Đáp án Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023 đã chính thức được phát động rộng rãi đến các em học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ. Sau đây là gợi ý đáp án cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023

Đề 1

Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.

Câu 2: Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng tại địa phương, trường em đang học tập? (Nêu được mục tiêu, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).

Đề 2

Câu 1: Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ) hoặc một tác phẩm hội họa (vẽ tranh) với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Câu 2: Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng tại địa phương,
trường em đang học tập? (Nêu được mục tiêu, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).

Đáp án thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023 

Gợi ý đáp án thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023

Đề 1

Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng tại địa phương, trường em đang học tập?

Việc phát triển văn hóa đọc là cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Đọc sách không chỉ giúp ta có kiến thức mà còn giúp ta rèn luyện tư duy logic, phát triển khả năng ngôn ngữ, cải thiện trí nhớ, nâng cao tầm nhìn và sáng tạo. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, em đã đề ra một số phương pháp để phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng tại địa phương và trường học của em.

Mục tiêu:

Nâng cao khả năng đọc hiểu, tư duy, phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng.

Tăng cường sự quan tâm đến sách và đọc sách.

Tạo ra một môi trường đọc sách tích cực và thuận lợi cho mọi người.

Nội dung công việc thực hiện:

Tạo ra một thư viện cộng đồng: Em sẽ tập hợp sách từ các nguồn khác nhau và tạo ra một thư viện cộng đồng tại trường học của mình và địa phương. Các sách trong thư viện sẽ được sắp xếp theo chủ đề và cấp độ đọc. Bất cứ ai muốn đọc sách đều có thể tới thư viện để tìm kiếm những quyển sách mình muốn.

Tổ chức các hoạt động đọc sách: Em sẽ tổ chức các hoạt động đọc sách như chương trình đọc sách chung, giới thiệu sách, và tranh luận về các tác phẩm đã đọc. Những hoạt động này sẽ giúp mọi người tìm hiểu thêm về các tác phẩm, đánh giá các ý kiến khác nhau, và tăng cường sự quan tâm đến sách.

Đưa sách vào giảng dạy: Em sẽ đề xuất cho các giáo viên sử dụng sách trong giảng dạy để tăng cường kỹ năng đọc hiểu và khả năng tư duy của học sinh. Những quyển sách đó sẽ được chọn lọc theo độ tuổi và khả năng đọc của học sinh.

Kết quả đạt được:

Tạo ra một môi trường đọc sách tích cực và thuận lợi cho mọi người.

Tăng cường sự quan tâm đến sách và đọc sách.

Nâng cao kỹ năng đọc hiểu, tư duy.

Đề 2

Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng tại địa phương, trường em đang học tập?

Mẫu 1

Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"

Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.

Mẫu 2

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh

- Nội dung công việc thực hiện:

Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…

- Kết quả đạt được: Trau dồi thói quen đọc sách.

Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
33 11.778
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm