Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa Lí
HoaTieu.vn xin chia sẻ Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét SGK lớp 5 môn Lịch sử và Địa Lí theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Đây là mẫu biên bản mà tổ chuyên môn nhà trường phải thực hiện sau mỗi đợt góp ý nhận xét sách giáo khoa mới, để lựa chọn bộ sách phù hợp nhất với chương trình học của học sinh tại cơ sở giáo dục mà thầy cô đang công tác.
Sau đây là chi tiết nội dung Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử Địa Lý 5 theo chuẩn thông tư 25 của Bộ, mời thầy cô cùng tham khảo.
Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Sử Địa
1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa Lí sách Cánh Diều

Nội dung Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét sách giáo khoa Lịch sử và Địa Lí 5
TRƯỜNG TH: …..………………. TỔ: ……………………………..... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 - 2025
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...
Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...
Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….
Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...
Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...
II. NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tên sách: Lịch sử và Địa lí 5 – Cánh Diều
Tác giả: Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh.
Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của SGK |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh. | |
1.1. Cấu trúc sách hiện đại | Sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập với sách thuận lợi. SGK Lịch sử và Địa lí 5 gồm 24 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, Các nước láng giềng, Tìm hiểu thế giới, Chung tay xây dựng thế giới và 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm. |
1.2. Thiết kế các bài học theo tiếp cận năng lực | Các bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 5 được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học thông qua việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động đa dạng, làm việc với kênh chữ và kênh hình về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước. |
1.3. Chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá | Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là: Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí; Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một bài; Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, các câu chuyện về các nhân vật lịch sử,...). Phân hoá được thể hiện ở việc học sinh được lựa chọn nội dung học tập hoặc bài tập phù hợp với mức độ nhận thức, phong cách và sở thích của cá nhân. Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học được thiết kế với hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, cụ thể: Với nhiều bài, học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi ở phần vận dụng để trả lời. Bên cạnh đó, còn có nhiều câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở với mong muốn người học được thể hiện quan điểm, sự sáng tạo,… |
2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên. | |
2.1. Tạo điều kiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học | Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng, chất lượng cao và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh. Mỗi bài học có 4 giai đoạn học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng với các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. |
2.2. Hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục. | Đối với SGK Lịch sử và Địa lí 5, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đổ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,…) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể. Dựa vào các bài học trong SGK, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...). |
2.3. Đổi mới về cách trình bày và hình thức SGK | Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề: mỗi bài học từ 2 đến 4 tiết giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương. Hình thức của SGK có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách. |
2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. | Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo. |
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương | |
3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. |
3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. | Mọi hoạt động trong sách Lịch sử và Địa lí 5 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Điều này thể hiện ở mục Học xong bài này em sẽ mục này nêu rõ yêu cầu cần đạt cụ thể trong mỗi bài học. |
3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. | Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 – Cánh Diều sáng tạo không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương. |
4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học | |
4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng. | Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước. |
4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích. | Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo. SGK Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn |
4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý. | Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Lịch sử và Địa lí 5 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền. |
4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..) | Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...) |
2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. | Kênh phân phối của NXB toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. |
KẾT LUẬN:
Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)
Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 Cánh Diều do Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.
Tổ trưởng | Thư ký |
Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn B |
2. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa Lí Kết nối tri thức
Đang cập nhật...
3. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa Lí Chân trời sáng tạo
Đang cập nhật...
Mời bạn đọc tham khảo thêm tại các tài liệu có liên qua trên nhóm Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn nhé.
- Chia sẻ:
Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa Lí
145,7 KB 08/12/2023 5:28:00 CHTheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Cách đánh vần tiếng Việt 2022
-
Tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Ngữ văn 10 Giáo dục thường xuyên
-
Bản nhận xét, đánh giá sách giáo khoa mới lớp 5 môn Công nghệ năm 2024-2025
-
Kế hoạch giáo dục lớp 5 theo Công văn 3799 năm học 2023-2024
-
Ưu nhược điểm của bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 9
-
Nội dung họp phụ huynh đầu năm, cuối năm 2024 - 2025
-
Top 8 Bài phát biểu chia tay giáo viên chuyển trường hay và ý nghĩa 2025
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 phổ thông 2018
-
(4 mẫu) Powerpoint Phòng chống bạo lực học đường 2025 hay nhất
-
Cách cài filter trên Zoom
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018
-
Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình GDPT 2018 (cập nhật mới nhất 2025)
-
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu nhận xét lớp 2 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 phổ thông 2018
-
Mẫu nhận xét môn Tin học theo quy định mới 2025
-
Mẫu nhận xét lớp 3 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai
-
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT 2018
-
Nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2
-
Mẫu nhận xét học bạ lớp 4 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Top 65 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 năm học 2023-2024 (5 bộ sách mới)

Bài viết hay Dành cho giáo viên
Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4 môn Âm nhạc THPT
Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
Góp ý dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm
Cách nhập nhận xét học bạ trên Vnedu
Cách tính thang điểm 4
Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh THCS