Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 phổ thông 2018

Tải về

Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4 là biểu mẫu được lập ra để nêu ưu điểm, hạn chế, các giải pháp thực hiện và đề xuất của giáo viên đối với chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như các bộ sách giáo khoa mới. Sau đây là mẫu báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới GDPT 2018, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Báo cáo đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông mới lớp 4

Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018 lớp 4
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018 lớp 4

TRƯỜNG TH ............

TỔ CHUYÊN MÔN: TỔ 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày ... tháng ... năm 20...

BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

KHỐI 4

Nhận xét, đánh giá về CT, SGK của từng môn học và hoạt động giáo dục; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, các giải pháp thực hiện và đề xuất.

1. Môn Tiếng Việt

*Ưu điểm:

- Bài học được thiết kế theo chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh

- Mỗi chủ đề kéo dài 4 tuần, giúp học sinh học tập có hệ thống và sâu sắc hơn.

- Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 4.

- Sách bám sát mục tiêu, nội dung chương trình GDPT 2018 được xây dựng với đầy đủ hệ thống kiến thức Tiếng Việt (ngữ âm- từ vựng- ngữ pháp-hoạt động giao tiếp); năng lực ngôn ngữ (đọc-viết-nói và nghe); năng lực văn học.

- Bài học khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân. Nhiều bài học kết hợp với hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tăng sự chủ động và hứng thú.

- Văn bản được chọn lọc phong phú, có cả truyện dân gian, thơ, truyện hiện đại, văn bản thông tin,… Khơi gợi tình yêu tiếng Việt, nâng cao hiểu biết xã hội, bồi dưỡng tâm hồn.

*Hạn chế:

- HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.

- Lượng kiến thức khá nặng. Một số bài có nội dung dài, từ mới khó, đòi hỏi khả năng tư duy và đọc hiểu cao, khiến học sinh yếu hoặc trung bình gặp khó khăn.

- Đưa bảng tra cứu từ ngữ, tra cứu tên riêng nước ngoài và Phần mục lục lên cho lên đầu trang sách sẽ trực quan trong việc tìm kiếm địa chỉ bài học.

- Khó chia tiết dạy, khó tìm bài học của ngày hôm sau, không kích thích sự tò mò hứng thú cho bài học kế tiếp. Phụ huynh học sinh sẽ gặp khó khăn khi muốn học cùng con tại nhà vì khó hiểu mục đích sách thiết kế.

- Yêu cầu học sinh tự học cao nhưng chưa có nhiều tài liệu hỗ trợ. Nhiều hoạt động yêu cầu học sinh tự tìm hiểu, nói lên suy nghĩ, viết sáng tạo… nhưng chưa có sách tham khảo, bài mẫu, hướng dẫn cụ thể cho học sinh và phụ huynh.

*Giải pháp thực hiện và đề xuất:

+ Chủ động điều chỉnh nội dung phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.

+ GV xây dựng kế hoạch bài dạy bằng PowerPoint, các phần mềm Quizizz, Class pont… làm cho tiết học sinh động, cuốn hút HS.

+ GV sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học (dạy qua PowerPoint, viết bảng…) để truyền thụ tối đa được kiến thức cho HS.

+ GV kết hợp cùng PHHS trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy để cùng rèn luyện cho các em tốt hơn khi thực hiện chương trình mới.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề. Bồi dưỡng chuyên môn qua tham dự các chuyên đề… Lên tiết dạy trong đợt bồi dưỡng giáo viên hè. Nắm vững quy trình lên lớp các tiết dạy. Đối với môn Tiếng Việt, tổ chức các tiết dạy mẫu. Tổ khối đã nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cốt lõi trong môn Tiếng Việt mà HS cần đạt ở mỗi bài học, mỗi chủ đề. Xây dựng kiến thức cần ghi nhớ xuyên suốt năm học đối với HS lớp 4.

2. Môn Toán

*Ưu điểm

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các lớp tương đối đầy đủ.

- Chương trình lớp 4 được thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tăng cường tính thực tiễn.

- Nội dung sách giáo khoa có nhiều đổi mới, sử dụng hình ảnh trực quan, bài học gắn với thực tế.

- GV đã thực hiện tốt đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. HS có cơ hội được trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Chương trình GDPT 2018 tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương pháp trong giảng dạy linh hoạt, phù hợp với tình hình lớp học và đối tượng học sinh, giúp học sinh tham gia các hoạt động giáo dục một cách thoải mái, nhẹ nhàng tích cực và chủ động sáng tạo.

- Đối với học sinh: HS được hình thành và phát triển tốt các phẩm chất và năng lực. HS được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản. HS tham gia hứng thú trong các hoạt động: Hoạt động khởi động trước tiết học, các trò chơi, các bài tập thực hành...

- Nội dung chương trình đi theo từng chủ đề nên kiến thức mạch lạc, HS dễ nắm và dễ ghi nhớ. Có thời lượng dành cho học sinh thực hành và tìm hiểu khám phá kiến thức.

- Về việc đánh giá HS: Đánh giá theo hướng nhận xét kết hợp với điểm số, chú trọng sự tiến bộ của từng học sinh. Học sinh có cơ hội tự đánh giá, rèn luyện kỹ năng phản biện và tư duy độc lập.

..............

>> Xem tiết trong file tải về.

2. Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT và tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, 5

Trường Tiểu học……..

Tổ chuyên môn: Khối 4+5

BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

VÀ TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

A. Chương trình lớp 4, 5:

1. Ưu điểm

- Tập trung phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

+ Chương trình giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất (yêu nước, chăm học, trung thực, trách nhiệm…) và năng lực (ngôn ngữ, toán học, giải quyết vấn đề, tự học…).

+ Các môn học có sự tích hợp, giúp học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.

- Nội dung bài học thiết thực, gần gũi với cuộc sống

+ Nhiều chủ đề gắn với thực tiễn địa phương, đời sống hàng ngày, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng.

+ Tích hợp các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện,…

- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo cho giáo viên và học sinh

+ Giáo viên được linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế.

+ Học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập, được thể hiện ý kiến cá nhân, phát triển năng lực tự học.

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin

+ Chương trình khuyến khích dạy học qua trình chiếu, video, phần mềm, học liệu số,… tạo hứng thú cho học sinh.

2. Hạn chế

- Nội dung chương trình khá nặng

+ Một số môn học (Toán, Tiếng Việt, TNXH) có khối lượng kiến thức lớn, đòi hỏi học sinh phải tư duy và vận dụng nhiều.

+ Thời lượng học không tăng nhưng số môn học và nội dung lại nhiều.

- Không đồng đều về điều kiện dạy học giữa các vùng

+ Một số trường vùng sâu, vùng xa còn thiếu thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện,... gây khó khăn trong việc triển khai hiệu quả chương trình.

- Giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp

+ Một số giáo viên chưa quen với cách tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực, còn lúng túng trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

3. Giải pháp thực hiện

- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

+ Tổ chức các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dạy thể nghiệm,...

+ Hỗ trợ giáo viên khai thác tài nguyên điện tử, xây dựng học liệu phù hợp với lớp học.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

+ Đề xuất nhà trường/phòng giáo dục bổ sung thiết bị tối thiểu như máy chiếu, tivi, thiết bị thí nghiệm, học liệu trực quan,…

- Phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng

+ Nâng cao nhận thức của phụ huynh về chương trình mới để đồng hành cùng nhà trường trong hỗ trợ học sinh học tập, rèn kỹ năng.

4. Đề xuất

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tránh quá tải.

- Có chính sách hỗ trợ giáo viên, đặc biệt ở vùng khó khăn về thiết bị, tài liệu bồi dưỡng, học liệu số.

- Tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm dạy học theo hướng phát triển năng lực.

- Tăng thời lượng sinh hoạt chuyên môn để hỗ trợ nhau tháo gỡ vướng mắc khi triển khai chương trình.

B. Sách giáo khoa lớp 4 và 5:

I. Nhận xét chung:

- Việc triển khai Chương trình GDPT 2018 với bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" ở lớp 4 và 5 bước đầu đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học.

- Nội dung chương trình có tính tích hợp, phát triển năng lực và phẩm chất người học, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc triển khai cũng gặp một số khó khăn nhất định do điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, năng lực học sinh và sự phối hợp giữa các bên liên quan.

..............

>> Xem tiết trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên góc Học tập HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 2.076
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 phổ thông 2018
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm