KHBD Giáo dục địa phương 6 Tỉnh Thái Bình (Giới thiệu nghệ thuật Chèo ở Thái Bình)

Tải về

Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam, phát triển mạnh mẽ ở vùng phía Bắc Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo đã nuôi dưỡng tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Chèo có sự kết hợp nhuần nhuyễn của các yếu tố như hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp độc đáo. Và đến nay thì Nghệ thuật chèo của tỉnh Thái Bình đã ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để hoạt động giáo dục địa phương được sâu sắc thì tỉnh Thái Bình đã xây dựng chương trình giáo dục địa phương có Nghệ thuật chèo để học sinh toàn tỉnh tìm hiểu. Mời bạn đọc tham khảo mẫu kế hoạch giới thiệu nghệ thuật chèo tỉnh Thái Bình trong Giáo dục địa phương 6.

Thời gian thực hiện bài giời thiệu là 4 tiết học, từng tiết học sẽ có kế hoạch chi tiết và cụ thể.

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được sự ra đời của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình.

- Nhận biết được một số làn điệu chèo cổ ở Thái Bình.

- Kể tên được một số nhạc cụ cơ bản trong dàn nhạc Chèo.

- Nhận biết được các động tác múa cơ bản trong nghệ thuật Chèo.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương Thái Bình.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để để lưu truyền và bảo tồn một số làn điệu chèo ở Thái Bình.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của quê hương Thái Bình.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương Thái Bình.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Yêu nước: Có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình.

- Trách nhiệm:

+ Tự hào với những giá trị truyền thống của quê hương Thái Bình.

+ Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của quê hương Thái Bình, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Màn hình đa năng, máy tính, giấy A4, tranh ảnh, tư liệu liên quan.

2. Học liệu: Tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tiết 1

1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về một số truyện dân gian Thái Bình để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: ? Thế nào là nghệ thuật Chèo ?

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”.

Luật chơi:

  • Học sinh xem video một làn điệu Chèo bất kì và trả lời câu hỏi.
  • Qua video, em được nghe làn điệu dân ca nào ? Hãy chia sẻ những điều em biết về những làn điệu dân ca tương tự?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

+ Dựa vào nguồn tư liệu, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định : nghệ thuật Chèo ra đời ở vùng đồng bằng sông Hồng và định hình ở Tứ trấn với các chiếng chòe xứ Đông, xứ Đoài, xứ nam, xứ Bắc. Tỉnh Thái Bình, cùng các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên ngày nay nằm trong chiếng chèo xứ Nam.

+ Cùng với làn điệu Chèo, các động tác múa và nhạc cụ cơ bản được sử dụng trong dàn nhạc chèo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh những khát vọng chân thực, ước ao, hạnh phúc, thủy chung làm nên nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật Chèo trong các loại hình sân khấu Việt Nam.

2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nhiệm vụ 1: Sự ra đời của nghệ thuật Chèo.

a. Mục tiêu:

- Hiểu được sự ra đời của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình.

- Nắm được cách thức lưu truyền, những ông tổ của chèo Thái Bình cũng như giá trị của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh:

Truyện dân gian Thái Bình ra đời như thế nào?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

  • GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
  • Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
  • Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập

Phiếu học tập

Nhóm

Nhiệm vụ

  1. Các yếu tố nào dẫn đến sự xuất hiện của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình?
  2. Kể tên các tổ nghề hát Chèo ở Thái Bình mà em biết? Vì sao một số làng ở Thái Bình lại thờ tổ nghề hát chèo?
  3. Các phường chèo đã ra đời như thế nào? Vì sao mỗi phường chèo đều có một ông Trùm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

Dự kiến sản phẩm

Thái Bình là một trong những nôi chèo của Việt Nam.

1. Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xưa và nay vẫn sâu rễ, bền gốc ở vùng quê từng được gọi là đất chèo. Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Cho đến nay, trong tâm thức của nhiều người dân trong cả nước thì chèo là “đặc sản” của Thái Bình.

2. Trên vùng đất thuộc Thái Bình xưa, nay đã có ba trong bảy Vị tổ nghề của nghệ thuật biểu diễn, đã từng sinh sống và làm nghề, đó là Đào Văn Só, Đặng Hồng Lân và bà Đào Nương. Hai ông Đào Văn Só, Đặng Hồng Lân được những người làm nghệ thuật tôn thờ, ngày mất của hai ông (12-8) thành ngày giỗ tổ nghề. Bà Đào Nương được thờ làm Thành hoàng làng Hoàng Quan (nay là Hoàng Xa, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng), được thờ ở đền Bách Thần, dân gian gọi là Bách linh từ ở huyện lỵ Đông Quan xưa. Bà Đào Nương được các Triều Lê - Nguyễn phong là Thượng đẳng thần rồi Thượng thượng đẳng thần; sắc phong thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1785) ghi rõ bà là một người con gái đẹp, đàn giỏi hát hay: Cầm Bà Thi Nữ.

Ở Thái Bình còn hai nơi thờ nghệ nhân hát ca trù, dân gian quen gọi là hát ả đào, một ở làng Me (làng Trực Mai, xã Tân Hòa), một ở làng Tráp (làng Gia Lạp, xã Văn Cẩm) đều thuộc huyện Hưng Hà. Một bà được phong Chuôm Me đại vương một bà được phong Sơn Dương nữ chúa tôn thần. Dân gian quen gọi bà là Bà Ả (ả đào).

Những chứng tích trên chứng minh truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Thái Bình,

3. Các phường, gánh, hội chèo (tuồng) Thái Bình thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước, phần lớn hình thành và phát triển từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng dân xã trong hội làng. Chèo lại thường tập trung hội tụ vào dịp có lễ hội lớn, có lịch sử lâu đời, phụ thuộc vào quyền linh vị thần thánh thờ tại đền, đình làng nơi đó, ảnh hưởng lớn nhỏ đến dân trong vùng, trong tỉnh.

Từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng dân cư trong hội làng, các phường chèo lúc đầu chỉ là gánh hát nhỏ, sau phát triển thành phường, thành hội, mở rộng ở nhiều nơi, suy tôn ông Trùm – người tài năng, là linh hồn của phường để xây dựng tiết mục.

* Kết thúc tiết học , GV cung cấp thêm tư liệu :

Thái Bình có không ít câu chuyện dân gian kể về những thần tiên của nghệ thuật và nhiều loại hình văn nghệ dân gian tiêu biểu như: múa rối nước, hát ả đào, hát chèo, hát văn, dân ca... Phải chăng vì sự tôn sùng nghệ thuật của người dân nơi đây đã đi vào tâm thức, tín ngưỡng mà hát chèo ở Thái Bình cho đến nay đã trở thành truyền thống. Khảo sát năm 2001, chúng tôi thấy không một làng xã nào ở Thái Bình lại không có người biết hát, diễn chèo, làng ít cũng có vài ba người, làng nhiều có tới hàng trăm người. Thưởng thức loại hình nghệ thuật này đã trở thành thói quen như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Chẳng thế mà họ :

Chẳng thèm ăn chả ăn nem

Thèm mo cơm nếp, thèm xem hát chèo.

Người Thái Bình không chỉ hát, diễn chèo tại quê, mà đã đem chèo ra ngoài tỉnh từ rất sớm (sau này đem chèo ra cả nước ngoài). Từ những năm đầu thế kỷ XX, các nghệ nhân chèo của Thái Bình đều nói rằng: đất này đã có 3 làng chèo nổi tiếng, đó là các làng Hà Xá (Hưng Hà), Sáo Đền (Vũ Thư), Khuốc (Đông Hưng). Chèo Hà là cả vùng phía tây bắc huyện Hưng Hà, chèo Khuốc là các làng chèo của huyện Tiên Hưng xưa và Sáo Đền là các làng chèo của Thư Trì - Vũ Tiên... Ngoài ra, cũng phải kể đến một số làng mà ở đó cũng có những gánh chèo từng đi lưu diễn ngoài phạm vi làng mình như: làng Hoàng Quan (Đông Phương) làng Hoàng Từ (Đông Cường) làng Nguyễn (Nguyên Xá), làng Lễ Cũ (Thụy Duyên).

Ví dụ : Chiếu chèo làng Khuốc

Xung quanh làng Khuốc không thể thiếu chèo, gánh Khuốc lớn, Khuốc con đi diễn cả tháng, trước hội và sau hội. Ở làng Khuốc chèo ảnh hưởng tâm thức dân làng, quan tước đến mức : ai làm quan có chức sắc đến mấy, nếu trong nhà không có gánh hát thì vẫn chưa sang”. Làng Sáo Đền, vào dịp có hội, thường mời các gánh hát khắp nơi về hát thi trổ tài, ban giám khảo là những người có uy trong làng và các nghệ nhân giỏi của các gánh hát bầu ra, sau đó gánh nào diễn hay, đặc biệt có nhiều nghệ nhân chèo được mệnh danh là “tứ chiếng”, sẽ được làng trao tặng tiền và lụa.

Tiết 2

Nhiệm vụ 2: Các làn điệu Chèo

a. Mục tiêu:

- Ghi nhớ được các loại làn điệu chèo Thái Bình.

- Những làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh:

  1. Em hãy kể tên một số làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình?
  2. Vì sao các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình đều có bóng dáng của hầu hết các loại dân ca Bắc Bộ?
  3. Vì sao cần lưu giữ và phát huy các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình?

Phiếu học tập:

Nhóm

Nhiệm vụ

  1. Em hãy kể tên một số làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình?
  2. Vì sao các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình đều có bóng dáng của hầu hết các loại dân ca Bắc Bộ?
  3. Vì sao cần lưu giữ và phát huy các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình?
  4. Giá trị tinh thần của các làn điệu chèo?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 1 bạn xuất sắc nhất.

Yêu cầu kể tên các loại làn điệu chèo Thái Bình.

+ Thời gian : Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm đọc thông tin, nhóm trưởng tổng hợp, cử đại diện thuyết trình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh chơi trò chơi “Thử tài hiểu biết”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Dự kiến sản phẩm

Nhóm

Nhiệm vụ
- Một số làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình : Đào liễu, Lới lơ, Ru kệ, Đò đưa, Làn thảm ....

- Các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình đều có bóng dáng của hầu hết các loại dân ca Bắc Bộ là bởi : Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ

- Cần lưu giữ và phát huy các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình là vì: Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Giá trị tinh thần của các làn điệu chèo :

+ Như làn suối mát ngọt, nuôi dưỡng tâm hồn người Việt,

+ Rửa sạch bao lo lắng cùng những cảm xúc tiêu cực,

+ Giúp cho tâm hồn trở nên thanh thản, dịu êm.

Giáo viên giới thiệu : Chú ý phân biệt làn điệu chèo với cổ tích và thần thoại.

+ Nghệ thuật chèo mang yếu tố kịch tính, tự sự, thể hiện tính cách nhân vật, có tính ước lệ và cách điệu.

+ Các vở chéo cổ phần lớn đều không có tác giả mà tích truyện đều lấy trong cuộc sống, được dân gian hóa thành chèo.

Tiết 3

Nhiệm vụ 3: Nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo

a. Mục tiêu:

- Kể tên được một số nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo.

- Nắm được vai trò cơ bản của các nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo .

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Tiếp sức”

Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 1 nhóm bạn xuất sắc nhất.

Yêu cầu kể tên và nêu công dụng của các loại nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo.

+ Thời gian : Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm tiếp sức cho nhau để kể tên và nêu công dụng của các loại nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo.

+ Kết thúc trò chơi, nhóm nào kể được nhiều hơn sẽ giành phần thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, tiếp sức cho nhau ghi kết quả.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yc hs nhận xét câu trả lời.

- Gv đánh giá, chốt kiến thức.

Dự kiến sản phẩm

- Bộ dây:

+ chi kéo: nhị 1, nhị 2, hồ.

+ chi gẩy: nguyệt, tam, thập lục, bầu.

+ chi gõ: tam thập lục.

- Bộ hơi: tiêu, sáo.

- Bộ gõ: trống đế, trống ban, trống chầu, trống cơm, thanh la, mõ, não bạt, sinh tiền, tiu cảnh, chiêng…
- GV có thể cho HS sưu tầm tranh, ảnh, hình vẽ về các loại nhạc cụ này, sau đó tổng hợp cho điểm theo nhóm.

Tiết 4

Nhiệm vụ 4: Học sinh trải nghiệm

a. Mục tiêu:

- HS được trải nghiệm bằng cách xem video vở chèo Quan Âm Thị Kính.
b. Nội dung:

- Xem video vở chèo Quan Âm Thị Kính.

- Kể lại ngắn gọn nội dung của vở chèo. Kết thúc có hậu của vở chèo đó được thể hiện như thế nào  Em hãy chia sẻ điều đó trước lớp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Viết bài giới thiệu về Bát Nàn Công Chúa - Đại tướng quân Vũ Thị Thục.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh nộp bài viết.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

Dự kiến sản phẩm

- Tóm tắt Quan Âm Thị Kính :

Xưa có Mãng ông nghèo hèn nhu nhược nhất làng, có con gái tên là Thị Kính. Sau Thị Kính được gia đình gả cho anh học trò Thiện Sĩ con họ Sùng khá nhất làng bên.[2] Một hôm, Thiện Sĩ học khuya, mệt quá mà thiếp đi. Thị Kính đang ngồi khâu áo thì thấy cằm chồng có cái râu mọc ngược, vớ dao toan cắt đi. Chồng giật thột tỉnh giấc, sinh bụng ngờ vợ hãm hại mình, bèn tri hô. Sùng ông, Sùng bà trong buồng chạy ra, gán ngay cho thị tội sát chồng hòng kiếm nàng dâu con nhà phú quý hơn. Thị Kính bị đánh mắng rồi đuổi về với cha mẹ, phẫn chí mới giả trai xin vào chùa Vân tu hành, được ban pháp danh Kính Tâm.

Vùng ấy có ả Thị Mầu con nhà Phú ông sẵn tính lẳng lơ. Một hôm đội oản lên chùa, Mầu nom tiểu Kính Tâm rồi thốt mê, nhưng dầu ả ra sức ghẹo mà sư vẫn làm ngơ. Vì đưa tình không được, ả sinh quẫn, mới mắc tội hủ hóa với tên người hầu trong nhà là anh Nô dẫn đến mang thai. Việc đến tai hào lý, làng bèn điệu Mầu ra đình tra khảo, cũng để lấy cái phần bắt vạ ăn khoán. Nhân đấy, ả Thị Màu vu cho tiểu Kính Tâm là thủ phạm. Kính Tâm bị chức dịch phạt đòn, ép phải nuôi lấy đứa con rơi. Sư cụ vì sợ điều tiếng mà đuổi Kính Tâm khỏi tam quan.

Đẻ được đứa con trai xong, Thị Mầu đem vứt trước cổng chùa. Tiểu Kính Tâm nhận về nuôi, hàng ngày đi xin sữa cho nó ăn. Được ba năm khi đứa trẻ chập chững, Kính Tâm lao lực quá mà mất, lúc hấp hối còn kịp để một bức thư cho cha mẹ. Xem thư, người nhà mới hay những oan khiên, bèn xin chùa lập đàn chay cầu đảo. Lúc liệm thi hài, tăng ni mới vỡ lẽ Kính Tâm là phận gái. Đức Thích Ca xét Kính Tâm đã tu thành chính quả, bèn cho siêu thăng làm Quan Âm, tục gọi Quan-âm Thị-Kính.

- Kết thúc có hậu của vở chèo đó được thể hiện : Kính Tâm đã được giải oan. Đức Thích Ca xét Kính Tâm đã tu thành chính quả, bèn cho siêu thăng làm Quan Âm, tục gọi Quan-âm Thị-Kính.

3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Kiến thức mới, áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

Thi vẽ SĐTD khái quát nội dung bài học : HS tự lựa chọn từ khóa và xây dựng sơ đồ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm từ khóa, thiết kế các nhánh chính và nhánh phụ (gợi ý nếu cần).

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các nhánh của SĐTD.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG :

a. Mục tiêu:

HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

b. Nội dung:

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ : tìm hiểu thêm về các làn điệu chèo Thái Bình.

- Sưu tầm, lưu lại một làn điệu chèo ở Thái Bình mà em biết. Em có thể trình bày cho các bạn nghe được không?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh thực hiện.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá,

* Chuẩn bị bài : Ôn tập kiến thức, làm bài KTĐG giữa HKI.

Ngày duyệt.... tháng... năm.....

TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Dành cho giáo viên liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.450
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm