS trình bày được nội dung câu chuyện.

- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh trong từng tranh.

- HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo tùng tranh.

- GV kể lại nội dung câu chuyện theo tranh: Buổi sáng, chuông đồng hồ reo vang báo đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm lát nữa. Đến khi tỉnh giấc, Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo đồng phục, nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tim hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong lớp lắng nghe cô giảng bài.

Hoạt động 2: Thảo luận

Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”.

+ Vì sao bạn Minh đi học muộn?

+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?

- HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV kết luận: sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền đẹp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp

Mục tiêu:

  • HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và trả lời câu hỏi sau:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?

- HS làm việc theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước Lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.

- GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh:

Tranh 1: Treo quần áo lên giá, lên mắc áo.

Tranh 2: xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc.

Tranh 3: xếp giày dép vào chỗ quy định.

Tranh 4: xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định (tủ, hộp).

Tranh 5: Treo hoặc cất chổi vào chồ quy định.

Tranh 6: sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà.

GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là đế đồ dùng vào đúng chồ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cặp sách, giá sách, góc học tập; quần áo sạch gấp và để vào tủ; quần áo bẩn cho vào chậu/túi đế giặt; quần áo đang dùng treo lên mắc áo; giày dép xếp vào chỗ quy định; mũ nón treo lên giá.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

- HS biết phân biệt hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: QST và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:

+ Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?

+ Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?

- GV nêu nội dung các bức tranh:

Tranh 1: Vân đang tưới cây. Khi nghe bạn gội đi chơi, Vân vứt luôn bình tưới xuống đường đi và ra ngõ chơi cùng các bạn.

Tranh 2: Trong giờ học, Trà gạt giấy vụn xuống sàn lớp học.

Tranh 3: Tùng xếp gọn đồ chơi vào hộp trước khi đứng dậy vào ăn cơm cùng bố mẹ.

Tranh 4: Ngọc sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.

- HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV kết luận:

+ Tình huống 1: Việc vứt bình tưới trên đường, làm đường đi bị vướng và ướt, bình tưới dễ bị hỏng. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Vân nên cất bình tưới vào chỗ quy định trước khi đi chơi.

+ Tình huống 2: Việc gạt giấy xuống sàn làm lớp bẩn, mất vệ sinh, chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Trà nên nhặt giấy vụn và thả vào thùng rác của trường/lớp.

+ Tình huống 3: xếp gọn đồ chơi trước khi ăn vừa bảo vệ đồ chơi, vừa không làm vướng đường đi bong phòng, phòng trở nên gọn gàng. Vỉệc làm của Tùng đáng khen. + Tình huống 4: sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn học giúp Ngọc học tốt, giữ gìn sách vở không thất lạc. Đó là việc em nên làm hằng ngày.

Vì vậy trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng

Mục tiêu:

- HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

- HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí.

- Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.

- Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng. Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu:

- HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.

- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:

+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?

- HS làm việc theo nhóm đôi. Một sổ nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện.

D. Vận dụng

*Vận dụng trong giờ học: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách.

*Vận dụng sau giờ học:

- HS thực hiện tự gấp, cất chăn, chiếu, gối vào đúng chỗ sau giờ ngủ trưa.

- Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học ở nhà

E. Tổng kết bài học

- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

- GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi.

- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học

Bài 3. HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Nêu được một số biếu hiện của học tập và sinh hoạt đúng giờ.

- Giải thích được vì sao cần học tập và sinh hoạt đúng giờ.

- Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem và kể chuyện theo tranh.

- GV yêu cầu 2- 3 nhóm HS kể lại nội dung truyện theo tranh.

- GV kể lại câu chuyện: Buổi sáng mùa thu, trời trong xanh, hoa nở thắm ven đường. Thỏ và Rùa cùng nhau đi học. Rùa biết mình chậm chạp, nặng nề nên đi thẳng đến trường. Còn Thỏ cậy mình chạy nhanh, nên la cà, ngắm hoa, đuổi bướm, nhởn nhơ rong chơi trên đường. Bỗng tiếng trống trường vang lên: Tùng! Tùng! Tùng! báo hiệu đã đến giờ học. Thỏ hoảng hốt, cuống quýt chạy như bay đến trường. Nhưng khi đến cửa lớp, Thỏ thấy các bạn và cô giáo đã có mặt đầy đủ trong lớp, còn bạn Rùa đang bắt nhịp cùng cả lớp vui vẻ hát bài “Lớp chúng mình”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thỏ hay Rùa đến Lớp đúng giờ?

+ Vì sao bạn đến đúng giờ?

- GV kết luận: Rùa đến lớp đúng giờ vì không la cà dọc đường đi học. GV dẫn dắt sang bài học mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ

Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Bạn trong mồi tranh đang làm gì? Việc bạn làm vào lúc đó có phù họp không?

- GV nêu nội dung từng tranh:

Tranh 1: Tùng ngồi vẽ tranh trong giờ học môn Toán.

Tranh 2: Ngân đi ngủ lúc 9 giờ tối.

Tranh 3: Chiến ngồi xem truyện tranh lúc 8 giờ tối, sau khi đã chuẩn bị sách vở cho ngày mai.

Tranh 4: Đã 11 giờ đêm nhưng Quân vẫn đang say mê xem phim trên ti vi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận và lắng nghe ý kiến bổ sung từ các nhóm khác.

- GV kết luận sau từng tranh:

Tranh 1: Tùng ngồi vẽ ưanh trong giờ học môn Toán. Việc làm đó không phù họp.

Tranh 2: Ngân nằm ngủ khi đồng hồ chỉ 9 giờ tối. Việc làm đó phù hợp vì đi ngủ đúng giờ để bảo đảm sức khoẻ cho bạn.

Tranh 3: Chiến ngồi xem truyện tranh vào lúc 8 giờ tối. Đó là việc làm phù họp.

Tranh 4: Quân ngồi xem ti vi khi đã 11 giờ đêm. Đó là việc làm không phù họp vì ngủ muộn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Các biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ là không làm việc riêng trong giờ học, giờ nào việc nấy, đến Lớp đúng giờ, học tập, ăn, ngủ, xem ti vi đúng giờ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ

Mục tiêu:

- HS biết được tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh và thảo luận theo gợi ý sau:

+ Điều gì xảy ra trong mỗi tranh?

+ Không đúng giờ có tác hại gì?

- GV giới thiệu nội dung các tranh:

Tranh 1: Lan đến Lớp học khi cô giáo đang viết bài trên bảng.

Tranh 2: Quân ngủ gật trên bàn học khi cô đang giảng bài. Quân giải thích với cô do tối hôm trước em ngủ quá muộn.

Tranh 3: Trường đang mải bắt con chuồn chuồn. Cô giáo cùng các bạn nhắc Trường lên xe để trở về trường.

- HS thảo luận theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

GV kết luận:

Tranh 1: Lan đi học muộn. Đi muộn sẽ không được nghe đầy đủ bài giảng và làm ảnh hưởng cỗ giáo và các bạn trong lớp.

Tranh 2: Quân ngủ trên giờ học. Bạn sẽ không hiếu bài vì không nghe được cô dạy học, mệt mỏi. Quân ngủ gật vì tối hôm qua ngủ muộn, không đúng giờ.

Tranh 3: Trường mải chơi, bắt chuồn chuồn, dù đã đến giờ xe chạy. Bạn làm mọi người trên xe phải chờ đợi.

Học tập và sinh hoạt không đúng giờ ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả học tập của bản thân, làm phiền người khác, làm giảm sự tôn trọng của người khác đối với mình.

Hoạt động 3: Tìm những cách giúp em thực hiện đúng giờ

Mục tiêu:

- HS nêu được các cách để thực hiện đúng giờ.

- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho cho HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh và thảo luận:

?Có những cách nào để thực hiện đúng giờ?

?Em đã sử dụng cách nào để thực hiện đúng giờ?

- HS thảo luận theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

GV kết luận: Đê thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt, em có thể: nhờ người lớn nhắc nhở; sử dụng chuông đồng hồ báo thức; làm phiếu nhắc việc.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

- HS nhận xét, bày tỏ thái độ tản thành hoặc không tán thành với các hành vi đúng giờ hoặc không đúng giờ.

- HS được phát triển năng lực hr duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS quan sát và nêu nội dung các bức tranh.

Tranh 1: Sau khi đi học về, Lan vứt cặp sách xuống sàn nhà và ngồi chơi lắp ghép. Mẹ Lan hỏi: Giờ này con vẫn chưa tắm à?

Tranh 2: Tiến đang chơi bi cùng các bạn thì đến giờ về nhà. Các bạn rủ Tiến ngồi chơi thêm, nhưng Tiến trả lời: Không, đến giờ tớ phải về rồi!

Tranh 3: Sáng mai, Trung cùng các bạn đi tham quan buổi sáng. Trung nhờ mẹ đặt giờ báo thức giúp.

- GV nêu câu hỏi thảo luận:

?Bạn trong tranh đang làm gì?Em có tán thành việc làm đó hay không? Vì sao?

- HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả thảo luận

GV kết luận:

Tranh 1: Lan mải chơi, chưa tắm. Em không tán thành việc làm đó vì chưa đúng giờ.

Tranh 2: Tiến nhớ đến giờ phải về nhà. Em tán thành việc làm đúng giờ.

Tranh 3: Trung nhờ mẹ hướng dẫn cách đặt chuông để làm việc đúng giờ. Đó là việc nên làm.

Em tán thành các việc học tập, sinh hoạt đúng giơ và không tán thành các việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ của người xung quanh.

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Mục tiêu:

- HS biết tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt của bản thân.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:

+ Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ?

+ Những việc làm nào bạn chưa đúng giờ?

- HS chia sẻ theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày trước Lớp.

GV khen những HS đã luôn đúng giờ trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lợp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt.

D. Vận dụng

Vận dụng trong giờ học: Cùng bạn làm phiếu nhắc việc.

Vận dụng sau giờ học: HS thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.

E. Tổng kết bài học

- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 18.

- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.

CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

BÀI 4 SẠCH SẼ, GỌN GÀNG

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng.

- Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng.

- Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát “Thật đáng yêu” - Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại đáng yêu?

- HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét và giới thiệu bài mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Quan sát tranh

Mục tiêu: HS xác định được ai là người sạch sẽ, gọn gàng.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát ưanh ở mục a SGK Đợỡ đức 1, trang 19 và xác định ai là người sạch sẽ, gọn gàng.

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số HS trình bày ý kiến.

GV kết luận: Bạn trong tranh 2 là người sạch sẽ, gọn gàng vì: tóc được chải gọn, quần áo sạch sẽ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng

Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng.

GV mời một số HS lên trình bày.

GV kết luận: Những biểu hiện của người sạch sẽ gọn gàng: chân, tay, mặt,. . . luôn sạch; tóc được chải gọn; quần áo chỉnh tề, sạch sẽ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để sạch sẽ, gọn gàng

Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng và lợi ích của những việc làm đó.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 20 và trả lời các câu hỏi:

Bạn trong mỗi tranh đang làm để sạch sẽ, gọn gàng?

Những việc làm đó nên được thực hiện vào lúc nào?

Những việc làm đó có ích lợi gì?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số HS đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm trên, em còn biết những việc làm nào khác để luôn sạch sẽ, gọn gàng?

GV mời HS trả lời câu hỏi.

GV kết luận:

Tranh 1: Bạn đang đánh răng, cần đánh răng ít nhất hai lần/ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ. Đánh răng để cho răng không bị sâu, miệng luôn sạch. Tranh 2: Bạn đang rửa mặt. cần rửa mặt thường xuyên sau khi ngủ dậy, khi vừa đi ngoài đường về nhà để mặt luôn sạch, không bị đau mắt. . .

Tranh 3: Bạn đang chải đầu. cần chải đầu sau khi ngủ dậy, trước khi đi học, và những lúc tóc bị rối để tóc luôn mượt, gọri và đẹp.

Tranh 4: Bạn mặc quần áo đi học và soi gưoug. cần mặc chỉnh tề trước khi đi học, đi ra ngoài đường hay tham gia các hoạt động chung để luôn sạch sẽ, gọn gàng và đẹp.

Tranh 5: Bạn đang thắt dây giày, cần thắt dây giày mồi khi đi giày hay khi dây giày bị tuột để đảm bảo an toàn, không bị ngã khi di chuyển.

Tranh 6: Bạn đang rửa tay sau khi đi vệ sinh, cần rửa tay thường xuyên: trước khi ăn, sau khi đi học hoặc đi chơi về, sau khi đi vệ sinh,. . . để tay luôn sạch, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá.

Tranh 7: Bạn đang tắm. cần tắm ít nhất một lần/ngày để cơ thể sạch sẽ, thơm tho, không mắc các bệnh về da.

Tranh 8: Bạn đang cắt (bấm) móng tay. cần cắt (bấm) móng tay khi móng tay mọc dài để tay luôn sạch, không làm xước da.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét tranh

Mục tiêu:

HS xác định được những việc không nên làm đế bản thân sạch sẽ, gọn gàng.

HS được phát triển kỹ năng tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

GV kết luận: Những việc không nên làm để sạch sẽ, gọn gàng.

+ Đùa nghịch trong vũng nước bẩn. Vì quần áo sẽ bị bẩn, nước bẩn có thể bắn vào mắt, da gây ngứa, bệnh ngoài da.

+ Vừa đi học về, lấy tay bốc thức ăn. Vì bốc thức ăn khi chưa rửa tay sẽ dễ bị giun, sán, dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá.

+ Bôi tay bẩn vào áo, tóc để rối, bù xù. Vì tay bẩn mà bôi lên áo sẽ làm cho áo bẩn, mất vệ sinh, tóc để rối thì không gọn gàng, sạch, đẹp.

Lưu ý: Khi gọi các nhóm lên trình bày, có thể cho mồi nhóm nhận xét một tranh để nhiều nhóm được tham gia. Sau mồi ý kiến nhận xét của nhóm trình bày, có thể hỏi ý kiến bổ sung của các nhóm khác.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh.

+ Tình huống 1: Trên đường đi học về, Hùng ăn kem làm dính bẩn ra tay và áo. Nếu đi cùng Hùng, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

+ Tình huống 2: An đã bước ra cửa để đi học, tóc vẫn rối, bù xù. Chị của An nhắc: Tóc An rối kìa. Neu em là An, em sẽ làm gì?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống.

GV nêu câu hỏi mở rộng:

Theo em, cách ứng xử của nhóm bạn đã phù hợp hay chưa phù hợp?

Em có cách ứng xử nào khác không?

HS trình bày ý kiến.

GV định hướng cách giải quyết:

+ Tình huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo.

+ Tình huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học.

Lưu ý:

GV có thể thay hai tình huống trong SGK bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế nhà trường và văn hoá địa phương.

Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp.

Lựa chọn linh hoạt cách phân chia nhiệm vụ cho các nhóm HS. Ví dụ:

+ Cho tất cả các nhóm thực hiện lần lượt từng tình huống.

+ Giải quyết cùng một lúc 2 tình huống bằng cách: cho một nửa số nhóm giải quyết tình huống 1, một nửa còn lại giải quyết tình huống 2.

Có thể cho HS đóng vai để trình bày kết,quả thảo luận.

Hoạt động 3: Thực hành

Mục tiêu: HS rèn luyện được một số kì năng tự chăm sóc bản thân để sạch sẽ, gọn gàng.

Cách tiến hành:

GV làm mẫu hoặc cho HS xem video c,lij) VC các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.

GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.

GV yêu cầu HS thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay theo nhóm đôi.

HS thực hiện nhiệm vụ: một bạn làm, một bạn nhận xét và ngược lại.

GV nhận xét, đánh giá khi HS thực hiện xong nhiệm vụ.

Lưu ý:

GV có thể linh hoạt lựa chọn các kĩ năng chăm sóc bản thân đế sạch sẽ, gọn gàng cho phù hợp với thực tế. Ví dụ như: rửa mặt, rửa tay.

Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS cho đúng và đảm bảo an toàn.

Hoạt động 4: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:

Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước Lớp.

GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.

D. Vận dụng

Vận dụng trong giờ học: Tố chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”.

Mục tiêu:

HS thực hiện được những việc làm để sạch sẽ, gọn gàng.

HS được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Cách tiến hành: Tô chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”:

1/ Chuẩn bị:

Hình thức và nội dung

Hình thức:

Các nội dung được diễn ra qua các cuộc thi.

Các cuộc thi được tiến hành theo đội, mỗi đội 5 HS, tên đội do nhóm tự đặt. Các đội tự lựa chọn các thành viên tham gia từng nội dung thi.

Nội dung:

Thi các kĩ năng (30 điểm): chải tóc, rửa tay theo quy trình, thắt dây giày.

+ Mỗi đội cử 1 thành viên tham gia.

+ Các đội thi cùng thực hiện qua 3 chặng: rửa tay theo quy trình, chải tóc, thắt dây giày.

+ Thời gian tối đa cho 3 chặng thi: 10 phút.

Mỗi kĩ năng thực hiện đúng, nhanh, sáng tạo được 10 điểm.

Thi “Ai sạch sẽ, gọn gàng?” (60 điểm). Thời gian cho mỗi phần thi là 7 phút. + Thi trình diễn trang phục đến trường (20 điểm): HS lựa chọn trang phục đến

trường phù họp, gọn gàng, có tính thẩm mĩ và trình diễn tự nhiên, sáng tạo.

+ Thi năng khiếu (20 điểm): HS thể hiện năng khiếu qua các tiết mục hát, múa, vẽ tranh theo chủ đề; chải, tết các kiểu tóc,. . .

+ Thi ứng xử (20 điểm): Mỗi đội sẽ giải quyết một tình huống liên quan đến việc sạch sẽ, gọn gàng.

Thời gian: 1 tiết.

Địa điểm: tại Lớp học.

Cơ sở vật chất phục vụ:

GV chuẩn bị: câu hỏi cho phần thi ứng xử; một sổ đạo cụ dự phòng như giày, lược; máy tính, âm thanh, các bản nhạc để lồng vào các phần thi và phần thưởng (nếu có) để tăng độ vui tươi và hấp dẫn cho ngày hội.

HS chuẩn bị: giày, lược, trang phục đến trường, các đạo cụ cho phần thể hiện năng khiếu.

2/ Tiến trình

GV ổn định lớp học, sắp xếp các khu vực cho các đội tham gia thi.

GV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của ngày hội.

GV tổ chức cho HS thực hiện/nghe/xem clip bài dân vũ “Rửa tay”.

HS lần lượt thực hiện các nội dung thi theo kế hoạch đã được chuẩn bị.

GV tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho các đội thắng cuộc.

Vận dụng sau giờ học:

GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.

HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,. . . trước khi vào lớp.

+ Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,. . .

GV hướng dân HS tự đánh giá băng cách thả chiêc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.

GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.

E. Tổng kết bài học

GV gọi 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức. l, trang 23.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực.

BÀI 5 CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ ỐM

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.

Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm.

Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 24, SGK Đạo đức 1 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.

HS làm việc theo nhóm đôi.

GV mời một số nhóm kể chuyện.

GV kể lại nội dung câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh:

Tranh 1: Trong giờ học, Na thấy người nóng bừng và đau ở họng. Na liền nói với cô giáo.

Tranh 2: Cô giáo và bạn liền đưa em xuống phòng Y tế của trường. Ở phòng Y tế, Na kể cho cô bác sĩ nghe em đau ở đâu, người mệt như thế nào.

Tranh 3: Cô bác sĩ khám bệnh và đưa thuốc cho Na. Na ngoan ngoãn uống thuốc và nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tranh 4: Một lát sau, nhận được điện thoại của cô giáo, bố mẹ Na đã đến trường đón Na về.

Tranh 5: Chỉ mấy ngày sau, Na đã khỏi ốm và tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp vui mừng và tíu tít hỏi thăm Na.

Thảo luận lớp lần lượt theo các câu hỏi:

Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp?

Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na?

GV kết luận:

Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học.

Lưu ý: Hoạt động này có thể thay bằng cách tổ chức cho HS xem video clip “Bạn Na bị ốm”, sau đó thảo luận.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm

Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện dễ nhận thấy của cơ thể khi bị ốm.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK Đạo đức 1, trang 25 và nêu các biểu hiện của ca thể khi bị ốm.

Mời mồi HS nêu một biểu hiện.

GV hỏi them: Ngoài ra, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm?

HS phát biểu thêm ý kiến, nếu có.

GV kết luận:

Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, đau họng, ho, sốt, người có nhiều nốt mẩn đỏ,. . .

Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm rất cần thiết, giúp chúng ta có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm

Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần làm phù hợp với lứa tuổi khi bị ốm.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh mục ở b SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần làm khi bị ốm.

HS làm việc nhóm.

GV mời mỗi nhóm trình bày một việc cần làm. Với mỗi việc, GV yêu cầu HS có thể nói rõ thêm: Vì sao việc làm đó lại cần thiết?

GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần làm khi bị ốm?

GV kết luận:

Khi bị ốm, các em nên:

+ Nói ngay với thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người lớn.

+ Kể rõ cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó, em đã ăn gì? Uống gì?. . . Và trả lời các câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh.

+ Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ.

+ Chườm khăn ấm (vào trán, nách, bẹn) nếu bị sốt cao.

+ . . .

Cần làm những việc đó để nhận được sự hồ trợ cần thiết của thầy cô giáo, cha mẹ và cán bộ y tế, đê được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau lành.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần tránh khi bị ốm

Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần tránh khi bị ốm.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần tránh khi bị ốm.

HS làm việc cá nhân.

GV mời mồi HS nêu một việc cần tránh và giải thích vì sao lại cần tránh.

GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần tránh làm khi bị ốm?

GV kết luận:

Khi bị ốm em cần tránh những việc sau: tự ý lấy thuốc uống, uống nước đá, tắm sông hồ, dầm mưa, chơi dưới nắng trưa, dùng thức ăn/đồ uống lạ, hoạt động nặng,. . .

Cần tránh những việc đó để tránh bị ngộ độc, tránh làm bệnh nặng thêm.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù họp khi bị ốm.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS xem các tranh ở trang 27, 28 SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong mỗi tranh.

Một số HS nêu tình huống.

GV giới thiệu rõ nội dung ba tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp trong mồi tình huống và đóng vai thể hiện.

HS làm việc theo nhóm.

Với mỗi tình huống, GV mời một vài nhóm HS lên đóng vai.

Thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:

Em thích cách ứng xử của nhóm nào? Vì sao?

Em có cách ứng xử nào khác trong tình huống đó không? Cách ứng xử đỏ là như thế nào?

GV tổng kết các ý kiến và kết luận:

+ Tình huống 1: Lan nên gọi điện thoại báo cho bố mẹ biết hoặc nhờ hàng xóm báo cho bố mẹ biết. Sau đó nằm nghỉ và lấy khăn ấm chườm.

+ Tình huống 2: Lê nên nói cho cô giáo biết.

+ Tình huống 3: Nam nên về nhà hoặc nhờ bạn đưa về nhà hoặc nhờ bạn chạy về báo cho bổ mẹ biết. Nếu đang chơi ở xa nhà, Nam nên tìm sự hồ trợ của những người lớn xung quanh.

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc tự chăm sóc khi bị ốm của mình.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS tự liên hệ và chia sẻ theo nhóm đôi:

Em đã biết tự chăm sóc bản thân khi bị ốm chưa?

Em đã tự chăm sóc bản thân như thế nào?

GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp.

GV khen nhũng HS đã biết tự chăm sóc bản thân khi bị ốm và động viên các em tiếp tục phát huy.

D. Vận dụng

Vận dụng trong giờ học: GV tô chức cho HS thực hành chườm khăn ấm vào trán theo cặp hoặc theo nhóm.

Vận dụng sau giờ học: GV nhắc HS:

+ Ghi và thuộc lòng số điện thoại của bố mẹ, thầy cô giáo để liên lạc khi bị ốm.

+ Nghỉ ngơi, uống thuốc, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và cha mẹ khi ốm, mệt

CHỦ ĐỀ: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH

BÀI 6 EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.

Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình.

Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”.

Cách chơi:

+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mồi đội 5 HS). Những HS còn lại làm cổ động viên.

+ Lần lượt mồi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,. . . ). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng.

Luật chơi:

+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm.

+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện.

+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thang.

HS thực hiện trò chơi.

GV nhận xét và giới thiệu bài mới.

Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường

Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang

30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm.

GV gọi một số HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện.

Tranh 1: Bạn đang đánh răng.

Tranh 2: Bạn đang gấp chăn.

Tranh 3: Bạn đang xếp sách vở vào cặp sách ở lớp học.

Tranh 4: Bạn đang cầm chổi đế quét lớp.

Tranh 5: Hai bạn đang xếp khay bát ra xe đẩy sau khi ăn xong.

Tranh 6: Bạn đang sắp xếp lại sách vở trên bàn học ở nhà.

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:

Theo em, các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình?

Em nên tự giác làm những việc nào?

Vì sao em nên tự giác làm việc của mình?

HS trả lời câu hỏi.

GV kết luận: Em cần tự giác làm việc của mình để không làm phiền người khác, mang lại niềm vui cho mình và được mọi người quý trọng.

Lưu ý: Trong trường họp học sinh không trả lời được câu hỏi số 2, GV có thể đặt câu hỏi khác: Nếu em làm được nhũng việc đó, em sẽ cảm thấy như thế nào? Ví dụ: Khi tự sắp xếp sách vở của minh vào cặp, em cảm thấy thế nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình

Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở Lớp.

Cách tiên hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình.

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số nhóm lên trả lời; Các nhóm khác trao đổi bổ sung.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ngoài những each làm trên, còn có những cách nào khác để làm tốt việc của mình?

Em đã thực hiện được một trong những cách nào đã nêu chưa? Nếu có, hãy kể lại cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường.

HS trả lời câu hỏi.

GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể:

+ Cùng làm việc với bạn.

+ Cùng làm việc với người lớn.

+ Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn.

+ Nhìn người lớn làm và bắt chước theo.

+ Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.

Luyện tập

Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS có kĩ năng ứng xử phù hợp đề tự giác làm việc của mình trong một số tình huống cụ thể.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục a SGK Đạo đức 1 trang 31, 32 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh.

GV mời một số HS nêu nội dung của mồi tình huống.

GV mô tả tình huống:

+ Nội dung tình huống 1: Việt đến nhà Minh để cùng học bài. Thấy Minh đang bọc vở, Việt bảo: Tớ bọc vở hộ cậu, còn cậu làm bài cho tớ. Minh sẽ ứng xử như thế nào?

+ Nội dung tình huống 2: Hai chị em Hạnh được mẹ phân công: Hạnh quét nhà, chị rửa cốc. Vì mải xem phim nên Hạnh nhờ chị làm hộ. Chị của Hạnh sẽ ứng xử như thế nào?

GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mồi tình huống, em sẽ làm gì?

HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công.

GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử.

GV nêu câu hội thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:

Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống phù họp hay chưa phù hợp?

Em có cách ứng xử nào khác không?

HS trình bày ý kiến.

GV định hướng cách giải quyết:

+ Tình huống 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ.

+ Tình huống 2: Em khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước, sau đó mới xem ti vi.

Lưu ý:

GV có thể thay bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế.

Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp.

Lựa chọn linh hoạt cách phân chia nhiệm vụ cho các nhóm HS. Ví dụ:

+ Cho tất cả các nhóm thực hiện lần lượt từng tình huống.

+ Giải quyết cùng một lúc 2 tình huống bằng cách: cho một nửa số nhóm giải quyết tình huống 1, một nửa còn lại giải quyết tình huống 2.

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:

Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm.

Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số em lên chia sẻ trước Lớp.

GV tuyên dương, động viên các bạn đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và ở trường.

Hoạt động 3: Thực hành

Mục tiêu: HS thực hiện được một số việc làm để lớp học sạch, đẹp.

Cách tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: sắp xếp bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của Lớp.

HS thực hiện nhiệm vụ theo sử phân công.

GV hướng dần HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.

Lưu ý:

Không gian của từng lớp học có thể khác nhau nên GV dựa vào thực tế không gian cua lớp mình đế tô chức cho HS thực hành các công việc tại lớp cho linh hoạt, phù hợp.

Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của các em cho đúng và đảm bảo vệ sinh cá nhân.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:

GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.

HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,. . . chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.

Vận dụng sau giờ học:

GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường.

HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.

+ Hằng ngày, tụ giác làm việc của mình ở nhà và ở trường: học tập, trực nhật lớp; làm việc nhà phù hợp với khả năng.

+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình.

GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.

GV yêu cầu 1 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.

Tổng kết bài học

GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập vả sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

GV hướng dần HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dưong những HS, nhóm HS học tập tích cực.

CHỦ ĐỀ: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

BÀI 7. YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.

Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.

Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong

gia đình.

Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Tranh “Gia đình nhà gà”; các tranh SGK Đạo đức 1, ưang 35, 36 phóng to.

Máy chiếu đa năng, máy tính,. . . (nếu có).

Mầu “Giỏ yêu thương”.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” - Nhạc và lời: Phan Văn Minh.

GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?

HS phát biểu ý kiến.

GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh

Mục tiêu: HS nhận biết được một biểu hiện của tình yêu thương và biết được anh chị em trong gia đình cần yêu thương nhau. HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Cách tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu HS xem các tranh trong câu chuyện “Gia đình nhà gà” - SGK Đạo đức 1, trang 34, 35 và kể chuyện theo tranh.

HS làm việc cá nhân, dựa vào tranh để kể lại nội dung câu chuyện.

GV treo tranh phóng to lên trên bảng hoặc dùng máy chiếu đa năng, chiếu tranh lên bảng và mời một vài HS lên bảng kế lại câu chuyện.

Một vài HS lên bảng, chỉ từng tranh và kể lại nội dung câu chuyện.

GV kể lại nội dung chuyện: Một buổi sáng đẹp ười, gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi. Gà mẹ bới được một con giun liền kêu “Cục, cục. . ” gọi cả đàn gà con lại ăn. Hai chú gà con trong đàn thấy mồi liền mổ nhau, tranh nhau con giun để giành phần hơn. Thấy vậy, gà mẹ khuyên các con không được đánh nhau, tranh giành miếng ăn, anh em trong một nhà phái yêu thương lẫn nhau. Hai chú gà con hối hận xin lỗi mẹ và hứa từ nay sẽ yêu thương nhau, không tranh giành, đánh nhau nữa.

Lưu ý:

Để hình thành năng lực sáng tạo cho HS, GV hướng dẫn HS khai thác tranh và kể chuyện theo ngôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em. GV không nên áp đặt HS từng câu từng chữ. Khi kể lại chuyện, GV nên sử dụng cách diễn đạt ngây thơ, ưong sáng mà một số HS trong lớp đâ kể.

Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.

Bước 2:

GV chia nhóm và tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 35:

Gà mẹ đã làm gì để chăm sóc đàn con? Việc làm đó thể hiện điều gì?

Gà mẹ đã khuyên gi khi các con tranh mồi?

HS thảo luận nhóm.

GV mời đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận:

+ Gà mẹ đã dẫn đàn gà con ra vườn và bới giun cho đàn gà con ãn. Điều đó thể hiện gà mẹ rất yêu thương dàn gà con.

+ Khi thấy các con đánh nhau, tranh giành miếng ăn, gà mẹ đã khuyên các con “Anh em trong một nhà phải yêu thương lẫn nhau”.

Lưu ý: Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối vói con cháu

Mục tiêu:

HS nêu được những việc làm của ông bà, cha mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với con cháu và biết được vì sao mọi người bong gia đình cần yêu thương nhau.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, họp tác.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 35, 36 và thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:

Ông, bà, bố, mẹ trong mỗi tranh đang làm gì?

Những việc làm đó thể hiện điều gì?

Vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau?

HS làm việc cặp đôi, chia sẻ ý kiến với bạn.

GV chiếu hoặc treo tranh lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày nội dung về một tranh.

Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, lớp trao đổi, bồ sung.

GV kết luận:

Tranh 1: Ông đang đọc truyện cổ tích cho bạn nhò.

Tranh 2: Bà đang tết tóc cho bạn nhỏ,

Tranh 3 Mẹ đang mang sữa đến cho bạn nhò và nhắc bạn ăn sáng.

Tranh 4: Bố đang hướng dần bạn nhỏ gấp đồ chơi bằng giấy.

Tranh 5: Bố và mẹ dẫn bạn nho đi chơi công viên.

Tranh 6: Bố và mẹ chăm sóc khi bạn nhỏ bị ốm.

Những việc làm của ông, bà, bố, mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc bạn nhỏ. Mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau để tình cảm thêm gắn bó, gia đình thêm đầm âm, hạnh phúc.

GV nêu câu hòi: Ông bà, bố mẹ của em đã thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc em như thế nào?

Một vài HS chia sẻ trước lớp.

GV kết luận: Ông bà, bố mẹ luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ em và mang lại cho em những điều tốt đẹp nhất.

Hoạt động 3: Thảo luận về cách thể hiện tình yêu thưoìig

Mục tiêu:

HS nêu được những cách thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh trong mục d SGK Đạo đức 1, trang 36, 37 và thảo luận nhóm 4 về câu hỏi sau: Bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình?

HS thảo luận trong nhóm.

Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.

GV kết luận nội dung từng tranh:

Tranh 1: Bạn nhỏ đang hôn bà và nói “Cháu thương bà!”.

Tranh 2: Bạn nhỏ đang gọi điện thoại cho ông và nói “Cháu nhớ ông lắm!”.

Tranh 3: Bạn nhỏ ôm mẹ nói: “Con yêu mẹ nhất!”.

Tranh 4: Bạn nhỏ đang nắm tay bố vừa đi làm đồng về và hỏi “Bố có mệt không ạ?”. Tranh 5: Bạn nhỏ đang vuốt má em bé và nói “Em dễ thương quá!”.

Tranh 6: Bạn nhỏ đang giơ ngón tay cái và nói “Anh thật tuyệt vời!”.

GV nêu câu hỏi thảo luận lớp: Em còn biết những cử chỉ, lời nói nào khác thể hiện tình yêu thương với người thân?

HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

GV kết luận: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em. Em hãy thể hiện tình yêu thương với những người thân bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp.

Luyện tập

Hoạt động 1: Tìm lời yêu thưong

Mục tiêu:

HS tìm được lời nói yêu thương phù họp cho từng trường hợp.

HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 37 để tìm lời nói yêu thương phù họp với từng tranh.

HS làm việc cá nhân, tìm lời nói phù họp.

GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 1.

GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 1.

GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 1: “Con chúc mừng sinh nhật mẹ!”, “Con tặng mẹ yêu!”, “Con chúc mừng mẹ!”,. . .

GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 2.

GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 2.

GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 2: “Ôi! Cháu nhớ bà quá!”, “Cháu yêu bà!”, “Bà đi đường xa có mệt không ạ?”,. . .

GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 3.

GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 3.

GV kết luận: Một sổ lời nói phù hợp trong tranh 3: “Anh thả diều siêu quá!”, “Em rất thích thả diều cùng anh!”, “Anh thật là cừ!”,. . .

Lưu ý: Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Cách chơi như sau: GV chia lớp thành hai đội và với mỗi tranh, GV yêu cầu các đội đưa ra những lời yêu thương. Đội nào đưa ra được nhiều lời yêu thương hơn và phù hợp sẽ là đội thắng cuộc.

Hoạt động 2: Đóng vai

Mục tiêu:

HS có kĩ năng nói lời yêu thương với người thân trong gia đình.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và phân công cho mỗi tổ đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân trong gia đình trong một tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 37.

HS thực hành cặp đôi theo nhiệm vụ đã được phân công.

GV mời một vài cặp lên bảng đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương.

GV mời các HS trong lớp nhận xét về mỗi phan đóng vai theo các yêu cầu sau:

Cử chi, lời nói của bạn đã phù hợp chưa?

Nếu là em, thì em sẽ thể hiện cử chỉ vá lời nói như thế nào?

GV kết luận: Các em nên thê hiện cử chỉ, lời nói yêu thương phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể.

Lưu ý: GV có thể thay bằng những trường hợp khác cho phù hợp với đối tượng HS của mình. Ví dụ:

+ Trường hợp 1: Lâu ngày em mới gặp ông/bà.

+ Trường hợp 2: Bố của em vừa đi công tác xa về.

+ Trường hợp 3: Anh/chị/em của em bị ốm.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu:

HS tự đánh giá được những cứ chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình.

HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS kể những cử chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình.

HS chia sẻ ý kiến trước Lớp.

GV khen những HS đã có cử chỉ, lời nói yêu thương phù họp và nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương đối với người thân trong gia đình.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định những cử chỉ, lời nói yêu thương sẽ thực hiện với người thân.

HS thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ ý kiến trước lớp.

Vận dụng sau giờ học: GV nhắc nhở HS thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân:

Khi em nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân.

Khi đón người thân đi xa về.

Khi đến dịp lễ, tết, sinh nhật người thân.

Tổng kết bài học

GV nêu câu hỏi: Em thích điều gì sau khi học xong bài này?

GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 38.

Lưu ý: GV có thể cho HS đọc lời khuyên sau phần B. Khám phá hoặc cuối tiết 1.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực.

GV hướng dẫn HS làm “Giỏ yêu thương” bằng cách tái sử dụng lẵng đựng hoa, hộp bánh/kẹo bang sắt, giỏ mây,. . .

GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi ngày có lời nói, cử chỉ yêu thương với ông bà, cha mẹ, anh chị em.

Lưu ý: Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu hình trái tim trong “Giỏ yêu thương”. GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện.

BÀI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.

Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGKĐạo đức 1.

Thẻ/tranh các biểu hiện.

Mô hình “Những ngôi sao sáng”.

Thẻ ngôi sao/từng HS.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” - Nhạc và lời: Mộng Lân.

HS trả lời câu hỏi:

Lớp chúng mình vui như thế nào?

Em thích những điều gì ở lớp mình?

GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp.

Luyện tập

Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng”

Mục tiêu:

HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.

HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác.

Cách tiến hành:

GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba d:áp án A, B, c. HS viết đáp án đúng lên bảngđen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định. Ai viết saisẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng.

GV có thể sứ dụng máy tính, thẻ chữ,. . . tùy theo điều kiện cụ thể.

HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau.

Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học gọn gàng, ngăn nắp?

Sắp xếp sách vở vào cặp sau khi học bài.

Nhờ mẹ đặt giúp đồng hồ báo thức.

  1. c. Tự chải đầu trước khi đi học.

Câu 2. Việc làm nào là thực hiện nội quy?

Đi du lịch cùng cha mẹ.

Chào thầy cô giáo khi ở trường.

c. Nghịch dây điện của nồi cơm điện đang sử dụng.

Câu 3. Hành vi nào là không nên làm?

Nói chuyện riêng với bạn trong giờ học.

Tự giác cắt móng tay khi móng tay dài.

Đi học đúng giờ.

Câu 4. Hành vi nào thế hiện tình cảm yêu thương gia đình?

Tranh giành đồ chơi với em.

Quét nhà giúp bố mẹ khi ở nhà.

Không làm giúp khi bố mẹ nhờ.

Câu 5. Các việc cần làm khi bị ốm là gì?

Thông báo cho người lớn về tình hình sức khoẻ không tốt.

Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của người lớn và cán bộ y tế.

Cả A và B.

Câu 6. Vân đang ngồi xem một bộ phim rất hay mà em thích. Mẹ nhờ Vân trông em bé để mẹ nấu cơm. Vân nên làm gì?

Vân từ chối, không trông em.

Vân trông em nhưng cáu kỉnh, khó chịu với em bé.

Vân vui vẻ đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con sẽ trông em và vui vẻ chơi với em”. Câu 7. Những dụng cụ nào là cần thiết để giúp em luôn sạch sẽ?

Lược, khăn mặt.

Bấm móng tay, bàn chải và kem đánh răng.

Cả A và B.

GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh cảc trạng nguyên trong cuộc thi“Rung chuông vàng”.

Lưu ý: GV có thể thay đổi, bổ sung hay điều chinh nội dung các câu trắc nghiệm khách quan tùy theo tình hình cụ thể.

Hoạt động 2: Tuyên dương những ngôi sao sáng

Mục tiêu:

HS tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tụ giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.

HS được phát triến năng lực tư duy phê phán và năng lực giao tiếp.

Cách tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho HS: Đếm các viên sỏi/bông hoa. . . trong các “Giỏ việc tốt”, “Giỏ yêu thương”. Cứ 7 viên sỏi/bông hoa được quy đổi thành một ngôi sao.

HS tự đánh giá kết quả thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân, tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình, đếm số sỏi/hoa,. . . đã được nhận, quy đổi thành sao.

HS viết tên và số sao đã đạt được trên giấy hình ngôi sao.

GV lập mô hình “Những ngôi sao sáng” và đề nghị HS xếp thẻ sao của mình trên mô hình “Ngôi sao sáng”. Bạn nào càng có nhiều sao thì càng được xếp trên cao.

Cả lớp tham quan mô hình ngôi sao. Những bạn có nhiều sao chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm khi thực hiện các hành vi trên.

Một số HS đóng vai “Phóng viên” phỏng vấn những bạn đứng vị trí tốp 5 theo những câu hỏi gợi ý sau:

Bạn có cảm tưởng như thế nào khi được xếp ở vị trí cao, là những ngôi sao sáng nhất?

Bạn có lời khuyên nào hoặc chia sẻ bí kíp thực hiện tốt nhiệm vụ với các bạn trong lớp?

Các bạn khác chúc mừng những ngôi sao sáng nhất.

GV khen ngợi HS đã có nhiều cố gắng thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.

Tổng kết bài học

Mồi HS nói một câu hoặc thể hiện hành vi cam kết thực hiện tốt những chuẩn mực đã học. GV có thể cho HS viết vào giấy “Lá thư gửi tương lai”, sau đó lưu lại để đọc vào cuối năm học lớp 1

CHỦ ĐỀ: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 8 EM VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

Nhận biết được biếu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

Lễ phép, vâng lời và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Tranh “Quà tặng mẹ” và các tranh trong bài phóng to.

Máy chiếu đa năng, máy tính,. . . (nếu có).

Thẻ bày tỏ thái độ.

Giấy màu, bút chì màu/sáp màu.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho cả Lớp chơi trò “Nghe giai điệu, đoán tên bài hát”.

GV hướng dẫn HS cách chơi.

GV bật một đoạn nhạc của từng bài hát về chủ đề gia đình như “Cháu yêu bà”, “Ba
ngọn nến lung linh”, “Bàn tay mẹ”, “Cho con” và yêu cầu HS đoán tên bài hát.

GV nêu câu hỏi: Các bài hát nói về chủ đề gì?

HS phát biểu ý kiến.

GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.

Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh

Mục tiêu:

HS nhận biết được một số biểu hiện của sự quan tâm người thân trong gia đình.

HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Cách tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Quan sát các tranh trong câu chuyện “Quà tặng mẹ” SGK Đạo đức 1, trang 39, 40 và kể chuyện theo tranh,

Từng cặp HS kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe.

GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện một vài cặp lên bảng kể lại nội dung câu chuyện cho cả lớp cùng nghe.

GV kể lại nội dung câu chuyện: Sáng nay, bố thì thầm với bé Nhi: “Nhi ơi, sắp đến sinh nhật mẹ rồi đấy!”. Nhi suy nghĩ mãi, không biết tặng quà gì cho mẹ đây? Chợt, Nhi vui mừng nhớ ra, mẹ rất thích hoa. Nhi chạy đi tìm ông để xin mấy hạt giống hoa. Nhi gieo hạt giống hoa vào trong một cái chậu nhỏ và tưới nước cho nó. Đêm ngủ, Nhi mơ thấy những hạt giống nảy mầm và nở thành những bông hoa nhiều màu sắc, Nhi mang chậu hoa đến tặng mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ, Nhi hớn hở dậy thật sớm chạy ra xem chậu hoa, nhưng sao lại chẳng có bông hoa nào thế này. Mẹ thấy vậy, ôm Nhi vào lòng và nói: “Con chính là bông hoa đẹp nhất của mẹ!”.

Lưu ý: Để hình thành năng lực sáng tạo cho HS, GV hướng dẫn HS khai thác tranh và kể chuyện theo ngôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em. GV không nên áp đặt HS tìmg câu từng chừ. Khi kể lại chuyện, GV nên sử dụng cách diễn đạt ngây thơ, trong sáng mà một sổ HS trong Lớp đã kể.

Bước 2:

GV nêu các câu hỏi:

Nhi đã làm gì để có quà tặng sinh nhật mẹ?

Việc làm đó thể hiện điều gì?

HS trả lời các câu hỏi.

GV kết luận: Bạn Nhi đã gieo hạt giống hoa vào ưong một cái chậu nhỏ để có hoa tặng sinh nhật mẹ. Việc làm đó thể hiện bạn rất yêu mẹ, quan tâm đến mẹ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ

Mục tiêu:

HS nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, họp tác.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 41 và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau:

Bạn trong các tranh đã quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những việc làm nào?

Ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào trước những việc làm đó?

HS làm việc nhóm.

GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày về một tranh.

Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận:

Tranh 1: Bạn nhỏ thấy bà đang ngồi khâu, bạn đề nghị: “Để cháu xâu kim giúp bà ạ!”.

Tranh 2: Bạn nhỏ đang bóp vai cho ông, bạn hỏi: “Ông đỡ đau chưa ạ?”.

Tranh 3: Bạn nhỏ mang nước mời mẹ uống. Bạn nói: “Con mời mẹ uổng nước ạ!”.

Tranh 4: Bạn nhỏ mang khăn cho bố lau mồ hôi khi bố đi làm đồng về. Bạn nói: “Bố lau mồ hôi đi ạ!”.

Lời nói của các bạn trong tranh thể hiện sự quan tâm và thái độ lề phép đối với ông bà, cha mẹ.

Ông bà, cha mẹ sẽ cảm thấy vui, ấm lòng vì có con, cháu hiếu thảo, lễ phép.

Lưu ý: GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác.

GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ?

HS nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ phù họp với lứa tuổi.

GV kết luận: Các em nên làm những việc vừa sức để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và có thái độ lễ phép đối với ông bà, cha mẹ.

Luyện tập

Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ

Mục tiêu:

HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình trước một số việc làm cụ thể.

HS được phát triển năng lực tư duy phản biệh.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong mục a phần Luyện tập - SGK Đạo đức 1, trang 41, 42, bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình về việc làm của bạn trong mồi tranh và giải thích lí do.

HS làm việc cá nhân.

GV chiếu/treo từng tranh lên bảng và yêu cầu cả Lớp bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (thẻ xanh - đồng tình; thẻ đỏ - không đồng tình). GV mời một vài HS giải thích lí do đồng tình/không đồng tình về việc làm của bạn trong tranh.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV kết luận:

Tranh 1: Mẹ đi làm quên khẩu trang, bạn nhỏ đã mang khẩu trang cho mẹ và đưa bằng hai tay. Đồng tình với việc làm của bạn vì việc làm đó thể hiện sự quan tâm và lễ phép với mẹ.

Tranh 2: Mẹ đang đau đầu, hai bạn nhỏ vẫn chơi đùa và đánh trống ầm ĩ. Không đồng tình với việc làm của bạn nhỏ vì bạn đã làm ồn khiến mẹ đau đầu thêm.

Tranh 3: Ông đi tìm kính để đọc báo. Bạn nhỏ đã tim kính và đưa cho ông bằng hai tay. Đồng tinh với việc làm của bạn vì việc làm đó thể hiện sự quan tâm và lễ phép với ông.

Tranh 4: Bạn nhỏ xin phép bố để đi đá bóng. Đồng tình với việc làm của bạn vì việc làm đó thể hiện sự lễ phép với bố.

Lưu ý:

GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác.

GV có thể sử dụng những trường hợp khác sát với thực tế vùng, miền và đối tượng HS trong lớp để khai thác.

GV có thể dùng các loại thẻ khác nhau như thẻ màu xanh/đỏ; thẻ mặt cười/ mặt mếu; thẻ like/dislike;. . . để tổ chức hoạt động.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS có kĩ năng vận dụng kiến thức vừa học để xử lí một số tình huống cụ thể, thế hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 42, 43 và nêu nội dung tình huống trong mồi tranh.

GV mời một vài HS nêu nội dung của mỗi tình huống.

GV kết luận:

+ Nội dung tình huống 1: Nam đang chơi bi với bạn ở sân thì thấy bà đi chợ về, tay xách nặng. Nam sẽ. . .

+ Nội dung tình huống 2: Mai đi học về thấy mẹ bị sốt nằm trên giường. Mai sẽ. . . + Nội dung tình huống 3: Bố của Du là bộ đội đóng quân ở đảo Trường Sa.

Tết này bố phải trực, không về nhà. Du sẽ. . .

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mồi tình huống, em sẽ làm gì?

HS thảo luận nhóm theo sự phân công.

GV mời một vài nhóm lên bảng trình bày về tình huống 1.

Một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận tình huống 1: Khi thấy bà xách nặng, em nên dừng chơi, ra xách đồ giúp bà vào nhà, lấy nước cho bà uống.

GV mời một vài nhóm lên bảng trình bày về tình huống 2.

Một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận tình huống 2: Khi thấy mẹ bị sốt, em nên hỏi han xem mẹ đau ở đâu, lấy nước cho mẹ uống thuốc, bóp chân, bóp tay cho mẹ đỡ mỏi.

GV mời một vài nhóm lên bảng trình bày về tình huống 3.

Một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận tình huống 3: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, tết phải trực, không về nhà được, em nên gọi điện thoại hoặc viết thư thăm hỏi và kể chuyện vui của em, của mọi người ở nhà để bố yên tâm công tác.

Lưu ý:

Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS xử lí tình huống bằng hình thức đóng vai.

GV có thể xây dựng những tình huống khác gắn với thực tiễn ở địa phương và đối tượng HS của mình để dạy cho phù họp.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu:

HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi.

Cách tiến hành:

GV nêu yêu cầu: Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

HS kể trước Ịớp.

GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các em tiếp tục làm nhiều việc tốt đối với ông bà, cha mẹ.

Lưu ý:

Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Phóng viên”, một số HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về vĩệc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Ví dụ như: “Bạn đã quan tâm đến ông bà như thế nào?”; “Bạn đã làm gì để chăm sóc bố, mẹ?”;. . .

Hoạt động này cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi “Tia chóp”. Cách chơi như sau: Một HS đứng lên trình bày về những việc đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ: “Tôi đã làm. . . ”. Sau khi trình bày xong sẽ chỉ một bạn bất kì và hỏi: “Thế còn bạn thì sao?”. Bạn được chỉ định sẽ đứng lên trình bày và lại tiếp tục chỉ một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết hoặc khi có lệnh dừng cuộc chơi.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:

1/ Tập nói lời lễ độ

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tập nói những lời lễ độ với ông bà, cha mẹ. Ví dụ như: chào hỏi ông bà, cha mẹ; xin phép ông bà, cha mẹ khi muốn làm một việc gì đó;. . .

Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét.

GV nhắc nhở HS khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ nên dùng những lời lẽ thể hiện sự lễ độ.

2/ Làm thỉệp/thiếp chúc mừng ông bà, cha mẹ

GV yêu cầu HS làm một tấm thiệp/thiếp để chúc mừng ông bà, cha mẹ trong dịp sinh nhật hoặc ngày lễ, tết.

HS thực hành làm thiệp/thiếp.

GV mời một vài HS lên bảng giới thiệu về tấm thiệp/thiếp của mình.

GV khen ngợi HS.

Lưuỹ: Hoạt động này nếu hết thời gian, GV có thể giao cho HS về nhà làm tiếp.

Vận dụng sau giờ học: GV dặn dò HS thực hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi:

Ông bà, cha mẹ ốm, mệt.

Ông bà, cha mẹ bận việc.

Ông bà, cha mẹ vừa đi xa về.

Tổng kết bài học

GV nêu câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau khi học bài này?

GV tóm tắt lại những nội dung chính cúa bài học.

GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 43.

Lưu ý: GV có thể cho HS đọc lời khuyên sau phần B. Khám phá hoặc cuối tiết 1.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực.

GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thá một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi ngày em làm được những việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Lưu ý: Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu hình trái tim trong “Giỏ yêu thương”. GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện.

BÀI 9. EM VỚI ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đinh.

Thế hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

Lễ phép, vâng lời anh chị; nhường nhịn và giúp đỡ em nhò.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Băng/đĩa/clip bài hát “Làm anh khó đấy” (nếu có).

Các tranh trong bài phóng to.

Máy chiếu đa năng, máy tính,. . . (nếu có).

Một số đạo cụ để đóng vai.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe bài hát “Làm anh khó đấy” - Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Nguyễn Đình Khiêm.

GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?

HS phát biểu ý kiến.

GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.

Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc anh chị nên làm với em nhỏ

Mục tiêu:

HS nêu được cách cư xử phù hợp của anh chị đối với em nhỏ.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 44 và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi:

Nêu những việc bạn trong tranh đã làm đối với em nhỏ

Những việc làm đó thể hiện điều gì?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày về một tranh.

Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận:

Tranh 1: Anh đưa cho em cái bánh và nói: “Anh để phần em này!”. Việc làm đó thể hiện anh quan tâm, nhường nhịn em.

Tranh 2: Chị rủ em cùng chơi gấu bông, chị nói: “Chị em mình cùng chơi nhé!”. Việc làm này thể hiện chị biết nhường nhịn và hoà thuận với em.

Tranh 3: Anh đang giặt khăn để rửa mặt cho em, anh nói: “Anh lau mặt cho em nào!”. Việc làm đó thể hiện anh rất quan tâm và biết chăm sóc em.

Tranh 4: Mẹ đang nấu cơm, em bé khóc đòi mẹ. Chị dồ em và nói: “Em ra đây với chị. ”. Việc làm này thể hiện chị biết trông em, dồ dành để em khỏi khóc.

Lưu ý: GV kết luận sau mồi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khaỉ thác tranh khác.

GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thê làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc em nhỏ?

HS trình bày ý kiến.

GV kết luận: Là anh chị trong gia đình, các em nên hoà thuận, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc em nên làm vói anh chị

Mục tiêu:

HS nêu được cách cư xử phù hợp của em đối với anh chị.

HS được phát triển năng lực giao tiếp.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 45 và trả lời các câu hỏi:

Nêu những việc bạn nhỏ trong tranh đã làm đối với anh chị.

Những việc làm đó thể hiện điều gì?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời HS lên bảng trình bày.

Một vài HS lên bảng trình bày. Các HS khác trao đối, bồ sung.

GV kết luận:

Tranh 1: Thấy anh đi học về, em chạy ra chào anh. Điều đó thế hiện em rất lễ phép với anh.

Tranh 2: Chị làm rơi hộp bút, em nhắc chị: “Hộp bút của chị rơi kìa!”. Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến chị.

Tranh 3: Em tặng quà cho chị và nói: “Em chúc mừng chị!”. Việc làm này thể hiện em biết quan tâm, chia sẻ niềm vui với chị.

Tranh 4: Em thấy anh mệt mỏi, em sờ trán anh và nói: “Trán anh nóng thế?”. Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến anh.

Lưu ý: Sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh, GV kết luận nội dung tranh đó rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác.

GV nêu câu hởi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thê hiện sự lê phép, vâng lời, quan tâm, chăm sóc anh chị?

HS trình bày ý kiến.

GV kết luận: Là em trong gia đình, các em nên lễ phép, vâng lời và quan tâm, giúp đỡ anh chị bằng những việc làm phù hợp.

Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

HS nhận xét, đánh giá được những hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù họp trong cách cư xử với anh chị em.

HS được phát triển năng lực tư duy phản biện.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a phần Luyện tập - SGK Đạo đức 7, trang 46 và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau:

Các bạn trong tranh có lời nói và việc làm như thế nào?

Em đồng tình/không đồng tình với lời nói, việc làm- của bạn nào? Vì sao?

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày về một tranh.

Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

GV kết luận:

Tranh 1: Em tặng hoa và nói: “Chúc mừng sinh nhật chị!”. Chị nét mặt hân hoan và đáp lại: “Cảm ơn em!”. Đồng tình với ỈỜ1 nói và hành VI của hai chị em vì em biêt quan tâm chia sẻ niềm vui, nói năng lề phép với chị; chị có thái độ vui vẻ và biết ơn.

Tranh 2: Hai anh em đang tranh nhau một cái ô tô đồ chơi, ai cũng đòi của mình. Không đồng tình với hành vi này vì anh không biết nhường nhịn em. Em muốn chơi nhưng không nói lễ phép với anh mà lại đòi của mình.

Tranh 3: Anh đưa cho em cái chong chóng và nói: “Cho em này!”. Em đáp lại lễ phép: “Em xin!” và đưa hai tay đón lấy. Đồng tình với lời nói và việc làm của hai anh em, vì anh biết quan tâm đến em; em lễ phép với anh.

Tranh 4: Chị nhắc em: “Sao em không dọn đồ chơi?”. Em hai tay chổng hông, mắt trợn lên và nói: “Chị dọn đi. ”. Không đồng tình với lời nói và hành vi của em, vì em chưa lễ phép, vâng lời chị.

Tranh 5: Anh đưa bánh cho em và nói “Em ăn đi. ”. Em giơ hai tay đón lấy cái bánh anh cho. Đồng tình với lời nói và hành vi của hai anh em, vì anh biết nhường nhịn, quan tâm đến em; em có thái độ lễ phép với anh.

Tranh 6: Em bé khóc và gọi “Chị ơi!”, nhưng chị mải chơi chuyền với bạn không dỗ em. Không đồng tình với hành vi của chị, vì chị chưa biết quan tâm đén em.

Lưu ý:

Hoạt động này, GV có thể giao cho một nửa lớp thảo luận các tranh từ 1 - 3; một nửa lớp thảo luận các tranh 4- 6.

GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS có kĩ năng ứng xử phù hợp với anh chị em trong một số tình huống cụ thể.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục b - SGK Đạo đức 1, trang 47 và nêu nội dung tình huống trong mồi tranh.

GV mời một vài HS nêu nội dung của mồi tình huống.

HS trình bày nội dung tình huống.

GV mô tả nội dung các tình huống:

+ Nội dung tình huống 1: Minh đang chơi với em thì các bạn đến rủ đi đá bóng. Minh sẽ. . .

+ Nội dung tình huống 2: Lan mới được tặng một con búp bê rất đẹp, em Lan nhìn thấy hỏi mượn. Lan sẽ. . .

+ Nội dung tình huống 3: Anh của Quân được phân công quét nhà, nhưng anh chưa học bài xong nên nhờ Quân quét giúp. Quân sẽ. . .

GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi tình huống, em sẽ làm gì?

HS thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công.

GV mời các nhóm lên đóng vai.

Các nhóm HS lên đóng vai thể hiện cách ứng xử.

GV nêu câu hỏi thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:

Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống là phù họp hay chưa phù họp?

Em có cách ứng xử nào khác không?

HS trình bày ý kiến.

GV kết luận:

+ Tình huống 1: Em nên ở nhà trông em bé và hẹn các bạn đá bóng vào lúc khác hoặc em có thể rủ các bạn vào nhà cùng chơi với em bé, rồi đi đá bóng sau.

+ Tình huống 2: Em nên cho em bé mượn búp bê hoặc cùng em bé chơi chung búp bê.

+ Tình huống 3: Anh bận học, em nên quét nhà giúp anh.

Lưu ý: GV có thể xây dựng những tình huống khác gắn với thực tiễn ở địa phương và đối tượng HS của mình để dạy cho phù họp.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu:

HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.

HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi.

Cách tiến hành:

GV nêu yêu cầu: Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.

HS kể trước Lớp.

GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em và nhắc nhở các em tiếp tục làm nhiều việc tốt đổi với anh chị em trong gia đinh.

Lưu ý:

Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Phóng viên”, một số HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. Ví dụ như: “Bạn đã chăm sóc em của mình như thế nào?”; “Bạn đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đổi với anh chị?”;. . .

Hoạt động này cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi “Tia chớp”. Cách chơi như sau: Một HS đứng lên trình bày về những việc đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc anh chị em: “Tôi đã làm. . . ”. Sau khi trình bày xong sẽ chỉ một bạnbất kì và hỏi: “Thế còn bạn thì sao?”. Bạn được chỉ định sẽ đứng lên trình bày và lại tiếp tục chỉ một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết hoặc khi có lệnh dừng cuộc chơi.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:

GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hành: các lời nói, cử chỉ, hành động:

Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật.

Động viên chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt.

Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số cặp thực hiện trước Lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét.

GV nhắc nhở HS cần biết quan tâm, chăm sóc khi anh chị em có chuyện vui, buồn hoặc đau ốm.

Vận dụng sau giờ học:

GV nhắc nhở HS hằng ngày thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ việc nhà với anh chị em phù hợp với khả năng.

Tổng kết bài học

GV nêu câu hỏi: Qua bài học này, em rút ra được điều gì?

GV nêu tóm tắt nội dung bài học:

+ Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn, cư xử ân cần, quan tâm, chăm sóc em nhỏ.

+ Là em trong gia đình, em nên lễ phép, vâng lời anh chị; quan tâm, giúp đỡ anh chị những việc làm phù hợp với khả năng.

GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 48.

Lưu ý: GV có the cho HS đọc lời khuyên sau phần B. Khám phá hoặc cuối tiết 1.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực.

GV hướng dần HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi lần em làm được một việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em.

Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu hình trái tim trong “Giỏ yêu thương”. GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện.

 

CHỦ ĐỀ: THẬT THÀ

BÀI 10. LỜI NÓI THẬT

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật.

Giải thích được vì sao phải nói thật.

Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác.

Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Sách giáo khoa Đạo đức 1.

Câu chuyện của giáo viên về việc đã dũng cảm hói thật (nếu có).

Clip câu chuyện “Cậu bé chán cừu”.

Lưu ý:

GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” cho hoạt động Kể chuyện theo tranh.

Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế những tình huống đưa ra trong SGK).

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

Cùng bạn chơi trò “Đoán xem ai nói thật?”.

GV hướng dẫn HS cách chơi:

+ GV mời một nhóm 4- 6 HS lên tham gia trò chơi. Nhóm chơi chọn đồ vật cất giấu.

+ Nhóm chơi cử một bạn là người đoán người nào nói thật để tìm đồ vật được cất giấu. Người đoán sẽ được bịt kín mắt lại. Sau đó, những người chơi còn lại thống nhất nơi cất giấu đồ vật và cử một bạn là người nói đúng vị trí cất giấu, còn những người khác nói sai vị trí cất giấu.

+ Nhóm HS chơi trò chơi. Sau khi tháo bịt mắt ra, người đoán sẽ đặt câu hỏi cho các bạn chơi (ví dụ: Bút giấu ở đâu?). Các bạn chơi đua ra các câu trả lời khác nhau, trong đó chỉ có một người nói đủng vị trí cất giấu đồ vật. Người đoán sẽ phải quan sát nét mặt, cử chỉ, giọng nói của các bạn chơi và đoán xem ai là người nói thật để từ đó tìm ra đúng vị trí cất giấu đồ vật.

Sau khi chơi xong, GV có thể đặt câu hỏi cho các HS tham gia trò chơi, ví dụ:

Tại sao em lại đoán là bạn đó nói thật?

Những dấu hiệu nào của bạn khiến em cho rằng bạn đã không nói thật?

GV dẫn HS vào bài học.

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm nhỏ hoặc chơi trước lớp.

Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Cậu bé chăn cừu”

Mục tiêu:

HS nhận diện tình huống có vấn đề liên quan đến việc cần nói thật.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV nêu yêu cầu của hoạt động.

HS quan sát từng bức tranh, nêu nội dung chính trong mồi bức tranh.

HS kể chuyện theo nhóm đôi.

GV gọi 1—2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp.

HS bình chọn nhỏm kể chuyện hay.

GV khen ngợi những HS/nhóm HS kể tốt.

GV có thể kể lại rõ ràng câu chuyện: Ngày xưa, có một cậu bé chăn cừu nọ. Cậu thường chăn cừu ở nơi đồng cỏ xa xôi. Người làng thường dặn cậu bé: “Khi nào có chó sói xuất hiện, cháu hãy nhớ hét to kêu cứu!”. Một ngày nọ, cậu bỗng muốn trêu đùa mọi người cho vui. Cậu thầm nghĩ: “Mình sẽ giả vờ có chó sói, hét to kêu cứu, xem mọi người thế nào”. Nghĩ xong, cậu chụm hai tay ở miệng, kêu lên thật to: “Sói! Có sói! Cứu cháu với!”. Nghe thấy vậy, người dân làng bèn bỏ hết công việc đang làm dở dang, vác gậy, vác cuốc xẻng đến cứu cậu bé thoát khỏi chó sói. Chạy đến nơi, họ chang nhìn thấy chó sói đâu, chỉ nhìn thấy cậu bé đang ôm bụng cười như nắc nẻ. Khi ấy, họ biết là đã bị cậu bé lừa. Họ nhìn cậu bé đầy vẻ tức giận.

Một hôm, chó sói xuất hiện thật. Đó là một con chó sói trông vô cùng dữ tợn.

Vừa nhìn thấy chó sói, cậu bé đã run bắn lên, vội vàng hét lớn: “Chó sói! Cửu cháu với!”. Nguời làng ở gần đó nghe thấy tiếng kêu cứu của cậu bé, nhưng họ nghĩ cậu lại nghịch ngợm, tìm cách lừa họ như lần trước, nên họ coi như không nghe thấy gì cả, tiếp tục làm các công việc của mình, mặc kệ cậu bé. Khi ấy con chó sói không thấy ai đe doạ mình cả, bèn lao vào ăn thịt đàn cừu của cậu bé.

Hoạt động 2: Thảo luận

Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần nói thật.

Cách tiến hành:

GV lần lượt nêu câu hỏi để HS trả lời:

Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé?

Nói dối có tác hại gì? Nêu ví dụ.

Nói thật mang lại điều gì?

HS đưa ra các câu trả lời trước lớp và khai thác các ý kiến được đưa ra.

HS nhận xét, bố sung câu trả lời (nếu có ý kiến bổ sung).

GV tổng kết:

+ Khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé vì họ không còn tin những gì cậu bé nói là thật nữa. Điều này là do trước đây cậu bé đã từng nói dối, trêu đùa họ.

+ Nói dối có rất nhiều tác hại. Tác hại lớn nhất là làm mất niềm tin ở người khác, sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.

+ Nói thật giúp cho em có thể tạo được niềm tin, sự tôn trọng từ người khác và luôn nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

Hoạt động 3: Xem tranh

Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của nói thật.

Cách tiến hành:

Tranh 1:

GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 1.

HS quan sát franh 1 mục c SGK Đạo đức 1, hang 51, nêu nội dung tình huống được thể hiện frong bức ưanh.

GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh: Bạn nam làm vỡ lọ hoa. Khi cô giáo hỏi ai làm vỡ lọ hoa, bạn nam nói: “Em xin lỗi cô vì đã làm vỡ lọ hoa ạ!”.

HS quan sát tranh 1, trả lời những câu hỏi GV đưa ra:

Bạn nam trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?

Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không?

Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy như thế nào trước lời nói của bạn nam?

Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy?

HS, GV nhận xét câu trả lời của HS.

GV kết luận đối với tình huống trong tranh 1:1/ Việc bạn nam nhận lồi làm vỡ lọ hoa cho thấy bạn nam là người nói thật. 2/ Cô giáo sẽ rất hài lòng với cách làm của bạn nam và sẽ tha thứ cho bạn nam. 3/ Do đó, theo thầy/cô, chúng ta nên đồng tình với việc làm của bạn nam và thầy/cô tin rằng bạn nam sẽ cẩn thận hơn những lần sau.

Tranh 2:

GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 2.

E1S quan sát tranh 2, SGK Đạo đức 1, trang 52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh.

GV nêu nội dung tình huống trong tranh: Bạn nam đi học muộn. Khi gặp bạn sao đỏ, bạn nam đã nói lí do đi học muộn với bạn là do “Tớ ngủ quên”.

HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra:

Bạn nam trong tranh 2 nói như vậy là nói thật hay nói dối?

Em có đồng tinh với việc làm của bạn nam không?

Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Khi ấy, em đã ứng xử như thế nào?

HS, GV nhận xét câu trả lời của HS.

GV kết luận đối với tình huống trong tranh 2: Việc bạn nam đi học muộn là chưa thực hiện đúng Nội quy trường, lớp. Tuy nhiên, bạn nam đã nói thật lí do đi học muộn. Chúng ta đồng tình với cách cư xử của bạn nam và tin rằng bạn nam từ lần sau sẽ đi học đúng giờ.

Tranh 3:

GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 3.

HS quan sát tranh 3, SGK Đạo đức ỉ, trang 52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh.

GV nhắc lại nội dung tình huống trong ưanh: Bạn nữ mải xem ti vi nên chưa sắp xếp sách vở. Khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở, bạn nữ nói: “Con mệt quá!”.

HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra:

Bạn nữ trong tranh 3 nói như vậy là nói thật hay nói dối?

Em có đồng tình với việc làm của bạn nữ không?

Theo em, mẹ bạn nữ sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe bạn nữ nói như vậy?

Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nữ chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy?

HS, GV nhận xét câu trả lời của HS.

GV kết luận đối với tình huống trong tranh 3:

+ Bạn nữ đã nói dối khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở. Sự thật là do bạn mải xem ti vi chứ không phải do mệt. Chúng ta không nên đồng tình với việc bạn nữ nói dối.

+ Nói thật là nói đúng sự việc đã diễn ra, nhận lỗi do mình gây ra. Nói thật cho thấy em là người dũng cảm và đáng tin cậy.

Lưu ý:

GV có thể giao việc cho HS thảo luận lần lượt theo từng tranh.

GV có thể giao việc cho mỗi nhóm thảo luận với một bức tranh.

Luyện tập

Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ

Mục tiêu:

HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối.

HS được phát triển về năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

GV nêu yêu cầu của hoạt động.

GV (hoặc một HS có khả năng đọc tốt) đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách.

HS suy nghĩ cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến.

HS đưa ra lời giải thích cho thái độ mình lựa chọn đối với ý kiến đưa ra.

GV kết luận (ứng với từng ý kiến được trao đổi);

+ Với ý kiến 1 “Người nói thật là người đáng tin cậy”: Đồng tình, vì người nói thật sẽ không trêu đùa, làm hại người khác bởi những lời nói không đúng.

+ Với ý kiến 2 “Nên nói dối để tránh bị phạt”: Không đồng tình, vì nói dối có thể sẽ tránh bị phạt nhưng khi đã bị phát hiện thì người nói dổi sẽ bị mất niềm tin ở người khác, khiến người khác ngần ngại giúp đỡ, sẻ chia.

+ Với ý kiến 3 “Không nên nói dối, đổ lồi cho người khác”: Đồng tình, vì nói dối đố lỗi cho người khác là việc làm không tốt, thể hiện sự thiếu dũng cảm, hay hèn nhát.

+ Neu em thấy bạn nào có ý kiến chưa phù họp với việc nói thật/nói dối, em nên giải thích cho bạn hiểu.

Lưu ý:

+ HS có thể bày tỏ ý kiến bằng những cách khác nhau, ví dụ: giơ mặt cười - mặt mếu, giơ thẻ xanh - thẻ đỏ, giơ tay,. . .

+ GV nên tôn trọng tất cả các ý kiến HS đưa ra, chú trọng vào lời giải thích của HS, không nên phán xét đúng - sai với các ý kiến của HS.

Hoạt động 2: Đóng vai

Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS nêu các tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 53.

GV phân công các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống.

HS làm việc theo nhóm.

Với mồi tình huống, GV mời 1- 2 nhóm lên đóng vai; các nhóm khác quan sát để đưa ra lời nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Nhóm khác có thể đưa ra cách ứng xử của nhóm mình.

Gợi ỷ cách nhận xét:

Cách ứng xử trong tình huống đã phù hợp hay chưa?

Có cách ứng xử nào khác không?

GV kết luận:

+ Tình huống 1: Cách xử lí phù hợp là Chi nên nói thật với bạn về lỗi của mình, xin lỗi và đề nghị cách sửa lồi (Ví dụ: dán lại vở cho bạn, hoặc nhờ mẹ mua vở mới cho bạn).

+ Tình huống 2: Cách xử lí phù họp là Mai nên nói thật với mẹ, xin lỗi mẹ với thái độ chân thành và đề nghị cách sửa lồi. (Ví dụ: Con xin lỗi mẹ ạ! Con sơ ý đã làm quên lời mẹ dặn. Bây giờ con mang đồ sang cho bà ngay nhé.)

Lưu ý:

GV có thể cho cả lớp lần lượt xử lí từng tình huống hoặc phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống.

GV có thể thay đổi tình huống khác cho phù hợp với Lớp, trường, địa phương

của mình.

Lời nói thật và cách khắc phục của HS đưa ra cho mỗi tình huống có thể đa dạng, khác nhau. GV không nên áp đặt theo một cách nói và cách khắc phục duy nhất.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS biết đánh giá việc nói thật, nói dối của mình và có ý thức điều chỉnh hành vi nói thật của mình.

Cách tiến hành:

HS chia sẻ theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa?

Khi đó bạn cảm thấy như thế nào?

Sau khi bạn nói thật, người đó có thái độ như thế nào?

Một vài HS chia sẻ lại trước Lớp.

GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình.

GV khen HS đã biết dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật.

Vận dụng

HS tìm hiểu những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, qua bố mẹ, người thân. . . ).

HS chia sẻ với bạn một câu chuyện về dũng cảm nói thật mà mình đã biết (ví dụ: Câu chuyện Lê- nin đánh vỡ cốc khi đến thăm nhà dì).

GV nhắc HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật với bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn.

GV hướng dẫn HS thả hình ngôi sao vào “Giỏ việc tốt” mồi ngày HS dũng cảm nói thật.

Lưu ý: Sau mồi tuần, GV có thể hỏi HS tổng kết có được bao nhiêu ngôi sao việc tốt về việc dũng cảm nói thật.

Tổng kết bài học

HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 54.

GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tinh huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy.

GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.

BÀI 11. TRẢ LẠI CỦA RƠI

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.

Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.

Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.

Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi; không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” - Nhạc và lời: Phạm Tuyên.

Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi.

Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”.

Thảo luận chung:

Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì?

Việc làm của hai bạn có đáng khen không? Vì sao?

GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ theo cặp đôi:

Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa?

Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em và người thân của em cảm thấy như thế nào?

Em đã bao giờ trả lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

GV dẫn dắt vào bài mới: Khi bị mất tiền hoặc mất đồ do đánh rơi hoặc để quên ở đâu đó, chúng ta thường cảm thấy tiếc, thậm chí đau khố, nếu đấy là số tiến lớn hoặc món đồ đắt tiền. Vậy, chúng ta nên làm gì khi nhặt được của rơi? Bài học ngày hôm nay thầy/cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về điều này.

Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh

Mục tiêu:

HS giải thích được vì sao cần trả lại của rơi khi nhặt được.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV yêu câu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 56 và chuân bị kể chuyện theo tranh (có thể cá nhân hoặc theo nhóm).

HS kể chuyện trước Lớp (có thể cá nhân hoặc theo nhóm).

GV kê lại nội dung chuyện:

Sáng nay, Lan thấy mẹ đi siêu thị về với vẻ mặt rất buồn. Mẹ kể với Lan là mẹ đã đánh rơi ví ở siêu thị. Trong ví có nhiều tiền cùng giấy tờ quan trọng.

Bỗng có tiếng gõ cửa. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi cùng con trai nhỏ. Người đàn ông chào mẹ Lan và hỏi thăm:

Xin lỗi, đây có phải là nhà bà Tâm không ạ?

Vâng, tôi là Tâm đây. Anh hỏi có việc gì ạ?

Người khách kể:

Con trai tôi nhặt được chiếc ví ở siêu thị. Xem giấy tờ trong ví, tôi biết được địa chỉ nhà nên đưa cháu đến trả lại ví cho chị.

Dạ, ví của cô đây ạ! Cậu bé vui vẻ đưa chiếc ví cho mẹ Lan.

Nhận lại được chiếc ví, mẹ Lan rất vui mừng và rối rít nói:

Cảm ơn cháu! Cháu đúng là một cậu bé thật thà!

GV cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:

Mẹ của Lan cảm thấy như thế nào khi bị mất ví?

Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì?

GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình, ưả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến, quý trọng.

Lưu ý:

Dựa theo tranh, HS có thể tưởng tượng và kể lại nội dung câu chuyện theo cách khác nhau. GV không nên áp đặt các em.

Sau khi một vài HS kể chuyện, GV có thể cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất.

Hoạt động 2: Tìm những ngưòi phù họp có thể giúp em trả lại ctía roi

Mục tiêu: HS biết xác định những người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được.

Cách tiến hành:

GV nêu vấn đề: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tìm được người mất để trả lại của rơi. Vậy những ai là người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi?

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và hướng dẫn các em tham khảo hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57.

HS làm việc theo nhóm.

GV mời các nhóm trình bày kết quả. Chú ý yêu cầu HS phải nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình huống cụ thế. Ví dụ: ở trường, trong siêu thị, trên xe buýt, ở ngoài đường,. . .

GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người tin cậy để nhờ giúp đỡ: Ví dụ: Nếu nhặt được của rơi ở trường thì có thê nhờ thầy/cô giáo; nếu nhặt được của rơi trong siêu thị thi có thể nhờ nhân viên siêu thị; nếu nhặt được của rơi ở trên xe buýt thì có thể nhờ người lái xe; nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường thì có thể nhờ chú công an; nếu nhặt được của rơi ở khu vui chơi thì có thế nhờ bác bảo vệ khu vui chơi;. . . Và trong mọi trường hợp, bố mẹ, thầy cô giáo luôn là những người đáng tin cậy, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trả lại cùa rơi.

Lưu ý: Hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57 chỉ là gợi ý. Ngoài ra, H S có thể kể thêm những người phù họp, đáng tin cậy khác, trong những tình huống khác nữa.

Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

HS biết phân biệt hành vi thật thà và không thật thà khi nhặt được cúa rơi.

Biết đồng tình với hành vi thật thà trả lại của rơi; không đồng tình với hành vi tham của rơi.

HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

GV nêu yêu cầu của hoạt động Luyện tập ở mục a SGK Đạo đức 1, ưang 57.

GV hướng dẫn HS quan sát kĩ các tranh để đưa ra nhận xét, đánh giá.

HS làm việc cá nhân.

Chia sẻ kết quả với bạn ngồi bên cạnh.

GV mời một số HS trình bày ý kiến và hỏi thêm: Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của các bạn?

GV kết luận:

+ Việc làm của bạn nhỏ trong tranh 1 và 3 là thật thà, không tham của rơi. Chúng ta nên đồng tình, ủng hộ những việc làm này.

+ Việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh 2 là chưa thật thà. Chúng ta nên nhắc nhở bạn nếu chứng kiến những việc làm như thế.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai

Mục tiêu:

HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử thể hiện tính thật thà, không tham của rơi.

HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 58, 59 và cho biết nội dung tình huống xảy ra trong tranh.

HS nêu tình huống xảy ra.

GV giới thiệu nội dung ba tình huống và phân công mồi nhóm thảo luận lựa chọn và đóng vai thể hiện cách ứng xử trong một tình huống:

+ Tình huống 1: Lan đến lớp sớm và nhặt được quyển truyện tranh của ai đó để quên trong ngăn bàn. Đây là quyển truyện tranh rất đẹp mà Lan đã thích từ rất lâu. Lan nên làm gì với quyển truyện nhặt được?

+ Tình huống 2: Trên đường đi học, Mai nhìn thấy một chiếc đồng hồ rơi ở trên đường. Mai nên làm gì?

+ Tình huống 3: Tan học về, Minh khoe nhặt được tiền ở sân trường và rủ Tân đi mua kem ăn. Tân nên làm gì?

HS làm việc nhóm: Thảo luận lựa chọn cách giải quyết và chuẩn bị đóng vai.

GV lần lượt mời các nhóm lên đỏng vai.

Thảo luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai:

+ Em có đồng tình với cách ứng xử mà nhóm bạn đã thể hiện không? Vì sao?

+ Em có cách ứng xử khác như thế nào?

GV nhận xét về cách ứng xử của các nhóm và kết luận:

+ Tình huống 1: Lan nên hỏi các bạn trong lớp xem ai để quên và trả lại truyện cho bạn. Neu muốn đọc truyện thì sau đó sẽ hỏi mượn bạn.

+ Tình huống 2: Lan nên nhờ chú công an, bố mẹ hoặc thầy cô giáo tìm trả lại cho người mất.

+ Tình huống 3: Tân nên khuyên bạn đưa nhờ thầy cô giáo đế tìm trả lại cho người mất.

Vận dụng

GV hướng dẫn HS:

Thực hiện trả lại của rơi cho người bị mất khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện.

Tìm hiểu những câu chuyện về thật thà trả lại của rơi (qua người thân, qua các phương tiện truyền thông đại chúng).

Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp những câu chuyện tìm hiểu được.

Tự đánh giá việc thực hiện bài học bằng cách thả một bông hoa/chiéc lá/viên sỏi và'0 “Giỏ việc tốt” mỗi lần em nhặt được của rơi, trả lại cho người mất. Sau đó, nhớ chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn sự việc em đã làm.

Tổng kết bài học

GV nêu câu hỏi: Qua bài học hôm nay, các em có thể rút ra điều gì?

Một số HS nêu ý kiến.

GV tóm tắt nội dung bài học:

+ Em cần trả lại của rơi khi nhặt được.

+ Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng.

GV chiếu hoặc viết nội dung lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 59 lên màn hình hoặc bảng và yêu cầu 1 - 2 HS đọc to trước lớp.

GV nhận xét tiết học, khen những HS, tlhóm HS đã học tập tích cực.

CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

BÀI12. PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nhận biết được những noi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã.

Thực hiện được một sổ hành động, việc làm cần thiết, phù họp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGKỮựo đức ỉ.

Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã.

Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã.

Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV hướng dần HS nhớ lại và chia sẻ trước lớp:

+ Em đã từng bị ngã chưa?

+ Em đã bị ngă ở đâu?

+ Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã?

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm

Mục tiêu:

HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm.

HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 60 và cho biết:

Bạn trong tranh đang làm gì?

Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì/hậu quả như thế nào?

HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.

GV mời mỗi nhóm HS trình bày kết quả thảo luận về từng tranh, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV kết luận sau mỗi tranh:

Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã.

Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch trượt theo thành cầu thang từ trên cao xuống. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã.

Tranh 3: Bạn nhỏ nhoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. Đó là việc làm nguy hiểm có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng.

Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây. Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gãy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích.

GV hỏi thêm: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã?

HS trả lời câu hỏi.

GV giới thiệu thêm tranh ảnh, video clip về một số tình huống trẻ em bị ngã.

GV kết luận chung: Trong thực tế, có nhiều hành động, việc làm có thể làm chúng ta bị ngã. Do đó, chúng ta cần cẩn thận.

Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị ngã

Mục tiêu:

HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã.

HS được phát triển năng lực họp tác.

Cách tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 61 và thảo luận nhóm, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã.

HS làm việc nhóm.

GV mời một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần:

+ Không nhoài người, thò đầu ra ngoài, ngồi lên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ.

+ Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau.

+ Không leo trèo, đu cành cây; không kê ghế trèo lên cao để lấy đồ.

+ Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền tron ướt, phủ rêu.

+ Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu.

+ . . .

Luyện tập

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS lựa chọn được cách ứng xử phù họp trong một số tình huống để phòng tránh bị ngã.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh.

HS trình bày ý kiến.

GV giải thích rõ nội dung từng tình huống:

+ Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên nóc giá sách. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao?

+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao?

+ Tình huống 3: Hùng rù Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí nên ứng xử thế nào? Vì sao?

Phân công mỗi nhóm HS thảo luận, xử lí một tình huống.

HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Mỗi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV kết luận:

+ Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao đê tránh bị ngã.

+ Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong Lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã.

+ Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao để tránh bị ngã.

Lưu ý:

GV có thể thay các tình huống trong mục a SGK Đạo đức 1, trang 62, 63 bằng các tình huống khác, thực tế hon, xảy ra phố biến hơn đối với HS của lớp, của trường.

GV có thể không phân công tình huống thảo luận cho từng nhóm mà để HS tự lựa chọn tình huống mà các em hứng thú hoặc quan tâm.

Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/. . .

Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thưong kín, bị sưng tấy do ngã Mục tiêu: HS biết cách chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tẩy do ngã.

Cách tiến hành:

GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương?

HS chia sẻ kinh nghiệm đã có.

GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.

HS thực hành theo cặp hoặc theo nhóm.

GV mời 2- 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. '

GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:

Tố chức cho HS cùng thầy/cô quan sát, xác định những nơi trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó. Ví dụ như: cửa sổ, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường,. . .

Vận dụng sau giờ học:

Hướng dẫn HS:

Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ,. . .

Thực hiện:

+ Không chạy, xô đẩy nhau trên cầu thang; sàn trơn, ướt, mấp mô.

+ Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ.

+ Không đi chân đất vào phòng tắm tron ướt.

+ Không trèo c- ao, đu cành cây,. . .

Tổng kết bài học

HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày.

GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63.

Yêu cầu 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực và hiệu quả.

BÀI 13. PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn.

Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Một số vật sắc nhọn như: dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì,. . . để chơi A. Khởi động.

Một bản sơ đồ ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 66 được phóng to trên tờ AO hoặc AI để chơi trò “Mê cung - Tìm đường đi an toàn”.

Đồ dùng để thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu.

Một số đồ dùng để phục vụ đóng vai.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

Cách 1: Tổ chức cho HS nhớ lại và chia sẻ cùng bạn theo các câu hỏi gợi ý ở SGK Đạo đức 1, trang 64.

b) Quy trình thực hiện đánh giá quan sát

Bước 1: Chuẩn bị

Cần xác định rõ:

Mục đích quan sát:

+ Muốn cung cấp thông tin định tính để bổ sung cho các thông tin định lượng trong điều tra, thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chí.

+ Muốn biết năng lực dạy học của GV.

+ Muốn biết hiệu quả hoạt động dạy học của các ưang thiết bị dạy học phục vụ mục tiêu đào tạo.

Đổi tượng quan sát: HS, quá trình học tập của HS. Sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV, nhóm HS, trường học, môi trường, văn hoá,. . .

Nội dung quan sát: kiến thức, kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành, các thao tác, hành vi, động cơ, thái độ, hứng thú học tập môn học của HS,. . .

Cách thức quan sát:

+ Quan sát công khai hoặc không công khai.

+ Quan sát trực tiếp: Quan sát và ghi chép hành vi của HS ngay tại bối cảnh và thời gian thực tế diễn ra.

+ Quan sát gián tiếp: Không quan sát trực tiếp hành vi mà đi thu thập các dấu vết của hành vi còn sót lại.

+ Quan sát có cấu trúc/hệ thống: Quan sát có hệ thống hành vi của HS (có kế hoạch rõ ràng và cụ thể về lựa chọn, quan sát, ghi chép và mã hoá hành vi), đóng vai trò quan trọng và đem lại nhiều thông tin trong quá trình quan sát. Quan sát có cấu trúc/hệ thống là loại quan sát trực tiếp, công khai hoặc không công khai.

Địa điểm quan sát: trong Lớp học, ngoài lớp học, ngoài cộng đồng.

Thời gian quan sát: quan sát thời điểm hay quan sát trường diễn.

Lưu giữ kết quả quan sát: Chuẩn bị bộ công cụ quan sát (sổ ghi chép hoặc phiếu quan sát, thang đánh giá, phương tiện kĩ thuật,. . . ).

Bước 2. Quan sát, ghi biên bản (quan sát những gì, cách thức quan sát; ghi chép những gì, ghi như thế nào;. . . )

Bước 3. Đánh giá (cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định,. . . ) Việc sử dụng nhiều cách thức thu thập dữ liệu (phỏng vấn, quan sát, tài liệu,. . . ), đối chiếu so sánh các thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau là rất quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy của các kết quả tìm được trong quá trình đánh giá.

Cách 2: Tổ chức cho HS chơi trò “Gọi tên đồ vật”.

Cách chơi: GV lần lượt giơ từng đồ vật sắc nhọn, HS phải gọi đúng tên đồ vật. HS nào nêu sai tên sẽ bị đứng ra ngoài, quan sát các bạn khác chơi.

Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi: Các đồ vật các em vừa gọi tên có đặc điểm gì chung?

HS trả lời.

GV kết luận: Những đồ vật này đều sắc nhọn, có thể gây thương tích cho chúng ta nếu không cẩn thận.

GV giới thiệu bài mới.

Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm có liên quan đến vật sắc nhọn

Mục tiêu:

HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm có liên quan đén các vật sắc nhọn.

HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát các Uanh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 64 và cho biết:

Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?

Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì/hậu quả như thế nào?

HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.

GV mời một số HS trình bày ý kiến. Mỗi em chỉ trình bày về một tranh, cả lớp quan sát bạn trình bày và nhận xét, bổ sung.

GV kết luận sau mồi tranh:

Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chiếc kéo có đầu nhọn. Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương.

Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng. Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm. Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tuốc nơ vít vào người của một bạn đứng đối diện để doạ, trêu bạn. Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tuốc nơ vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm.

Lưu ý: GV có thể khuyến khích HS kể thêm những hành động, việc làm khác có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn.

Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn

Mục tiêu:

HS nêu được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

HS được phát triển năng lực hợp tác.

Cách tiến hành:

GV đặt vấn đề: Ở hoạt động trước, chúng ta vừa chỉ ra được một số hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. Vậy để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, chúng ta cần phải làm gì?

GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm, tìm cách để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

HS làm việc nhóm.

GV mời một số nhóm trình bày kết quả, mồi nhóm chỉ nêu 1 - 2 biện pháp phòng tránh.

GV tống kết các ý kiến và kết luận về cách phòng tránh bị thương do các vật săc nhọn:

+ Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch.

+ Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn.

+ Không ngậm các vật sác nhọn trong miệng.

+ Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.

+ Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.

+ . . .

Lưu ý: GV nên khuyến khích HS kể thêm một số biện pháp khác để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, ngoài các hình đã gợi ý trong SGK,

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị thương chảy máu

Mục tiêu:

HS nêu được cảc bước sơ cứu vết thương chảy máu.

HS được phát triến năng lực họp tác.

Cách tiến hành:

GV đặt vấn đề: Các vật sắc nhọn có thể làm chúng ta bị thương, chảy máu. Vậy chúng ta có thế sơ cứu các vết thương chảy máu như thế nào?

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 65 và nêu các bước sơ cứu vết thương chảy máu.

HS làm việc theo cặp.

Mời một số cặp trình bày ý kiến, mỗi cặp nêu một bước sơ cứu.

GV kết luận về các bước sơ cứu vết thương chảy máu, vừa nói, vừa chỉ vào từng tranh:

+ Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu.

+ Bước 2: Rửa vét thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy.

+ Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương.

+ Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.

- GV cần lưu ý HS:

+ Neu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần băng mà đế hở cho dễ khô.

+ Neu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã băng thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lí.

Luyện tập

Hoạt động 1: Choi trò “Mê cung - Tìm đường đi an toàn”.

Mục tiêu:

HS biết tìm đường đi an toàn, tránh những quãng đường có vật sắc nhọn.

HS được phát triển óc quan sát và năng lực sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV treo bản sơ đồ phóng to lên trên bảng và giới thiệu cách chơi và luật chơi trò “Mê cung - Tìm đường đi an toàn”.

HS thảo luận theo nhóm để tìm đường đi an toàn.

Mời một số nhóm lên trình bày đường đi của nhóm.

Cả lớp bình chọn nhóm tìm được đường đi an toàn và nhanh nhất.

GV khen thưởng cho nhóm được bình chọn và nhắc nhở HS cần cẩn thận, tránh đi trên những nơi có các vật sắc nhọn để tránh bị thương, chảy máu.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 66 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh.

HS trình bày ý kiến.

GV giải thích rõ nội dung từng tình huống:

+ Tình huống 1: Các bạn chơi trò trốn tìm. Bạn Linh rủ bạn Tâm trốn sau bụi tre. Theo em, Tâm nên làm gì? Vì sao?

+ Tình huống 2: Huy rủ Chính dùng đũa nấu ăn để chơi đấu kiếm. Theo em, Chính nên làm gì? Vì sao?

Phân công mồi nhóm HS thảo luận, xử lí một tình huống.

HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Mồi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV kết luận:

+ Tình huống 1: Tâm nên bảo bạn đừng trốn sau bụi tre để tránh bị gai tre đâm vào người, gây thương tích.

+ Tình huống 2: Chính nên từ chối và khuyên Huy không nên dùng đũa nấu ăn để chơi đấu kiếm vì rất nguy hiểm, dễ làm hai bạn bị thương, nhất là khi vô tình chọc phải mắt hoặc người nhau.

Lưu ý:

GV có thể thay hai tình huống này bằng các tình huống phổ biến hơn đối với HS ở địa phương.

Các nhóm HS có thể nêu cách xử lí tình huống hoặc trình bày kết quả bằng tiểu phẩm đóng vai.

GV có thể hỏi thêm HS về các trò chơi khác có thể làm các em bị thương, chảy máu do các vật sắc nhọn.

Hoạt động 3: Thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu

Mục tiêu: HS có kĩ năng sơ cứu vết thương chảy máu.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các bước sơ cứu vết thương chảy máu.

HS thực hành theo cặp hoặc theo nhóm bốn bước sơ cứu vết thương chảy máu đã được học.

GV mời 2- 3 nhóm HS lên thực hành trước Lớp.

GV nhận xét, khen ngợi những HS, nhóm HS đã thực hành tốt.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:

Cùng bạn xác định những bàn, ghế, đồ dùng trong lớp học có góc, cạnh sắc nhọn cần cẩn thận khi di chuyển hoặc sử dụng.

Vận dụng sau giờ học:

Nhờ cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng dao, kéo an toàn.

Cùng cha mẹ bọc lại các góc nhọn, sắc ở kệ, bàn trong gia đình.

Thực hiện: Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch; không chạy nhảy, chơi đùa gần những vật sắc nhọn; không đi lại khi trên sàn nhà có những mảnh thuỷ tinh, sành, sứ vỡ.

Tổng kết bài học

HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Các vật sắc nhọn dễ làm em bị thương, chảy máu. Vì vậy, em cần cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày và học cách sử dụng dao kéo an toàn.

GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 67.

- Yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại lời khuyên.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.

BÀI 14. PHÒNG TRÁNH BỊ BỎNG

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nhận biết được những hành vi nguy hiểm, có thể gây bỏng.

Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị bỏng.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Một số tờ bìa, trên đó có ghi tên các vật có thể gây bỏng để chơi trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.

Tranh ảnh, clip về một số tình huống, hành động nguy hiểm, có thể gây bỏng.

Chậu nước, hộp thuốc chống bỏng để thực hành sơ cứu khi bị bỏng.

Một số đồ dùng để chơi đóng vai.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho cả Lớp chơi trò “Vượt chướng ngại vật”.

GV hướng dẫn HS cách chơi:

+ Trên sàn lớp học có đặt rải rác các miếng bìa làm chướng ngại vật. Trên mồi miếng bìa ghi tên một đồ vật nguy hiểm, có thể làm em bị bỏng.

+ Lần lượt từng đội chơi (gồm 4- 5 HS/đội) phải nắm tay nhau đi từ điểm xuất phát đến điểm đích nhung không được chạm vào các chướng ngại vật. Đội nào có một thành viên chạm vào chướng ngại vật, đội đó sẽ bị loại.

HS chơi trò chơi.

Cả Lớp vồ tay khen những nhóm thắng cuộc.

Sau khi HS chơi xong, GV đưa ra câu hói thảo luận lớp: Vì sao chúng ta không nên chơi gần những vật này?

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

Khám phá

Hoạt động 1: Tìm những đồ vật có thể gây bỏng

Mục tiêu: HS kể được tên một số vật có thể gây bỏng.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 68 và kể tên những đồ vật có thể gây bỏng.

GV mời một số HS trả lời, yêu cầu mỗi HS chỉ nêu tên một đồ vật.

GV hỏi tiếp: Ngoài những đồ vật đó, em còn biết những đồ vật nào khác có thể gây bỏng?

HS nêu ý kiến.

GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều đồ vật có thể gây bỏng như: phích nước sôi, bàn là, nồi nước sôi, ấm siêu tốc, diêm, bật lửa, bếp lửa, lò than, bếp ga, lò vi sóng, lò nướng, ống pô xe máy, nồi áp suất,. . . Do vậy, chúng ta cần phải cẩn thận khi đến gần hoặc sử dụng chúng.

Hoạt động 2: Xác định những hành động nguy hiểm, có thể gây bỏng

Mục tiêu: HS xác định được một số hành động nguy hiếm, có thể gây bỏng.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát tranh ở SGK Đạo đức ỉ, trang 69 và cho biết:

Bạn trong mồi tranh đang làm gì?

Việc làm ấy có thể dẫn đến điều gì?

HS làm việc theo cặp.

GV mời một số cặp HS trình bày ý kiến. Mỗi cặp chỉ trình bày ý kiến về một ưanh.

GV kết luận về từng tranh:

Tranh 1: Bạn nữ đang kê ghế đứng nghịch bếp, trong khi trên bếp có nồi thức ăn đang sôi. Bạn nữ có thể bị bỏng do lửa tạt vào tay hoặc nồi thức ăn nóng đố vào người.

Tranh 2: Bạn nam đang thò tay (không đeo găng) vào lò nướng để lấy chiếc bánh mì vừa nướng xong còn đang rất nóng. Bạn có thể bị bỏng tay bời lò nướng hoặc chiếc bánh.

Tranh 3: Bạn nam đang ở trong phòng tắm và mở vòi nước nóng để nghịch. Bạn có thể bị bỏng tay hoặc cả người do nước nóng bắn vào.

Tranh 4: Bạn nữ đang mở phích nước sôi để lấy nước. Bạn có thể bị phích nước đổ vào người và bị bỏng.

Tranh 5: Bạn nam đang chơi đá bóng trong bểp, trong khi trên bếp đang có nồi canh đang sôi. Nếu quả bóng rơi trúng nồi canh nóng, bạn có thể bị bỏng do nước nóng đổ hoặc bắn vào người.

Tranh 6: Bạn nhỏ đốt giấy. Bạn có thế bị giấy cháy vào tay gây bỏng.

GV hỏi tiếp: Ngoài các hành động trên, em còn biết những hành động nào khác có thể gây bỏng?

HS nêu ý kiến.

GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh, video clip về hành động nguy hiểm, có thế gây bỏng.

GV kết luận chung: Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều hành động, việc làm nguy hiếm, có thể làm chúng ta bị bỏng, gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.

Hoạt động 3: Thảo luận về cách phòng tránh bị bỏng

Mục tiêu: HS nêu được một số việc cần làm để phòng tránh bị bỏng.

Cách tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm, xác định những việc cần làm để phòng tránh bị bỏng.

HS làm việc nhóm.

GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.

GV kết luận: Để phòng tránh bị bỏng em cần cẩn thận:

+ Không chơi đùa gần bếp khi đang đun nấu và các vật nóng như: nồi nước sôi, phích nước sôi, bàn ủi vừa sử dụng, ống pô xe máy vừa đi về,. . .

+ Không nghịch diêm, bật lửa.

+ Không tự ý sử dụng bếp dầu, bếp ga, lò nướng, lò vi sóng,. . .

+ Cẩn thận khi sử dụng vòi nước nóng.

+ . . .

Hoạt động 4: Tìm hiểu các bước sơ cứu khi bị bỏng

Mục tiêu: HS nêu được các bước sơ cứu khi bị bỏng.

Cách tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục d SGK Đạo đức 1, trang 70 và nêu các bước sơ cứu khi bị bỏng.

HS làm việc cá nhân.

GV mời một số HS trình bày, mồi HS chỉ nêu một bước sơ cứu.

GV kết luận về ba bước sơ cứu.

GV giới thiệu với HS một vài loại thuốc để xịt hoặc bôi chống bỏng. Đồng thời, lưu ý HS không nên tự ý bôi nước mắm, thuốc đánh răng hoặc các chất khác, không rõ tác dụng và nguồn gốc để phòng tránh gây nhiễm trùng vết bỏng.

Luyện tập

Hoạt động: Xử lí tình huống và đóng vai

Mục tiêu:

HS biết lựa chọn và thực hiện cáqh ứng xử phù hợp để tránh bị bỏng.

HS được phát triển năng lực giải' quyết vấn đề và giao tiếp.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở SGKỬựo đức 1, trang 71 và cho biết tình huống xảy ra trong mỗi tranh.

HS nêu ý kiến.

GV giới thiệu để HS nắm rõ được nội dung các tình huống:

+ Tình huống 1: Nam rủ Bình chơi đuổi bắt nhau trong bếp. Bình nên làm gì?

+ Tình huống 2: Hoa đang ngồi xem ti vi thì nhìn thấy em bé đang bò ra chỗ để chiếc bàn ủi vừa mới sử dụng. Hoa nên làm gì?

+ Tình huống 3: Huy đang ngồi đọc sách ở hiên thì nhìn thấy em bé chạy lại gần chiếc xe máy mà bố vừa đi làm về. Huy nên làm gì?

GV phân công mỗi nhóm HS thảo luận, đóng vai và xử lí một tình huống.

HS làm việc nhóm theo sự phân công của GV.

Các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử đã chọn.

Sau mồi tình huống, GV tổ chức cho cả lớp cùng thảo luận:

Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm bạn không? Vì sao?

Em có cách ứng xử nào khác không? Đó là cách ứng xử như thế nào?

GV nhận xét chung và kết luận:

+ Tình huống 1: Bình nên khuyên Nam không nên chơi đuối bắt nhau trong bép để tránh bị bỏng do ngã vào bếp đang cháy hoặc va phái nồi thức ăn đang nấu trên bếp.

+ Tình huống 2: Hoa nên chạy lại ngăn em bé hoặc cất chiếc bàn ủi ra chồ khác đế em không bị bỏng.

+ Tình huống 3: Huy nên ngăn em bé, không để em đến gần chiếc xe máy đe tránh bị bỏng do ống pô gây ra.

Vận dụng

Vận dụng trong giờ học: GV tố chức cho HS thực hành sơ cứu khi bị bỏng theo cặp hoặc theo nhóm.

Vận dụng sau giờ học:

GV hướng dẫn HS:

về nhà, nhờ bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình có nguy cơ gây bỏng.

- Thực hiện: Không chơi đùa, lại gần bếp đang đun nấu, phích nước sôi, nồi nước sôi, bàn ủi vừa sử dụng, ống pô xe máy vừa đi về,. . .

Tổng kết bài học

HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị bỏng, em cần cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày, không chạy nhảy, choi đùa gần những vật có thể gây bỏng.

GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 72.

GV yêu cầu 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực và hiệu quả.

BÀI 15. PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nhận biết được một số vật có sử dụng điện và một số hành vi nguy hiểm, có thể bị điện giật.

Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị điện giật.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGKĐựo đức 1.

Tranh ảnh, video clip về một số đồ dùng có sừ dụng điện và một số hành vi không an toàn, có thể bị điện giật.

Một số đồ dùng để chơi đóng vai.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho HS chơi trò “Tìm đồ vật có sử dụng điện”. Cách chơi như sau: + GV đê một HS xung phong làm người điều khiển trò chơi.

+ Người điều khiến trò chơi đứng phía trên Lớp và nêu tên một đồ vật nào đó. Neu là đồ vật có sử dụng điện (như: bếp điện, ti vi, quạt máy, lò vi sóng,. . . ) thì cả Lớp phải vỗ tay và hô “Có điện! Có điện!”. Còn nếu không phải là đồ sử dụng điện (như: khăn mặt, búp bê, lược chải đầu,. . . ) thì cả Lớp sẽ xua tay và hô “Không có điện! Không có điện!”. Ai làm sai sẽ không được chơi tiếp.

GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ với bạn: Ở nhà em, lớp em có sử dụng những đồ điện nào?

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

Khám phá

Hoạt động 1: Xác định những hành động nguy hiểm, có thể bị điện giật

Mục tiêu: HS xác định được một số hành động nguy hiểm, có thể làm con người

bị điện giật.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 73, 74 và cho biết:

Bạn trong mồi tranh đang làm gì?

Việc làm ấy có thể dẫn đến điều gì?

HS làm việc theo cặp.

GV mời một số cặp HS trình bày ý kiến. Mỗi cặp chỉ trình bày ý kiến về một tranh.

GV kết luận về từng tranh:

Tranh 1: Bạn nhỏ đang sờ tay vào tủ điện ở trên đường. Đó là hoạt động nguy hiểm, bạn có thể bị điện giật.

Tranh 2: Bạn nhỏ đang dùng tay nghịch kéo dây của một chiếc quạt cây đang cắm điện. Nếu dây quạt bị hở thì bạn nhỏ có thể bị điện giật.

Tranh 3: Bạn nhỏ đang dùng ngón tay chọc vào ổ điện. Bạn sẽ bị điện giật.

Tranh 4: Bạn nhỏ đang dùng kéo cắt dây điện của chiếc đèn bàn đang cắm trong

0 điện. Bạn có thể bị điện giật.

Tranh 5: Bạn nhỏ ngậm đầu dây sạc điện thoại trong khi dây đang cắm trong ổ điện. Bạn có thể bị điện giật.

Tranh 6: Hai bạn nhỏ đang dùng que để khều chiếc diều bị mắc trên dây điện ngoài đường. Các bạn có thế bị điện giật.

Tranh 7: Hai bạn nhỏ đi qua nơi có dây điện bị đứt, rơi xuống đường trong khi trời đang mưa to. Các bạn có thể bị điện giật.

GV hỏi thêm: Ngoài các hành động trên, em còn biết những hành động nào khác có nguy cơ bị điện giật?

HS nêu ý kiến.

GV kết luận: Có rất nhiều hành động nguy hiểm, có thể dẫn đến việc người bị điện giật.

Lưu ý: GV có thể sử dụng thêm các tranh ảnh, video clip về một số hành vi không an toàn, có thể bị điện giật để giới thiệu thêm với HS.

Hoạt động 2: Thảo luận cách phòng tránh bị điện giật

Mục tiêu: HS xác định được một số cách để phòng tránh bị điện giật.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xác định cách để phòng tránh bị điện giật.

HS làm việc nhóm.

Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.

GV tống kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị điện giật, các em cần:

+ Không thò ngón tay, chọc que kim loại vào 0 điện.

+ Không nghịch đồ điện khi đang được cắm điện.

+ Không đi chân đất, dùng tay ướt, đứng ở chỗ ẩm ướt để cắm phích cắm vào 0 điện hoặc để bật công tắc, cầu dao điện.

+ Không dùng que đê khều, lấy đồ vật bị mắc trên dây điện.

+ Không đến gần tủ điện, leo trèo cột điện.

+ . . .

Luyện tập

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp để tránh bị điện giật.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp trong các tình huống ở mục a SGK Đạo đức ỉ, trang 75, 76.

HS làm việc nhỏm theo sự phân công của GV.

Các nhóm trình bày kết quả và giải thích lí do.

Thảo luận chung cả lớp.

GV tổng kết các ý kiến và kết luận:

+ Tình huống 1: Em và bạn không nên tìm cách khều quả cầu lông mắc trên dây điện vì rất nguy hiểm, có thể bị điện giật.

+ Tình huống 2: Em nên nói với mẹ hoặc người lớn trong gia đình để dùng băng dính điện bọc lại chỗ dây điện bị hở để đảm bảo an toàn.

+ Tình huống 3: Em nên báo ngay cho người lớn biết.

+ Tình huống 4: Em nên ngăn em bé lại hoặc gọi ngay người lớn trong gia đình can thiệp để tránh cho em khỏi bị điện giật.

+ Tình huống 5: Em không nên chạm tay vào người bị điện giật bởi như vậy em cũng sẽ bị điện giật. Trong trường hợp này, em có thê ngắt cầu dao điện hoặc hô lớn để gọi người lớn đến cứu.

Hoạt động 2: Chơi trò “An toàn hay nguy hiểm”

Mục tiêu: HS được củng cố, khắc sâu về các hành vi an toàn và không an toàn khi sử dụng điện.

Cách tiến hành:

GV phô biên cách chơi:

+ GV gọi một HS xung phong làm người điều khiển trò chơi.

+ Người điều khiển trò chơi đứng phía trên bảng và nêu các hành động khi sử dụng điện. Cả lớp sẽ hô to “An toàn! An toàn!”, nếu đó là hành động an toàn; và hô “Nguy hiểm! Nguy hiểm!”, nếu đó là hành động nguy hiểm. Ai hô sai sẽ phải đứng ra ngoài không được chơi tiếp.

HS chơi trò chơi.

Cả Lớp vỗ tay, khen những bạn chơi giỏi, luôn xác định đúng hành động an toàn và nguy hiếm.

Vận dụng

Vận dụng trong gỉờ học: GV cùng HS quan sát các ổ cắm và thiết bị điện trong lớp xem đã bảo đảm an toàn chưa để báo cho nhà trường để kịp thời xử lí, nếu cần thiết.

Vận dụng sau giờ học:

Hướng dẫn HS:

Nhờ bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số thiết bị điện trong gia đình.

Nhắc bố mẹ kiểm tra các ổ điện và các thiết bị điện trong nhà để kịp thời thay thế hoặc gia cố lại cho an toàn.

Thực hiện: Không thò tay, chọc que vào ồ điện; không nghịch dây điện; không lại gần bốt điện, tủ điện, trèo lên cột điện.

Tống kết bài học

HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Đe phòng tránh bị điện giật, em cần thực hiện đúng cách sử dụng điện an toàn đã học.

GV cho HS cùng đọc lời khuyên tpong SGK Đạo đức 1, trang 77.

- Yêu cầu 2 - 3 HS nhắc lại lời khuyên.

GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực và hiệu quả.

BÀI ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II

MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

Được củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; thật thà; phòng tránh tai nạn, thương tích.

Thực hiện được các hành vi theo các chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGK Đạo đức 1.

Một số dụng cụ: chuông, micro đô chơi.

Bảng con, phấn.

Bảng thi đua của Lớp.

Phần thưởng cho người xuất sắc (nếu có).

Hoa khen.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho cả Lớp hát hoặc nghe bài hát “Vui đến trường” - Sáng tác: Nguyễn Văn Chung.

GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?

HS phát biểu ý kiến.

GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.

Luyện tập

Hoạt động 1: Trò chơi “Rung chuông vàng”

Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện của việc quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; thật thà; phòng tránh tai nạn, thương tích.

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS thi “Rung chuông vàng” :

+ Cách chơi: GV chiếu từng câu hỏi trên bảng với các phương án trả lời. HStrả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án vào bảng con và gio lên khi có chuông hiệu lệnh.

+ Luật chơi: Sau mỗi câu hỏi, nếu HS trả lời đúng đáp án sẽ được quyền trả lời câu hỏi tiếp theo. HS trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Những HS trả lời được đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên bảng rung chuông vàng.

HS thực hiện trò chơi.

GV nhận xét đánh giá trò chơi và khen ngợi những HS trả lời được nhiều câu hỏi.

Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”

Mục tiêu: HS nêu được những việc bản thân đã thực hiện theo các chủ đề đã học: Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; Thật thà; Phòng tránh tai nạn, thương tích.

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên” để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thực hiện các chuẩn mực: quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; thật thà; phòng tránh tai nạn, thương tích.

HS thực hiện trò chơi. Một số câu hỏi gợi ý cho phóng viên:

Bạn đã làm gì để thể hiện lề phép với ông bà, cha mẹ?

Hãy kể những việc bạn đã làm để chăm sóc cha mẹ.

Bạn đã cư xử với anh chị như thế nào?

Bạn đã làm gì để chăm sóc em nhỏ của mình?

Hãy kế lại một trường hợp bạn đã dũng cảm nói thật.

Khi nhặt được của rơi, bạn đã làm cách nào để trả lại cho người bị mất?

Bạn đã làm gì để phòng tránh bị ngã?

Bạn hãy nêu cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

Đe phòng tránh bị bỏng, bạn nên làm gì?

Khi nhìn thấy dây điện bị hở do chuột cắn, bạn nên làm gì?

GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm tốt và nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện các hành vi, việc làm theo các chuẩn mực: quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; thật thà; phòng tránh tai nạn, thương tích.

Lưu ý: GV nên cho HS luân phiên làm phóng viên sau một số câu hỏi.

II. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều chia cột

1. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều bài Quan tâm, chăm sóc ông bà

I. Mục tiêu:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

  • Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
  • Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.
  • Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
  • Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1:

  • Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”.

- HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.

III. Các hoạt động dạy:

GV

HS

* Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học.

Phương pháp kĩ thuật: Trò chơi, đàm thoại.

* Sản phẩm mong muốn:

- HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”

- Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Khi nào em thấy bà rất vui?

+ Tuần vừa qua, em đã làm những

việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?

Gv: Khen ngợi học sinh.

Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới,

Ghi tựa

- HS Hát.

- Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà.

-HS chia sẻ trước lớp

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

Hoạt động 1: Khám phá vấn đề.

- Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà.

- Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà.

- Cách tiến hành:

- GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà?

- GV hỏi:

+ Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?

+ Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

- GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

*Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà.

- HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu.

Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.

Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp.

Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà.

- HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2. Luyện tập:

Mục tiêu:

  • HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
  • HS nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

- Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp.

- Sản phẩm mong muốn: - Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

- HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

- Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

- Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà.

a. Em chọn việc nên làm.

- GV chia HS thành các nhóm (4 HS).

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng.

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

- GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lên chia sẻ kq thảo luận

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

- Y/C hs đưa ra ý kiến :

+ Việc nào nên làm?Vì sao?

+ Việc nào không nên làm? Vì sao?

- GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.

*Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà.

- HS ngồi theo nhóm (4 HS).

- HS quan sát rồi thảo luận theo nhóm 2 phút.

- Các nhóm chia sẻ

- HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).(tranh 1, 2, 3, 5)

- HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4).

- Các nhóm chia sẻ

- HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5:

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

- Không nên chọn việc làm ở tranh 4.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ,

b. Chia sẻ cùng bạn

- GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút).

- Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút).

- Đại diện ba nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà.

- HS suy nghĩ cá nhân.

- HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình.

- HS chia sẻ

- Nhận xét.

Hoạt động 3. Vận dụng:

- Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

- Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

- Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.

a. Đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK

- GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ.

- Gọi nhóm bạn nhận xét

– GV nhận xét.

- Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.

*GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ.

- HS nhận xét

b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

- GV đưa tình huống.

+ Tình huống 1:

Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?

+ Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà?

- GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.

Nhóm 1, 2: Tình huống 1.

Nhóm 3, 4: Tình huống 2.

- Đai diện 2 nhóm lên chia sẻ 2 tình huống.

- Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

*GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,…

* Tổng kết:

GV chiếu câu thông điệp:

Quan tâm chăm sóc ông bà

Biết ơn, hiếu thảo - em là cháu ngoan.

Gọi vài HS đọc

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:

Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ.

- Hs sinh quan sát, lắng nghe.

- HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao.

- HS lên đóng vai

- Quan sát, nhận xét.

_ Học sinh lắng nghe.

2-3 HS đọc câu thông điệp

Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

2. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều bài Học tập, sinh hoạt đúng giờ.

I/ Mục tiêu cần đạt:

Học xong bài học này, học sinh cần đạt:

  • Nêu được một số biểu hiện và sinh hoạt đúng giờ.
  • Giải thích được vì sao học tập, sinh hoạt đúng giờ.
  • Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.

II/ Phương tiện dạy học:

  • Mẫu phiếu nhắc việc của gv.
  • Đồng hồ báo thức theo nhóm của HS.
  • Bộ giấy, keo, bút làm phiếu nhắc việc của HS.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

  • Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem vè kể chuyện theo tranh.
  • Hs kể chuyện theo nhóm đôi.
  • Gv yêu cầu 2 – 3 nhóm kể lại truyện theo tranh.
  • Gv kể lại câu chuyện.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

  • Thỏ hay Rua đến lớp đúng giờ?
  • Vì sao bạn đến đúng giờ?

- HS trả lời câu hỏi, Gv kết luận.

2. Khám phá:

+ HĐ 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm. Quan sát tranh và trả lới các câu hỏi sau:

1. Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?

2. Việc làm lúc đó có phù hợp không?

- GV dùng tranh và nêu nội dung từng tranh, GV kết luận theo từng tranh.

+ HĐ 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

- Gv giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời theo gợi ý:

+ Điều gì xảy ra trong mỗi tranh.

+ không đúng giờ có tác hại gì?

- Gv giới thiệu nội dung từng tranh.

- HS thảo luận nhóm đôi sau đó gv gọi Hs trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv kết luận.

+ HĐ 3: Tìm những cách giúp em làm việc đúng giờ.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Có những cách nào để thực hiện đúng giờ?

+ Em đã sử dụng những việc nào để đúng giờ?

- Hs thảo luận nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung, Gv kết luận (KL sách GV).

3. Luyện tập:

+ HĐ 1: Nhận xét hành vi.

- GV giao nhiệm vụ cho Hs quan sát tranh và nêu nội dung các bức tranh. Gv nêu lại nội dung bức tranh.

- Gv nêu nội dung câu hỏi:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Em có tán thành việc đó hay không? Vì Sao?

Thảo luận nhóm 4.

Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, có thể dưới hình thức đóng vai.

- Gv kết luận.

+ HĐ 2: Tự liên hệ:

- Gv giao nhiệm vụ chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:

+ Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ?

+ Những việc làm nào chưa đúng giờ?

Hs chia sẻ nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp.

Gv khen học sinh thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt, nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.

4. Vận dụng:

Gv giới thiệu một số phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi.

+ Những thông tin nào được nêu trong phiếu nhắc việc?

+ Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ?

- HS quan sát phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi.

- Gv kết luận: Trên phiếu nhắc việc ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ) việc em cần làm và có thể ghi địa điểm.

- Gv hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy ghi ngày và thông tin cần nhớ, trang trí phiếu theo ý thích của mình.

- Hs làm phiếu nhắc việc.

- Triển lảm sản phẩm hoặc hs giới thiệu phiếu của mình.

- Gv nhắc Hs sử dụng phiếu của mình.

5. Vận dụng sau giờ học:

- Gv nhắc nhở Hs và giám sát học sinh học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Gv phân công Hs giám sát việc thực hiện đúng giờ, nhắc việc thực hiện ở lớp theo chế độ trực nhật lớp luân phiên nhau…

- Gv liên hệ với phụ huynh để giúp Hs thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.

- Hs tự đánh việc thực hiện đúng giờ trong phiếu nhắc việc.

6. Tổng kết bài học.

- Em rút ra được bài học gì, sau bài học này?

- GV yêu cầu đọc lời khuyên (SGK)

- Gv đánh giá sự tham gia học tập của Hs.

3. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều bài Phòng tránh bị ngã

Bài 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ
(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

+ Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã.

+ Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

– SGK Đạo đức 1.

– Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã.

– Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã.

– Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín bị sưng tấy do ngã.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

1. KHỞI ĐỘNG

GV hỏi:

- Trong lớp ta Bạn nào đã từng bị ngã rồi?

– Em đã bị ngã ở đâu?

– Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã?

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

II. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1. Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm

Mục tiêu:

– HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm.

– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.

Cách tiến hành:

– Quan sát các tranh ở mục a, SGK trang 60 thảo luận theo nhóm đôi và cho cô biết:

1) Bạn trong tranh đang làm gì?

2) Việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?

– HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.

– GV mời 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV kết luận sau mỗi tranh:

+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng.

+ Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây. Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích.

? Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã?

– HS trả lời.

– GV giới thiệu thêm tranh ảnh, video clip về một số tình huống trẻ em bị ngã

– GV kết luận chung: Trong thực tế, có nhiều hành động, việc làm có thể làm chúng ta bị ngã. Do đó, chúng ta cần cẩn thận khi chơi hay khi làm một việc gì đó.

Hoạt động 2: Thảo luận về phòng phòng tránh bị ngã

Mục tiêu:

- HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã.

- HS được phát triển năng lực hợp tác.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b - SGK, trang 61 và thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã.

- HS làm việc nhóm.

- GV mời một nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần:

+ Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan can không có lưới bảo vệ.

+ Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau.

+ Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ.

+ Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu.

+ Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu....

Tiết 2

I. LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

– HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để phòng tránh bị ngã.

- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh theo nhóm đôi, mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.

- HS trình bày ý kiến.

- GV giải thích rõ nội dung từng tình huống:

+ Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên kệ giá sách cao. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao?

+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao?

+ Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí nên ứng xử thế nào? Vì sao?

- HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Mỗi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:

Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao để tránh bị ngã.

Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã.

Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao để khỏi bị ngã.

- Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/…

Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã

Mục tiêu: HS biết cách chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương?

- HS chia sẻ kinh nghiệm đã có.

- GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.

- HS thực hành theo cặp.

- GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt.

II. VẬN DỤNG

Vận dụng trong giờ học Tổ chức cho HS quan sát, xác định những địa điểm trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó (ví dụ như: sân chơi, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường…)

Vận dụng sau giờ học

- Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ,…

- Thực hiện:

+ Không chạy, xô đẩy nhau ở cửa ra vào lớp học, trên cầu thang, sàn trơn, ướt, khu vui chơi.

+ Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ.

+ Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt.

+ Không trèo cao, đu cành cây,…

TỔNG KẾT BÀI HỌC

- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày.

- GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63.

- Yêu cầu 3 HS nhắc lại lời khuyên

+ GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
9 58.378
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo