Giáo án an toàn giao thông lớp 4 năm học 2024-2025

Giáo án an toàn giao thông lớp 4 năm học 2024-2025 mới nhất giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng hay khi thiết kể bài giảng để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình được tốt hơn.

Môn an toàn giao thông là môn học rất bổ ích dành cho các em học sinh, giáo dục các em những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em để phòng chống tai nạn giao thông. Mời các bạn tham khảo và tải về.

1. Giáo án An toàn giao thông lớp 4 mẫu 1

Bài 1: Điều khiển xe đạp an toàn

BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông.

- Nắm được một số quy định về an toàn giao thông dành cho xe đạp.

2. Năng lực:

- Thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông.

- Nhận biết những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.

3. Phẩm chất: Nhắc nhở và chia sẻ người khác về việc điều khiển xe đạp an toàn, phòng tránh những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở- vấn đáp, thực hành, thảo luận.

- Đồ dùng dạy học:

+ Xe đạp, mô hình giao thông.

+ Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Phiếu thảo luận, xe đạp (Nếu có)

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Điều chỉnh

1. Khởi động:

2. Khám phá:

HĐ1: Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp an toàn

- Mục tiêu: HS nắm được các bước điều khiển xe đạp an toàn.

HĐ2: Nhận biết một số hành vi điều khiển xe đạp không an toàn

- Mục tiêu: HS biết giải quyết những tình huống điều khiển xe đạp không an toàn.

3. Thực hành

Mục tiêu: HS biết điều khiển xe đạp an toàn.

4. Vận dụng:

* Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống khi điều khiển xe đạp trên đường.

5. Tự đánh giá:

*Mời 1 HS lên tổ chức phần khởi động: Kể lại 1 số cách đi bộ an toàn mà em biết.

- Giáo viên nhận xét phần khởi động

*Cho học sinh cùng hát bài: Đèn đỏ đèn xanh - Nhạc Lương Vĩnh

+ Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Điều khiển xe đạp an toàn.

- Cách tiến hành:

* Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, sau đó chia sẻ:

+ Nêu các bước điều khiển xe đạp an toàn?

+ Quan sát tranh và cho biết những việc cần làm trước khi điều khiển xe?

+ Quan sát và nêu cách điều khiển xe đạp của các bạn trong tranh?

+ Các bạn trong tranh đã thực hiện việc dừng, đỗ xe như thế nào?

*Kể các cách điều khiển xe an toàn mà em biết.

- GV kết luận kiến thức.

- Tiến hành:

- Cho HS qua tranh 1,2, 3, 4, 5 trang 6. (TLGD) Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Cách điều khiển xe đạp của các bạn trong tranh có an toàn không? Vì sao? Chỉ ra những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn của các bạn trong tranh.

- Yêu cầu HS kể thêm một số hành vi đi xe đạp không an toàn khác

- GV kết luận

- Tiến hành:

+Cho HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trang 7 và thảo luận nhóm 4:

a) Quan sát tranh và chỉ ra những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp trong hình minh họa.

- Nói lời khuyên vói các bạn có hành vi chưa đúng trong tranh

- GV kết luận.

b) Sắm vai xử lí tình huống:

* Trao đổi cách xử lí tình huống:

- GV yêu cầu HS trao đổi xử lí 2 tình huống (trang 7) theo nhóm 6

* Sắm vai xử lí các tình huống

- GV chốt bài học.

* Tiến hành:

- Tham gia trò chơi “ Em tập làm cảnh sát giao thông”

- GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi (Trang 12)

* Tổng kết bài học:

- Theo em, điều khiển xe đạp như thế nào là an toàn?

- Em hãy kể những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn?

- GV nêu một số tình huống để HS bày tỏ ý kiển của mình bằng cách giơ bảng biểu hiện khuôn mặt

- GV nhận xét, kết luận: Sau bài học các em đã:

+ Biết một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông.

+ Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi tham gia giao thông

- Cả lớp tham gia trò chơi: Chuyền bóng.

- Học sinh cùng hát

- Lắng nghe

- Quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm 2

- 1 số nhóm chia sẻ.

a. Chuẩn bị

b. Điều khiển xe đạp

c. Dừng, đỗ xe

+ Vặn lại ốc ở yên xe

+ Kiểm tra phanh xe

+ Kiểm tra lớp xe

+ Dắt xe ra khỏi nhà....

- 1 số HS chia sẻ:

+ Điều khiển xe đạp bằng hai tay, phải đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ và phải đi sát lề đường bên tay phải.

+ Nghiêm túc tuân thủ các báo hiệu giao thông và ácc quy tắc an tòan giao thơng.

+ Người đi xe đạp điện bắt buộc phải đôi nón bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

- HS chia sẻ:

+ Bóp phanh, chống chân phải xuống đất, quan sát chướng ngại vật, dừng xe sát lề phải....

- Nêu ý kiến

- HS tham gia kể theo hiểu biết của mình.

+ H1: Vượt đường sắt...

+ H2: Vượt dèn đỏ

+ H3: Đi hàng ba

+ H4: Điều khiển xe 1 bánh

+ H5: Vừa đi vửa nghe nhạc, Đk xe 1 tay...

+ H6: ĐK xe sang làn đường dành cho ô tô....

- Quan sát tranh và thảo luận, chia sẻ ý kiến thảo luận.

- Các nhóm thảo luận chia sẻ ý kiến

+ TH 1: Khuyên Bi không được đua xe

+ TH 2: Ngăn cản Bông không vượt ẩu qua đường mà phải chấp hành luật giao thông.

- 2 nhóm sắm vai xử lí tình huống

- Các nhóm khác nêu nhận xét

- HS tham gia trò chơi

- HS phát biểu

- HS phát biểu

- Lắng nghe

Bài 2: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

BÀI 2: HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được vai trò và nhiệm vụ của người điều khiển giao thông.

- Học sinh nắm được một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông

2. Năng lực:

Học sinh hiểu được một số lệnh của người điều khiển giao thông

3. Phẩm chất:

- Có ý thức và tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi tham gia giao thông.

- Chia sẻ và nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở- vấn đáp, thực hành, thảo luận.

- Đồ dùng dạy học:

+ Còi, gậy điều khiển giao thông.

+ Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Phiếu thảo luận, còi (Nếu có)

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

*Mời 1 HS lên tổ chức phần khởi động: Kể các cách điều khiển xe an toàn mà em biết.

- Cả lớp tham gia trò chơi: Chuyền bóng.

- Giáo viên nhận xét phần khởi động

*Cho học sinh nghe bài hát: Bài ca chiến sĩ cảnh sát giao thông – Đào Đăng Hoàn

+ Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Điều chỉnh

1.Khởi động

2. Khám phá:

HĐ1: Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của người điều khiển giao thông

- Mục tiêu: HS nắm được vai trò và nhiệm vụ của người điều khiển giao thông.

HĐ2: Tìm hiểu một số hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

- Mục tiêu: HS biết được một số hiệu lệnh bằng tay và bằng còi của người điều khiển giao thông

3. Thực hành

Mục tiêu: HS hiểu và thực hiện được một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông.

4.Vận dụng:

* Mục tiêu: HS biết xử lí,thực hiện được hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

5. Tự đánh giá:

*Mời 1 HS lên tổ chức phần khởi động: Kể các cách điều khiển xe an toàn mà em biết.

- Giáo viên nhận xét phần khởi động

*Cho học sinh nghe bài hát: Bài ca chiến sĩ cảnh sát giao thông – Đào Đăng Hoàn

+ Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Cách tiến hành:

*Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, sau đó chia sẻ:

+ Những ai đang thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông?

+ Người điều khiển giao thông có vai trò gì?

+ Theo em, trong trường hợp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn giao thông,biển báo hiệu giao thông hoặc vạch kẻ đường thì phải tuân theo hiệu lệnh của ai?

- GV kết luận kiến thức.

- Tiến hành:

- Cho HS qua tranh 1,2,3 trang 10 (TLGD).Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Quan sát tìm hiểu tư thế và nhận biết việc thực hiện hiệu lệnh đó như thế nào?

- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các hiệu lệnh.

- GV giải thích nội dung hiệu lệnh từng tư thế.

- Tiến hành:

+ Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4:

a) Quan sát tranh và chỉ ra hành động những người tham gia giao thông phải làm

- GV kết luận.

b) Sắm vai xử lí tình huống:

* Trao đổi cách xử lí tình huống:

- GV yêu cầu HS trao đổi xử lí 2 tình huống (trang 11,12) theo nhóm 6

* Sắm vai xử lí các tình huống

- GV chốt bài học.

* Tiến hành: Tham gia trò chơi " Em tập làm cảnh sát giao thông "

- GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi (Trang 12)

- HS tham gia trò chơi

* Tổng kết bài học:

- Theo em, người điều khiển giao thông có vai trò gì?

- Những hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông là gì?

- GV nêu một số tình huống để HS bày tỏ ý kiển của mình bằng cách giơ bảng biểu hiện khuôn mặt

- GV nhận xét, kết luận: Sau bài học các em đã:

+ Biết một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông.

+ Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi tham gia giao thông.

- Cả lớp tham gia trò chơi: Chuyền bóng.

- Lắng nghe

- Học sinh nghe bài hát

- Lắng nghe

- Quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm 2

- 1 số nhóm chia sẻ.

- Cảnh sát giao thông, chú bảo vệ trường, cô công nhân công trường.

- Người điều khiển giao thông có nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến, phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông,đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.

- HS chia sẻ:

+ Phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Quan sát tranh và thảo luận, chia sẻ ý kiến thảo luận.

- Các nhóm thảo luận chia sẻ ý kiến.

*1 nhóm chia sẻ ý kiến nhận biết hiệu lệnh bằng còi

+ Hình 1: Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại

+ Hình 2: Hai tay dang ngang để báo hiệu người tham gia giao thông ở phía trước và sau người điều khiển phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

+ Hình 3: tay phải đưa về phía trước, tay trái đưa ra sau báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

*Một nhóm chia sẻ ý kiến về hiệu lệnh bằng còi.

- Một tiếng còi dài và mạnh: dừng lại

- Một tiếng còi ngắn: cho phép đi

- Hai tiếng còi ngắn thổi mạnh: ra hiệu nguy hiểm, đi chậm lại.

- 2 nhóm lên thực hiện.

- HS lắng nghe.

- Quan sát tranh và thảo luận, chia sẻ ý kiến thảo luận.

+Người tham gia giao thông ở hướng A và C phải dừng lại,người tham gia giao thông ở hướng D và B được đi tắt cả các hướng.

- Các nhóm trao đổi, xử lí tình huống.

- 2 nhóm sắm vai xử lí tình huống

- Các nhóm khác nêu nhận xét

- HS phát biểu

- HS phát biểu

- Lắng nghe

Bài 3: Hậu quả của tai nạn giao thông

BÀI 3: HẬU QUẢ CỦA TAI NẠN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu:

  • Kể được những hậu quả của tai nạn giao thông.
  • Biết được một số hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông.
  • Thực hiện những hành vi an toàn để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông.

II. Đồ dùng:

Tranh ảnh minh họa.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Điều chỉnh

1. Khởi động

2. Bài mới

HĐ 1: Khám phá

HĐ 2: Thực hành

HĐ 3: Vận dụng

HĐ 4: Tự đánh giá

3. Củng cố

GV tổ chức

- HD HS tìm hiểu hậu quả của tai nạn giao thông.

- YC HS quan sát tranh trong Tài liệu GDAT giao thông (trang 13).

- GV hỏi:

+ Cho biết tai nạn giao thông gây ra những hậu quả gì?

- HD tìm ra một số nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

+ Hãy nêu một số nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông mà em biết?

- Nhận xét, kết luận

+ Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi về cách xử lý trong từng tình huống trong tài liệu.

- YC tự trao đổi, hỏi ngược lại để xử lý tình huống.

+ Sắm vai: YC đóng vai

+ Đưa ra mẫu bảng nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông.

- YC HS tự đánh dấu chọn biểu tượng để đánh giá về kết quả đạt được sau bài học.

- Nhận xét- Tổng kết giờ học

HS xem một đoạn phim về tai nạn giao thông

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời

- Tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

- HS nêu cá nhân:

+ Do đi xe vượt đèn đỏ

+ Do không có tín hiệu thông báo chuyển hướng đi

+ Do cầm ô, lái xe bằng một tay

+ Do đi ngược chiều phương tiện khác.

- HS trao đổi nhóm

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS tự điền vào bảng các nguyên tắc để đảm bảo an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông.

- HS tự chọn các biểu tượng hình khuôn mặt.

- HS ôn lại lại bài học

Bài 4: Dự đoán để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài 5: An toàn giao thông đường thủy

Xem chi tiết tại file tải về.

2. Kế hoạch bài dạy An toàn giao thông lớp 4 mẫu 2

Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.

- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.

2. Kĩ năng:

-HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp.

3. Thái độ:

- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.

- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.

II. Chuẩn bị:

GV: các biển báo

III. Hoạt động dạy học.

Nội dung

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.

Hoạt động 3: Trò chơi.

Hoạt động 4: Củng cố

GV: Để điều khiển nguời và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông.

GV gọi 2 HS lên bảng và yêu câù HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu.

GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không.

GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122

Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo.

Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?

Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì?

- GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233, biển 301(a,b,d, e)

GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi:

Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết.

GV tổng kết, biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất.

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV dặn dò, nhận xét

HS theo dõi

HS lên bảng chỉ và nói.

- Hình tròn

Màu nền trắng, viền màu đở.

Hình vẽ màu đen.

- Biển báo cấm

- HS trả lời:

*Biển số 110a. biển này có đặc điểm:

Hình tròn

Màu: nền trắng, viền màu đỏ.

Hình vẽ: chiếc xe đạp.

+Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp

* Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP. ý nghĩa dừng lại.

Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên

Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn.

Biển 233, Báo hiệu có những nguy hiểm khác

Biển 301 (a,b,d,e), Hướng phải theo.

Biển 303, Giao nhau chhạy theo vòng xuyến.

Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ

Biển 305, biển dành cho người đi bộ.

Các nhóm chơi trò chơi.

Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài 3: Đi xe đạp an toàn

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài 4: Lựa chọn đường đi an toàn

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài 5: Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài 6: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ nội dung.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Giáo án an toàn giao thông lớp 4 năm học 2024-2025 mới nhất hiện nay được biên soạn theo Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 4.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
53 60.314
0 Bình luận
Sắp xếp theo