Đáp án cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân
Đáp án cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân. Cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân được ban Dân vận Thành ủy và ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức.
Hãy cùng Hoatieu.vn tham khảo về cuộc thi này nhé
Viết về Quyền làm chủ của nhân dân
1. Đáp án cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân: Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo "Dân vận"
Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo "Dân vận" về phát huy quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện thế nào?
Đã 72 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” tuy nhiên tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn giá trị và có ý nghĩa quan trọng cho tới ngày hôm nay.
Trong bài Dân vận, Người nhấn mạnh, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ và dân làm chủ, nghĩa là mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, mọi lợi ích đều vì dân, mọi công việc đều do dân. Người khẳng định, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trên thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Tư tưởng đề cao nhân dân, hết lòng vì lợi ích nhân dân luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm niệm và coi như một chân lý để hành động trong suốt cuộc đời mình.
1.1 Tất cả lợi ích, quyền hạn đều vì dân và của dân.
Người khái quát và khẳng định, ở nước ta: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân/ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.
Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. Nước ta là nước dân chủ, vì tất cả quyền lực, chính sách… đều vì lợi ích của nhân dân, hướng tới phục vụ dân; ngoài ra, Đảng và Chính phủ không có bất cứ một lợi ích nào khác. Bác luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên “dân là chủ”, “mọi lợi ích đều vì dân”; nhân dân mới thật sự là người làm chủ tối cao của chế độ mới.
1.2 Trách nhiệm của dân, công việc của dân.
Bên cạnh quyền lợi, Người còn chỉ rõ: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân/ Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân”.
Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nói tới quyền và lợi ích của dân, mà còn đặc biệt nhấn mạnh đến nghĩa vụ và trách nhiệm của dân trong đấu tranh, đổi mới, xây dựng đất nước. Điều này có nghĩa là, dân chủ không chỉ bao hàm mỗi quyền lợi, lợi ích chính đáng của dân, mà đi liền với nó, còn là phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm của dân. Người lưu ý, “Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc” và “Công việc đổi mới, xây dựng” đều thuộc trách nhiệm, công việc của dân, tức là do dân làm chủ. Trên thực tế, khi đề cập tới “dân chủ”, người ta thường chỉ nghĩ nhiều, nhấn mạnh nhiều tới địa vị, lợi ích của dân, quyền là chủ và quyền làm chủ của dân mà ít khi nói tới chiều cạnh gắn bó hữu cơ với nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của dân. Và dĩ nhiên, đó là một sự khiếm khuyết, có tính phiến diện, một chiều khi bàn tới nội dung của “dân chủ” và “nước dân chủ”.
“Quyền làm chủ” và “trách nhiệm làm chủ” của nhân dân là hai nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân. Trong nhiều bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện, quán triệt cả hai phương diện ấy khi bàn về dân chủ và Nhà nước ta. Bên cạnh quyền lợi, Người thường xuyên nhấn mạnh tới trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người dân đối với sự nghiệp đấu tranh chống lại phong kiến, thực dân, đế quốc, kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do và kiến thiết, dựng xây nước nhà.
1.3 Tất cả Chính quyền, đoàn thể các cấp đều do dân
Bởi lẽ: “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra/Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”.
Chính quyền nhà nước các cấp từ Trung ương tới cơ sở (làng xã) do chính nhân dân tạo dựng, cử ra, có nghĩa là nhân dân đóng vai trò chủ thể gốc của quyền lực, đó là chủ thể ủy quyền, trao quyền cho Nhà nước của mình. Do đó, Người quan niệm rằng, chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền của dân, do người dân làm chủ. Nhân dân có quyền tự do lựa chọn ra những người tiêu biểu nhất để thi hành quyền được làm chủ trong những hoạt động chính trị - xã hội của mình. Vì lẽ đó, bầu cử là một trong những quyền dân chủ đầu tiên mà người dân Việt Nam phải được hưởng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhân dân có được quyền tự do lựa chọn đại diện cho quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình để thi hành quyền lực nhà nước.
1.4 Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Đây là lời khẳng định về bản chất của Nhà nước ta cũng như về vị thế tối cao của nhân dân. Có thể thấy rõ rằng, toàn bộ phần I nói riêng và cả bài báo nói chung đã toát lên tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Chế độ ta, Nhà nước ta là chế độ và là nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Chỉ có hiểu rõ, hiểu sâu sắc được điều ấy thì cán bộ mới có thể làm tốt công tác có vai trò, ý nghĩa cực kỳ quan trọng là công tác dân vận, như ở cuối bài báo, Người nhấn mạnh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”(2).
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Đây là một trong những luận điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Một khi có dân chủ thực sự thì mỗi người dân sẽ dám nói, dám nghĩ, dám làm, đồng thời người cán bộ đảng viên mới có gan dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Theo Người, có dân chủ thì sẽ khắc phục được thói áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền và có được quyền tự do tư tưởng, tự do thảo luận và khi ấy, tự do tranh luận, thảo luận hóa ra lại chính là quyền tự do phục tùng chân lý. Điểm cốt lõi về dân chủ ở đây, theo Người, còn là và chính là “làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình dám nói dám làm”.
Dân chủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là mục tiêu để xây dựng chế độ mới, vì lợi ích của nhân dân. Người quan tâm tới nội dung toàn diện của dân chủ. Mục tiêu dân chủ được thể hiện trước hết ở dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị. Cùng với đó còn là dân chủ trong văn hóa, trong phát triển xã hội và quản lý xã hội, hướng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách xã hội và an sinh xã hội cho con người, vì con người. Vì thế, theo Người, dân chủ còn là phải bảo đảm dân chủ trong đời sống tinh thần, phải tạo điều kiện, cơ hội để mọi người dân dám nghĩ, dám nói lên những suy nghĩ, mối quan tâm của mình, đồng thời phải bảo đảm cho họ có được tự do về tư tưởng, thực hiện dân chủ trong sáng tạo văn hóa và thụ hưởng văn hóa.
2. Đáp án cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân: Giải pháp cho công tác dân vận hiện nay
Sau đây là một số giải pháp cho công tác dân vận hiện nay:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp khi ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng đời sống, phải hướng đến giải quyết nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, vì nhân dân, “đặt lợi ích nhân dân lên trên hết”; loại bỏ các yếu tố “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm”...; tổ chức các hình thức phù hợp để người dân tham gia các khâu của quá trình ban hành chủ trương, chính sách; tạo cơ chế cho người dân tham gia giám sát, phản biện, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để “ý Đảng” hợp với “lòng Dân”.
Thứ hai, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an sinh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân; quan tâm thực hiện các chính sách cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biển bãi ngang, hải đảo, những nơi còn nhiều khó khăn, các hộ gia đình chính sách, gia đình nghèo. Khi thực hiện các dự án có liên quan đến thu hồi đất của người dân, cần phải công khai, minh bạch, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, quan tâm đến quyền lợi của người dân thuộc diện có đất thu hồi, không để người dân bị thua thiệt. Phải thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy, đó là “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến dân”.
Thứ ba, quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chú trọng xây dựng đạo đức trong Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu để vận động nhân dân noi theo, “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước (dân vận chính quyền); thực hiện quyết liệt và có hiệu quả hơn nữa cải cách thủ tục hành chính đi liền với xây dựng đạo đức, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự gần dân, trọng dân, học dân, có trách nhiệm với nhân dân. Cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp cao, người đứng đầu phải thường xuyên tiếp dân, lắng nghe tiếng nói của nhân dân và đối thoại với nhân dân, tăng cường trách nhiệm giải trình. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng (kể cả tham nhũng vặt), cán bộ có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc cho người dân; tạo điều kiện để người dân giám sát cán bộ, góp ý, đánh giá cán bộ cả ở nơi cư trú.
Thứ tư, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phải năng động, sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở và đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân; thực sự là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Để đạt được mục tiêu trên, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có đạo đức cách mạng trong sáng, thật sự tâm huyết, trách nhiệm, tận tụy với công việc, nói đi đôi với làm, gần gũi với nhân dân, được nhân dân tin yêu.
Thứ năm, tổ chức các hình thức tiếp cận linh hoạt, phù hợp để nắm bắt kịp thời tình hình nhân dân, trong đó chú ý theo dõi những vấn đề mà người dân và dư luận xã hội quan tâm, những diễn biến trên mạng xã hội để có hình thức giải quyết phù hợp. Trong giải quyết, phải quan tâm đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cần phải xem mạng xã hội là môi trường hoạt động của công tác dân vận, phát huy những yếu tố tích cực của mạng xã hội để làm công tác dân vận. Mỗi một cán bộ, đảng viên phải có ý thức tuyên truyền, làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp, đồng thời có hình thức phù hợp để định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, lệch lạc, xấu, độc trên mạng xã hội.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “dân vận khéo”; nhân rộng những mô hình dân vận điển hình, có hiệu quả để lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong toàn xã hội.
3. Cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân
Cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân dân, tham mưu kịp thời cho Thành ủy, ban thường vụ Thành ủy, thường trực Thành ủy...
Cuộc thi được tổ chức 2 nhóm đối tượng:
- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên của hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân thành phố.
- Phóng viên các báo đài; giảng viên lý luận chính trị các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng giải thưởng lên tới 180.000.000 đồng, cụ thẻ:
- Giải đặc biệt: 02 giải (mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng)
- Giải nhất: 02 giải (mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng
- Giải nhì: 04 giải (mỗi giải trị giá 7.000.000 đồng)
- Giải ba: 06 giải (mỗi giải trị giá 4.000.000 đồng)
- Giải khuyến khích: 14 giải (mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng)
- Giải tập thể: 10 giải (mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng), xét tặng cho các địa phương, đơn vị phát động cuộc thi và có nhiều người hưởng ứng viết bài dự thi, nội dung các bài viết có chất lượng.
Trên đây là Đáp án cuộc thi viết Quyền làm chủ của nhân dân
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
Cuộc thi tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh
- Chia sẻ:Sunset
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án thi Tìm hiểu về quyền tác giả, quyền liên quan
-
Trách nhiệm của bản thân để thực hiện tốt QPAN ở cơ quan, nhà trường hiện nay
-
Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?
-
Lực lượng CAND cần làm gì để tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong giữ gìn trật tự, an ninh?
-
(Lần thứ tư) Bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 2024 13 mẫu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được xác định trong văn bản nào?
Trao đổi một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Bài dự thi viết chủ đề Sống đẹp
Bản liên hệ bản thân 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị 2022
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử Phú Yên
Bài dự thi báo cáo viên giỏi về nghị quyết đại hội Đảng 2021