Một miếng đất hình bình hành, có cạnh đáy là 24m, người ta mở rộng mỗi cạnh đáy thành 28m

Hình bình hành là một hình cơ bản trong chương trình toán lớp 4. Hình bình hành có nhiều tính chất hay, có thể triển khai nhiều dạng toán trong đó có dạng tính diện tích hình bình hành.

Tính diện tích hình bình hành là dạng bài tập quen thuộc đối với các em học sinh lớp 4, giúp các em quen thuộc hơn với dạng toán tìm diện tích cũng như khả năng tính toán để phụ vụ việc giải những bài tập khó hơn trong những dạng bài tìm diện tích khác mà các em sẽ được học ở những lớp trên.

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số dạng bài tập tính diện tích hình bình hành điển hình của toán lớp 4.

1. Hình bình hành là gì?

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

=> Trước hết hình bình hành là tứ giác. Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành

Hình bình hành là gì?

Tứ giác ABCD là hình bình hành khi có: AB // CD và AD // BC.

2. Công thức tính diện tích hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích của hình bình hành bằng chiều cao nhân với cạnh đáy tương ứng của nó.

S = a × h

  • h: chiều cao của hình bình hành
  • a: độ dài cạnh đáy tương ứng

3. Toán lớp 4 tính diện tích hình bình hành điển hình

3.1 Một miếng đất hình bình hành, có cạnh đáy là 24m, người ta mở rộng mỗi cạnh đáy thành 28m thì diện tích miếng đất tăng thêm 60m2. Tính diện tích miếng đất khi chưa mở rộng

Bài giải:

Người ta mở rộng mỗi cạnh đáy thêm số m là:

28 - 24 = 4 (m)

Khi mở rộng mỗi cạnh đáy thêm 4m, ta có phần tăng thêm là hình bình hành diện tích là 60m2 và có cạnh đáy là 4m với chiều cao bằng chiều cao hình bình hành ban đầu.

Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a × h.

Chiều cao của hình bình hành ban đầu là:

60 : 4 = 15 (m)

Diện tích miếng đất khi chưa mở rộng là:

24 × 15 = 360 (m2)

Đáp số: 360m2

3.2 Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy là 42cm, chiều cao bằng 2/3 cạnh đáy. Tính diện tích

Bài giải:

Chiều cao của hình bình hành là:

42 \times \frac{2}{3} = 28 \;(m)\(42 \times \frac{2}{3} = 28 \;(m)\)

Diện tích của hình bình hành là:

42 × 28 = 1176 (m2)

Đáp số: 1176 m2

3.3 Một miếng đất hình bình hành có độ dài đáy 180m, chiều cao bằng 5/12 cạnh đáy

a) Tính diện tích miếng đất đó

b) Biết rằng cứ 10m2 thu hoạch được 6kg thóc. Hỏi cả miếng đất thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Bài giải:

Chiều cao của miếng đất đó là:

180\ \times\ \frac{5}{12}\ =\ 75\ \left(m\right)\(180\ \times\ \frac{5}{12}\ =\ 75\ \left(m\right)\)

Diện tích miếng đất là:

180 × 75 = 13500 (m2)

Cứ 10m2 thu hoạch được 6kg thóc, vậy 13500m2 thu hoạch được số kg thóc là:

13500 : 10 × 6 = 8100 (kg)

Đáp số: a) 13500m2

b) 8100 kg

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc một số bài toán tính diện tích hình bình hành. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
8 1.718
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm