Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Tải về

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi giới thiệu chi tiết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ các bước cần làm khi tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi đúng pháp luật và tiết kiệm thời gian, công sức.

1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi?

Sáng sớm ra công viên tập thể dục, bà A phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên ghế đá. Sau khi báo công an và chính quyền phường lập biên bản và các thủ tục cần thiết, bà A đề nghị và được UBND phường cho bà tạm nhận đứa trẻ về nuôi. Một tuần sau, Bà A ra UBND phường đăng ký khai sinh cho cháu nhưng UBND phường chưa đồng ý mà nói là bà cần chờ một thời gian nữa.

Bà thắc mắc không hiểu vì sao? Để khai sinh cho cháu bé bỏ rơi này bà cần làm những gì?

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Trả lời:

Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau:

Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Cần làm rõ khoản 3 điều 14 trích dẫn ở trên như sau: 

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền có họ và tên. Trong trường hợp đặc biệt này, việc xác định họ, tên của trẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Về xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh; quốc tịch của trẻ thì:

  • Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh.
  • Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
  • Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh.;
  • Quốc tịch của trẻ là Việt Nam

Lưu ý: Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi:

Việc đăng ký khai sinh được tiến hành nếu đã hết thời hạn niêm yết mà không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ. Trong trường hợp này, người tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ thuộc về cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

Hồ sơ khai sinh gồm biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Kính gửi:(1)................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: .................................................................

Giấy tờ tùy thân: (2)...........................................................................................

Nơi cư trú: (3).....................................................................................................

..........................................................................................................................

Quan hệ với người được khai sinh: .................................................................

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:............................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ....................................ghi bằng chữ:...........................

..........................................................................................................................

Nơi sinh: (4).………………… ………………………..………….………………….

Giới tính:....................... Dân tộc: ..................Quốc tịch: …………………….…

Quê quán: ..........................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên cha: …………………….………………….……………………

Năm sinh: ...................... Dân tộc:.....................Quốc tịch: ……………………

Nơi cư trú: (3) .....................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên mẹ: …………………………………………………………….

Năm sinh: ...................... Dân tộc: ...... ...........Quốc tịch: ……………………….

Nơi cư trú: (3) ....................................................................................................

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

Làm tại: …………., ngày ....... tháng ......... năm ..............

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

4. Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký khai sinh cho con chi tiết nhất

1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con:

Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú.

Ví dụ: UBND phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em với các trường hợp có yếu tố nước ngoài như:

- Trẻ được sinh ra ở Việt Nam nhưng có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch hoặc là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Trẻ được sinh ra ở Việt Nam có cha và mẹ là người nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam khi có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người Việt Nam

Ví dụ: UBND huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện và tên quốc gia nơi có trụ sở của Cơ quan đại diện đó.

Ví dụ: - Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức.

- Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản.

2. Ghi họ tên của người đi khai sinh, họ tên của người được khai sinh:

Phải viết chữ in hoa, có dấu

Ví dụ: NGUYỄN VĂN ANH, NGUYỄN LAN ANH

3. Nơi thường trú, tạm trú:

Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

Ngoài ra, nếu công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú, không có thì ghi theo nơi tạm trú.

Nếu công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

4. Thông tin nhân thân của người đi khai sinh:

Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ, số của giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

Ngoài ra, phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.

Ví dụ: - Giấy CMND số 030946299, Công an thành phố Hải Phòng cấp ngày 01/01/2011.

- Hộ chiếu số B234567, Cục QLXNC cấp ngày 14/02/2012.

- Thẻ căn cước công dân số 010116000099, Bộ Công an cấp ngày 01/6/2016.

5. Ngày tháng năm sinh của trẻ

Mục ngày tháng năm sinh sử dụng ngày tháng năm sinh dương lịch, được ghi bằng số và bằng chữ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 15/2015/TT-BTP.

Đối với trẻ bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha mẹ thì nếu có căn cứ xác định ngày tháng năm sinh thì ghi theo ngày tháng năm sinh xác định đó. Nếu không có cơ sở để xác định thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh.

6. Nơi sinh của trẻ

Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định nơi sinh của trẻ được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Theo đó:

- Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế (bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) thì ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó.

Ví dụ: Bệnh viện đa khoa Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Bệnh viện Phụ sản, Hà Nội.

- Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế (sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường hoặc tại địa điểm khác) thì ghi theo địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp).

Ví dụ: - Xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

Ví dụ: - Paris, Cộng hòa Pháp.

- London, Vương quốc Anh.

- Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

7. Chỉ cần thiết trong trường hợp người đi khai sinh không phải là cha, mẹ.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách ghi tờ khai đăng ký khai sinh cho trẻ em. Để tìm hiểu thêm các thông tin về khai sinh, hãy bấm vào đây để đọc tiếp.

Trên đây là Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi mới nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thủ tục liên quan đăng ký khai sinh cho trẻ tại mục Hỏi đáp pháp luật:

Đánh giá bài viết
1 2.170
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm