Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 Thành phố Hồ Chí Minh

Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, doanh nghiệp; giáo viên bộ môn giáo dục công dân tại các trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 do Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 Thành phố Hồ Chí Minh.

Thể lệ Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 TP Hồ Chí Minh

Cuộc thi nhằm nâng cao kỹ năng  lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng nghiên cứu và xử lý tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng xây dựng, biên soạn đề cương, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền cho các báo cáo viên pháp luật, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1. Thể lệ Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 TP Hồ Chí Minh

Thông báo hình thức và thời gian Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 diễn ra như sau:

* Cách thức đăng ký dự thi:

- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến và thí sinh đăng ký tham gia thi trực tiếp trên Link vào website: http://hoithitimhieuphapluatstp.khoahoctre.com.vn

- Hoặc quét QR code:

Thể lệ Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 TP Hồ Chí Minh

* Hình thức thi: Thí sinh tham gia thi trắc nghiệm trực tuyến, mỗi thí sinh được thi tối đa 03 lượt và được lấy kết quả cao nhất để tính điểm thi.

- Mỗi lượt thi gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm, tổng thời gian thực hiện bài thi là 40 phút, điểm tối đa của mỗi lượt thi là 50 điểm. Khi thời gian kết thúc, hệ thống sẽ ghi nhận điểm của thí sinh đó. Thời gian là yếu tố phụ để xét vị trí trên bảng xếp hạng khi các thí sinh bằng điểm.

* Thời gian thi: Bắt đầu từ 08 giờ 00 phút thứ Hai ngày 30/10/2023 đến 11 giờ 00 phút thứ Bảy ngày 04/11/2023.

* Cơ cấu giải giải thưởng:

Người đạt giải được Ban Tổ chức Hội thi cấp Giấy chứng nhận kèm theo biểu trưng và mức giải thưởng như sau:

- 01 Giải Nhất: 3.000.000 đồng/giải (Ba triệu đồng/giải);

- 01 Giải Nhì: 2.000.000 đồng/giải (Hai triệu đồng/giải);

- 01 Giải Ba: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải);

- 03 Giải Khuyến khích: 500.000 đồng/giải (Năm trăm ngàn đồng/giải).

2. Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 1: Người lập di chúc là:

a. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

b. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

c. Câu a và b đều đúng.

d. Câu a và b đều sai.

Câu 2: Khi lựa chọn nội dung tuyên truyền miệng, cần chú ý đến các đặc trưng sau:

a. Phải mang đến cho người nghe những thông tin mới.

b. Phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tín của một loại đối tượng cụ thể.

c. Phải mang tính thời sự, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống; Phải đảm bảo tính tư tưởng và tính chiến đấu.

d. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng (Luật số 06/2022/QH15) thì việc thi đua được thực hiện theo nguyên tắc gì?

a. Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch.

b. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

c. Cả A và B đều đúng.

d. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Người sử dụng đất có nghĩa vụ nào dưới đây?

a. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

b. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

c. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

d. Cả 03 nghĩa vụ nêu trên.

Câu 5: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

a. 14 hành vi

b. 12 hành vi

c. 11 hành vi

d. 07 hành vi

Câu 6: Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng (Luật số 06/2022/QH15), ai là người phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cả nước?

a. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

b. Chủ tịch nước.

c. Thủ tướng Chính phủ.

d. Cả A, B và C đều sai.

Câu 7: Thế nào là tham nhũng?

a. Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

b. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

c. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

d. Tham nhũng là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Câu 8: Luật Giá (Luật số 16/2023/QH15) quy định đối tượng nào sau đây không được hành nghề thẩm định giá là:

a. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

b. Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

c. Người đang bị tước thẻ thẩm định viên về giá theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

d. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 9: Người sử dụng đất có quyền nào dưới đây?

a. Được tự do sở hữu vật được tìm thấy trong lòng đất.

b. Được sở hữu đất.

c. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

d. Được tự do sử dụng đất theo ý thích của cá nhân.

Câu 10: Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 19/2023/QH15) thì “Người tiêu dùng” là:

a. Người mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.

b. Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

c. Người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích thương mại, tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

d. Người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.

Câu 11: Luật Bình đẳng giới quy định hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới đối với bao nhiêu lĩnh vực?

a. 07 lĩnh vực

b. 05 lĩnh vực

c. 10 lĩnh vực

d. 8 lĩnh vực

Câu 12: Luật Hợp tác xã (Luật số 17/2023/QH15) quy định “thành viên liên kết góp vốn” là:

a. Thành viên góp vốn và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

b. Thành viên chỉ góp vốn, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

c. Thành viên góp vốn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

d. Thành viên góp vốn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Câu 13: Việc phổ biến các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung áp dụng cho đối tượng nào sau đây?

a. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.

b. Nạn nhân bạo lực gia đình.

c. Người khuyết tật.

d. Người lao động trong các doanh nghiệp.

Câu 14: Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, chất thải nhựa phải được xử lý như thế nào?

a. Được xử lý như các loại chất thải y tế.

b. Được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

c. Được xử lý như các loại chất thải rắn sinh hoạt.

d. Được xử lý như các loại chất thải công nghiệp.

Câu 15: Giao dịch dân sự là gì?

a. Hành vi dân sự của các cá nhân.

b. Nghĩa vụ pháp lý của cá nhân này đối với cá nhân khác.

c. Hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

d. Sự thỏa thuận của các bên.

Câu 16: Luật Giá (Luật số 16/2023/QH15) quy định giá niêm yết là:

a. Giá niêm yết là giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.

b. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.

c. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ không bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam.

d. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Câu 17: Luật Giá (Luật số 16/2023/QH15) quy định các căn cứ định giá của Nhà nước là:

a. Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ.

b. Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

c. Cả A và B đều sai

d. Cả A và B đều đúng

Câu 18: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày:

a. Ngày 09 tháng 11 hằng năm

b. Ngày 09 tháng 12 hằng năm

c. Ngày 20 tháng 6 hằng năm

d. Ngày 28 tháng 8 hằng năm

Câu 19: Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số19/2023/QH15) thì Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam là:

a. Ngày 28 tháng 3 hằng năm

b. Ngày 10 tháng 10 hằng năm

c. Ngày 15 tháng 3 hằng năm

d. Ngày 10 tháng 8 hằng năm

Câu 20: Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn như thế nào?

a. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

b. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

c. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

d. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Câu 21: Người thành niên là người bao nhiêu tuổi?

a. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

b. Từ đủ 15 tuổi trở lên.

c. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

d. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 22: Việc phổ biến các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung áp dụng cho đối tượng nào sau đây?

a. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.

b. Nạn nhân bạo lực gia đình.

c. Người lao động trong các doanh nghiệp.

d. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Theo quy định của Luật Hợp tác xã (Luật số 17/2023/QH15) thì hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất bao nhiêu thành viên chính thức tự nguyện thành lập:

a. 08 thành viên

b. 02 thành viên

c. 10 thành viên

d. 05 thành viên

Câu 24: Theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự (Luật số 18/2023/QH15) thì quỹ phòng thủ dân sự là:

a. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự.

b. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự.

c. Quỹ tài chính nhà nước trong ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự

d. Quỹ tài chính nhà nước trong ngân sách, được thành lập ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự.

Câu 25: Nội dung nào không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?

a. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

b. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

c. Mọi hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

d. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

Câu 26: Việc phổ biến các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật và các quy định khác của pháp luật liên quan đến người khuyết tật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung áp dụng cho đối tượng nào sau đây?

a. Người lao động trong các doanh nghiệp.

b. Nạn nhân bạo lực gia đình.

c. Người khuyết tật.

d. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo

Câu 27: Nội dung nào dưới đây là một trong các điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực?

a. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

b. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

c. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

d. Cả 3 nội dung trên.

Câu 28: Theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự (Luật số 18/2023/QH15) thì biện pháp nào sau đây không được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1:

a. Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.

b. Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường

c. Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dừng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu

d. Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa

Câu 29: Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?

a. Công dân chỉ có quyền phát hiện và báo tin về hành vi tham nhũng.

b. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

c. Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

d. Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Câu 30: Luật Phòng, chống tham nhũng quy định bao nhiêu hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện?

a. 12 hành vi.

b. 10 hành vi.

c. 09 hành vi.

d. 11 hành vi.

Câu 31: Nội dung nào sau đây là nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

a. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

b. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em.

c. Thực hiện bình đẳng giới

d. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 32: Ngôn ngữ tuyên truyền miệng có các đặc trưng sau:

a. Tính hội thoại.

b. Tính chính xác.

c. Tính phổ thông; tính truyền cảm.

d. Cả A, B, C đều đúng

Câu 33: Theo quy định của Luật Hợp tác xã (Luật số 17/2023/QH15) thì thành viên liên kết góp vốn không có quyền nào sau đây:

a. Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.

b. Biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.

c. Được hưởng phúc lợi của liên hiệp hợp tác xã.

d. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.

Câu 34: Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được hiểu là:

a. Quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.

b. Quá trình cung cấp kiến thức pháp luật cho người có hành vi bạo lực gia đình.

c. Quá trình cung cấp kỹ năng mềm cho người có hành vi bạo lực gia đình.

d. Quá trình cung cấp kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho người có hành vi bạo lực gia đình.

Câu 35: Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 19/2023/QH15) thì nội dung nào thuộc các nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

a. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

b. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.

c. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

d. Tất cả các nội dung trên

Câu 36:Luật Phòng thủ dân sự (Luật số 18/2023/QH15) quy định có bao nhiêu cấp độ phòng thủ dân sự:

a. 03 cấp độ

b. 05 cấp độ

c. 02 cấp độ

d. 04 cấp độ

Câu 37: Theo quy định của Luật Đấu thầu (Luật số 22/2023/QH15) thì hợp đồng với nhà thầu bao gồm các loại:

a. Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng hỗn hợp.

b. Hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm.

c. Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, hợp đồng hỗn hợp.

d. Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, hợp đồng hỗn hợp.

Câu 38: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

a. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

b. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.

c. Cả đáp án A và B đều sai.

d. Cả đáp án A và B đều đúng.

Câu 39: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào?

a. Phòng Tài nguyên và môi trường

b. Cơ quan Thanh tra

c. Tòa án nhân dân

d. Ủy ban nhân dân

Câu 40: Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử (Luật số 20/2023/QH15) thì “chữ ký điện tử” là:

a. Chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.

b. Chữ ký được tạo lập dưới dạng thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký.

c. Chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu kết hợp với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.

d. Chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký.

Câu 41: Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định hành vi nào dưới đây bị cấm?

a. Kết hôn giữa người cùng nhóm máu.

b. Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi bốn đời.

c. Kết hôn giữa người đã từng là anh chồng với em dâu, anh rể với em vợ.

d. Yêu sách của cải trong kết hôn.

Câu 42: Tính tư tưởng, tính chiến đấu trong tuyên truyền miệng thể hiện:

a. Khi thông tin về những quan điểm khác nhau phải có chính kiến rõ ràng, phân tính theo lập trường, quan điểm của Đảng.

b. Khi nêu các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, các tư tưởng xa lạ, đối lập phải tỏ rõ thái độ phê phán kiên quyết, triệt để, tránh gây hoài nghi, hoang mang, làm giảm lòng tin của công chúng.

c. Cả A, B đều đúng.

d. Cả A, B đều sai.

Câu 43: Nội dung nào sau đây là quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật:

a. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật.

b. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

c. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

d. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 44: Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chung cho công dân theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

a. Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

b. Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

c. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

d. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 45: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (Luật số 21/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày:

a. Ngày 01/10/2023

b. Ngày 15/08/2023

c. Ngày 22/06/2023

d. Ngày 01/07/2023

Câu 46: Tính mới của nội dung tuyên truyền miệng là:

a. Là những thông tin mới liên quan đến nội dung tuyên truyền chưa hề được đối tượng được tuyên truyền biết đến.

b. Là một phương pháp tiếp cận mới, một cách trình bày mới, độc đáo, một nhận định đánh giá mới về cái đã biết liên quan đến nội dung tuyên truyền.

c. Cả A, B đều đúng.

d. Cả A, B đều sai.

Câu 47: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo tiêu chí nào sau đây?

a. Mật độ ô nhiễm

b. Mức độ ô nhiễm.

c. Nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.

d. Cả A và B đều đúng.

Câu 48: Theo quy định của Luật Đấu thầu (Luật số 22/2023/QH15) về việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, thì người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu, cơ quan, tổ chức trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức:

a. 10 ngày làm việc

b. 05 ngày làm việc

c. 07 ngày làm việc

d. 03 ngày làm việc

Câu 49: Đề cương tuyên truyền miệng cần đạt các yêu cầu sau:

a. Phải thể hiện mục đích tuyên truyền. Đề cương là sự cụ thể hoá, quán triệt mục đích tuyên truyền trong các phần, các mục, các luận điểm, luận cứ, luận chứng của bài nói.

b. Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách lôgíc; Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương án tối ưu. Phương án tối ưu là phương án đạt mục đích tuyên truyền và phù hợp với một đối tượng công chúng cụ thể, xác định.

c. Đề cương được kết cấu bởi ba phần: Phần mở đầu, phần chính và phần kết luận. Mỗi phần có chức năng riêng, yêu cầu riêng, phương pháp xây dựng và thể hiện riêng.

d. Cả A, B, C đều đúng

Câu 50: Các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật:

a. Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến.

b. Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c. Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

d. Cả A, B, C đều đúng.

Mời các bạn đón xem các nội dung hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
2 331
0 Bình luận
Sắp xếp theo