Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 8 môn Thể dục

Tải về

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 8 môn Thể dục - Mời các bạn cùng tham khảo  mẫu phiếu nhận xét sách giáo khoa lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn giáo dục thể chất lớp 8.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu phiếu nhận xét SGK mới lớp 8 môn Giáo dục thể chất và Phiếu đánh giá, đề xuất chọn sách giáo khoa lớp 8 môn Thể dục, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Phiếu đánh giá nhận xét SGK lớp 8 môn Thể dục

A. THÔNG TIN VỀ SÁCH GIÁO KHOA

1. Tên bộ sách:

Chân trời sáng tạo

2. Tổng chủ biên/Chủ biên:

Trịnh Hữu Lộc

3. Nhà xuất bản:

Giáo dục Việt Nam

B. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:

Chuyên ngành/Trình độ đào tạo: Đại học

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác:

Số điện thoại:

Email:

C. NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Nhận xét, đánh giá theo các tiêu chuẩn (Đánh dấu X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho từng tiêu chí)

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nhận xét

Đánh giá

Đạt

Không đạt

I. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

(1) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

Sách có tính kế thừa phù hợp với văn hoá lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống địa phương, mang tính giáo dục tư tưởng chính trị và phù hợp với truyền thống hiếu học của học sinh Hải Phòng.

x

(2) Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

Nội dung có giá trị liên hệ thực tiễn, đáp ứng việc phân luồng học sinh và phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

x

(3) Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách thiết kế theo hướng mở giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tại địa phương mình.

x

II. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1. Về nội dung

(4) Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Nội dung sách phù hợp năng lực người dạy và người học tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

x

(5) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

Nội dung SGK đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt, rèn luyện cho học sinh khả năng tự học biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và phát triển năng lực cho học sinh.

x

(6) Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Sách có kênh hình kênh chữ đẹp được trình bày khoa học và hài hòa.

x

2. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

(7) Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

Sách có gợi ý các hình thức tổ chức dạy và học đa dạng khuyến khích HS tham gia tích cực vào các hoat động tập luyện.

x

(8) Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

Các chủ đề được thiết kế đa dạng, phù hợp với đối tượng học sinh

x

3. Về kiểm tra, đánh giá

(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Hệ thống bài tập đảm bảo các yêu cầu và mức độ cần đạt về phẩm chất năng lực học sinh.

x

(10) Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

Phương thức đánh giá phù hợp với lứa tuổi giúp người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân

x

4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(11) Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất trang thiết bị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

x

(12) Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử, …) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Hệ thống học liệu đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho HS.

x

2. Nhận xét chung

2.1. Ưu điểm

- Ngôn ngữ viết khoa học, cô đọng, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, chữ viết, kí hiệu đúng theo quy định, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi HS.

- Nội dung bài học có: mục tiêu rõ ràng, những kiến thức, kĩ năng đảm bảo những nội dung cần đạt về phẩm chất năng lực theo CT GDPT giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất.

- Cuối mỗi bài học luôn có góc rèn luyện hay thử thách để kích thích người tập nâng cao thành tích cũng như thể lực.

2.2. Hạn chế

- Một số kênh hình diễn tả cho các động tác kỹ thuật còn mang tính chất chung chung chưa chỉ rõ cụ thể được từng cử động của động tác.

Người nhận xét

2. Phiếu đánh giá, đề xuất chọn sách giáo khoa lớp 8 môn Thể dục

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ  ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT- LỚP: 8

- Họ và tên thành viên Hội đồng lựa chọn SGK:

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị công tác:

- Huyện, thành phố:

I. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SGK

Tiêu chí 1. Sách giáo khoa đảm bảo về nội dung chương trình môn học

Tiêu chí 2. Sách giáo khoa đảm bảo về hình thức trình bày

Tiêu chí 3. Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện của địa phương

Tiêu chí 4. Sách giáo khoa đảm bảo nguồn học liệu kèm theo

II. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN SGK

1. Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Nội dung đánh giá

Nhận xét từng tiêu chí

Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương

1.1.Cấu trúc các bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các chủ đề, dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục riêng và năng lực học sinh.

Các bài rõ ràng, cụ thể..

1.2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh phù hợp với yêu .

Đảm bảo tính thừa kế

1.3. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa gắn với thực tiễn giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Bài tập trong sách gắn liền với thực tiễn của địa phương, giúp học sinh tự học, tự tìm tòi.

1.4. Ngôn ngữ sử dụng gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ gần gũi gắn liền với phong tục, tập quán của các dân tộc .

Ngôn ngữ gần gũi.

1.5. Sách đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục địa phương.

Sách giáo khoa phù hợp với yếu tố đặc thù của địa phương

1.6..Giấy in sách đảm bảo độ bền. Giá thành sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Sách in hình thức đẹp.

Tiêu chí 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh

2.1. Cấu trúc các chủ đề, chủ điểm có tính mở, tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Cấu theo chương, theo bài tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch

2.2.Sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, tiếp cận theo hướng đổi mới phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tại địa phương, giúp nhà trường và giáo viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học.

Sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi

2.3. Sách đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài học, điều chỉnh bổ sung những nội dung và hoạt động thích hợp gắn với thực tế địa phương, phù hợp với khả năng học tập của đối tượng học sinh.

Sách đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài học

2.4. Sách giáo khoa đảm bảo tính mềm dẻo, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Đảm bảo tính mềm dẻo.

2.5. Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ cao, tạo hứng thú cho học sinh với các hoạt động học tập phong phú, các logo được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình,

2.6. Khối lượng kiến thức, bài tập, hệ thống câu hỏi đảm bảo vừa sức không quá tải, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý học sinh các dân tộc.

Hệ thống câu hỏi đảm bảo vừa sức không quá tải đối với học sinh.

2.7. Các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực, phẩm chất, tăng cường trải nghiệm thực tiễn,đảm bảo tất cả các học sinh đều tiếp cận bài học dễ dàng.

Các hoạt động trong sách có hướng dẫn, gợi ý dễ tìm hiểu.

Nhận xét chung:

* Ưu điểm:

- Nội dung các chủ đề bài học trong sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh với đối tượng học sinh, có hoạt động thiết thực giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức.

- Kiến thức từng chương, học sinh dễ học, dễ nhớ, tích cực chủ động. Giáo viên dễ dạy, nội dung phù hợp với mọi đối tượng..

- Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với mọi đối tượng học sinh.

* Hạn chế:

Bài Chạy cự ly trung bình: Nội dung sách cụ thể rõ ràng ở các giai đoạn giúp học sinh hiểu được nên tập như thế nào. Còn cự ly thi đấu 600m đối với nữ và 800 đối với nam là chưa phù hợp với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh theo QĐ 53/2008/QĐ-BGDĐT. Nên tăng cự ly cho phù hợp với lứa tuổi

Bài thể dục nhịp diệu động tác quá đơn điệu không phù hợp với học sinh lớp 8. Nên chọn bài thể dục khác phù hợp và có độ khó cao hơn

* Đề xuất: Chọn

2. Bộ sách“Chân trời sáng tạo”

Nội dung đánh giá

Nhận xét từng tiêu chí

Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương

1.1.Cấu trúc các bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các chủ đề,dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục riêng và năng lực học sinh.

Các bài rõ ràng, cụ thể

1.2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh phù hợp với yêu .

Đảm bảo tính thừa kế

1.3. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa gắn với thực tiễn giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Hệ thống bài tập trong sách gắn liền với thực tiễn của địa phương, giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất

1.4. Ngôn ngữ sử dụng gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ gần gũi gắn liền với phong tục, tập quán của các dân tộc .

Ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc

1.5. Sách đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục địa phương.

Sách giáo khoa phù hợp với yếu tố đặc thù của địa phương

1.6..Giấy in sách đảm bảo độ bền. Giá thành sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Kích thước, độ dày của sách phù hợp với môn học và lứa tuổi của học sinh

Tiêu chí 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh

2.1. Cấu trúc các chủ đề, chủ điểm có tính mở, tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Cấu trúc bài học có tính mở, tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch

2.2.Sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, tiếp cận theo hướng đổi mới phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tại địa phương, giúp nhà trường và giáo viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học.

Sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với năng lực

2.3. Sách đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài học, điều chỉnh bổ sung những nội dung và hoạt động thích hợp gắn với thực tế địa phương, phù hợp với khả năng học tập của đối tượng học sinh.

Sách giáo khoa có các nội dung, kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu phân hóa.

2.4. Sách giáo khoa đảm bảo tính mềm dẻo, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp,

2.5. Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ cao, tạo hứng thú cho học sinh với các hoạt động học tập phong phú, các logo được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày tương đối hấp dẫn

2.6. Khối lượng kiến thức, bài tập, hệ thống câu hỏi đảm bảo vừa sức không quá tải, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý học sinh các dân tộc.

Khối lượng kiến thức, bài tập, hệ thống câu hỏi đảm bảo tương đối vừa sức với học sinh

2.7. Các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực, phẩm chất, tăng cường trải nghiệm thực tiễn, đảm bảo tất cả các học sinh đều tiếp cận bài học dễ dàng.

Các hoạt động học tập trong sách có sự phân hóa đối tượng học sinh

Nhận xét chung:

* Ưu điểm:

- Nội dung các chủ đề bài học trong sách giáo khoa có hoạt động thiết thực giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức.

- Hình thức các hoạt động trong sách giáo khoacos hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu bài học.

- Cấu trúc sách giáo khoa đảm bảo chính xác, thể hiện đủ phẩm chất năng lực học sinh.

- Kênh hình đa dạng phong phú, hình ảnh gần gũi cuộc sống.

- Kênh chữ rõ ràng, đa dạng.

* Hạn chế:

- Hệ thống bài tập hơi khó, phức tạp

- Phần trải nghiệm khó cho học sinh vùng khó khăn.

* Đề xuất : Không chọn

3. Bộ sách“Cánh Diều”

Nội dung đánh giá

Nhận xét từng tiêu chí

Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương

1.1.Cấu trúc các bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các chủ đề,dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục riêng và năng lực học sinh.

Viết theo chương, theo chủ đề., bài tập cuối chương rõ ràng, khoa học.

1.2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh phù hợp với yêu .

Đảm bảo tính thừa kế

1.3. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa gắn với thực tiễn giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Bài tập trong sách gắn liền với thực tiễn của địa phương, giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất

1.4. Ngôn ngữ sử dụng gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ gần gũi gắn liền với phong tục, tập quán của các dân tộc .

Ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc

1.5. Sách đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục địa phương.

Sách giáo khoa phù hợp với yếu tố đặc thù của địa phương

1.6..Giấy in sách đảm bảo độ bền. Giá thành sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Kích thước, độ dày của sách phù hợp.

Tiêu chí 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh

2.1. Cấu trúc các chủ đề, chủ điểm có tính mở, tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách có cấu trúc các chủ đề, chủ điểm có tính mở, tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch

2.2.Sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, tiếp cận theo hướng đổi mới phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tại địa phương, giúp nhà trường và giáo viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học.

Sách đảm bảo tính khả thi.

2.3. Sách đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài học, điều chỉnh bổ sung những nội dung và hoạt động thích hợp gắn với thực tế địa phương, phù hợp với khả năng học tập của đối tượng học sinh.

Sách giáo khoa có các nội dung, kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu phân hóa.

2.4. Sách giáo khoa đảm bảo tính mềm dẻo, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp,

2.5. Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ cao, tạo hứng thú cho học sinh với các hoạt động học tập phong phú, các logo được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hấp dẫn,

2.6. Khối lượng kiến thức, bài tập, hệ thống câu hỏi đảm bảo vừa sức không quá tải, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý học sinh các dân tộc.

Hệ thống câu hỏi đảm bảo vừa sức học sinh.

2.7. Các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực, phẩm chất, tăng cường trải nghiệm thực tiễn,đảm bảo tất cả các học sinh đều tiếp cận bài học dễ dàng.

Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả

Nhận xét chung:

* Ưu điểm:

- SGK có tính kế thừa kết hợp đổi mới, các chủ đề bài học trong SGK có hoạt động thiết thực, giúp người học rèn luyện khả năng tự học, thiết thực hướng tới những hoạt động trải nghiệm, hoạt động khác trong nhà trường.

- Các hoạt động trong sách giáo khoa có hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu bài học giúp học sinh học tập tích cực, chủ động.

- SGK đảm bảo chính xác, thể hiện đủ phẩm chất năng lực học sinh.

- Kênh hình đa dạng phong phú, hình ảnh gần gũi cuộc sống, hình thức phù hợp với học sinh.

* Hạn chế:

- Trình bày hệ thống kiến thức hơi dài và phức tạp với học sinh.

- Phần trải nghiệm khó với học sinh vùng khó khăn.

* Đề xuất: Không chọn

III. KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT (Xếp theo thứ tự ưu tiên)

1. Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Cánh Diều

3. Chân trời sáng tạo

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 8.473
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm