Đáp án thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư Đặng Văn Ngữ
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ 2023
- 1. Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ
- 2. Gợi ý đáp án Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ
- 2. 1. Trình bày tóm tắt về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ
- 2.2. Trình bày những đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với sự nghiệp y tế Việt Nam
- 2.3. Trình bày những đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với công cuộc phòng chống sốt rét, ký sinh trùng tại Việt Nam
Phát động cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ. Cuộc thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ cũng là dịp để thể hiện tình cảm đối với một nhà khoa học đầu ngành của đất nước. Sau đây là chi tiết câu hỏi dự thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ và gợi ý đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ
Câu 1. Trình bày tóm tắt về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ.
Câu 2. Trình bày những đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với sự nghiệp y tế Việt Nam.
Câu 3. Trình bày những đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với công cuộc phòng chống sốt rét, ký sinh trùng tại Việt Nam.
Câu 4. Anh/chị rút ra bài học gì từ những cống hiến to lớn của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với sự nghiệp khoa học và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Liên hệ bản thân.
Câu 5. Anh/chị dự đoán bao nhiêu người tham gia cuộc thi?
Bài dự thi bằng Tiếng Việt; viết tay hoặc đánh máy trên khổ A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, giãn dòng 1,5 lines. Không hạn chế việc sử dụng hình ảnh minh họa thêm cho bài thi.
Bài dự thi được đóng thành quyển, đánh số trang, ngoài bìa ghi rõ bài dự thi Cuộc thi viết “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ”; các thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có), số điện thoại.
2. Gợi ý đáp án Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Đặng Văn Ngữ
2. 1. Trình bày tóm tắt về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ
GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ.
Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương.
Ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời.
Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược.
Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền y học của Pháp tại Việt Nam ”.
Ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng).
Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam.
2.2. Trình bày những đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với sự nghiệp y tế Việt Nam
Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin và Streptomycin, các loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); “Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni”(1943)và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch.
2.3. Trình bày những đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đối với công cuộc phòng chống sốt rét, ký sinh trùng tại Việt Nam
Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam , từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác- xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”.
Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã chết vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.
Ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con ông thì chuyến đi này còn gắn kết một tình cảm muốn về thăm mẹ già lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ. Chiều 1.4.1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông nằm lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người đốn củi tìm thấy mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt và một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: “Đặng Văn Ngữ 1-4-1967 .” Người ta cho rằng đây là hài cốt một người chiến sĩ vô danh nào đó nên đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau này các con ông đã tìm được và đưa ông về yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đáp án thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư Đặng Văn Ngữ
13/04/2023 9:30:00 SAGợi ý cho bạn
-
(Kỳ 7) Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 Báo Quân Đội
-
Đáp án thi Tìm hiểu quy định của pháp luật về Luật sư tỉnh Bắc giang 2024
-
Vẽ tranh Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển 2024 đẹp nhất
-
Đáp án Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Nghệ An 2023 tuần 2
-
Cảm nhận về tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2024 hay nhất
-
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam trên VNeID 2024
-
Bài phát biểu của thân nhân liệt sỹ hay nhất năm 2024
-
Bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non 2024 mới nhất
-
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử thành phố Hải Phòng 2023
-
Trình bày phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Kỷ niệm đáng nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Vẽ tranh Thế giới muôn màu 2023
(Có đáp án) Bộ câu hỏi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến 2024
(Lần thứ tư) Bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 2024 13 mẫu
Thế hệ trẻ ngày nay noi gương Đại tướng hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước
Thể lệ hội thi cán bộ Tham mưu tốt - Dân vận khéo 2021