Quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

Quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm - Quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm được ban hành kèm theo Quyết định 354-QĐ/UBKTTW ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Sau đây là nội dung chi tiết các bước kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm mới nhất Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

Việc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên luôn là công tác quan trọng nhằm nâng cao uy tín của Đảng, giữ gìn sự trong sạch trong tổ chức Đảng. Đây luôn là nhiệm vụ được Đảng ta quan tâm và thực hiện sát sao. Vậy kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên được thực hiện như thế nào?

1. Công tác kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm

1. Bước chuẩn bị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ được giao, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo bằng văn bản với thường trực ủy ban về việc:

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); nội dung kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn...) và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).

- Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).

- Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo giải trình (mẫu theo quy định) để đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ kiểm tra.

2. Bước tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra làm việc với (đại diện tổ chức đảng trực tiếp quản lý đối tượng kiểm tra (nếu có); đối tượng kiểm tra)5 để triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp vãn bản, tài liệu có liên quan; ðề nghị chỉ ðạo các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Trýờng hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

- Đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình (bằng văn bản) theo nội dung đã được gợi ý và các văn bản, tài liệu; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn kiểm tra).

- Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: Nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra để thu thập các văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan; làm việc với đối tượng kiểm tra để yêu cầu giải trình bổ sung, làm rõ nội dung kiểm tra.

+ Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.

+ Đoàn kiểm tra trao đổi bằng văn bản với đối tượng kiểm tra những nội dung cần giải trình, bổ sung, làm rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu theo quy định).

(Nếu thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và đối tượng kiểm tra tự giác nhận có vi phạm và làm kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn kiểm tra (hoặc thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra) báo cáo Ủy ban hoặc thường trực Ủy ban xem xét, quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng cùng với quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Trước khi Ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên Ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của Ủy ban kiểm tra. Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có quyền trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với Ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định).

- Tổ chức hội nghị (các tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được kiểm tra tổ chức và chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; đối tượng kiểm tra trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm tra, xác minh về các nội dung kiểm tra và đề nghị bằng văn bản (nếu có); bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).

- Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả kiểm tra; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban.

3. Bước kết thúc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên

- Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:

+ Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được kiểm tra; các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

+ Ủy ban thảo luận, kết luận; biểu quyết quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có).

- Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra và hoạt động của đoàn kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định thi hành kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có); báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.

- Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

- Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

- Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.

2. Dấu hiệu vi phạm Đảng viên là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định số 1319-QĐ/UBKTTW năm 2013 Ban hành quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như sau:

2- Dấu hiệu vi phạm là những hiện tượng, biểu hiện qua những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Như vậy, việc xác định đảng viên vi phạm hay không được nhận diện thông qua những dấu hiệu như trên.

3. Thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

Theo quy định tại mục 1.1.1 điểm 1.1 Khoản 1 Điều 30 Quyết định 30-QĐ/TW:

1.1.1- Chủ thể kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra).

Theo quy định tại điểm 1.3 Khoản 1 Điều 32 Quyết định 30-QĐ/TW:

ĐIỀU 32: Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ

* Điểm 1.3, Khoản 1: Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo thì thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định kết hợp đưa nội dung tố cáo thành một nội dung kiểm tra bổ sung và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với kiểm tra chấp hành của ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy cũng thực hiện tương tự như trên).

- Nội dung thông báo cho người tố cáo về kết quả giải quyết tố cáo được trích trong kết luận kiểm tra (chỉ những nội dung tố cáo đã được kết luận) của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Như vậy, Ủy ban kiểm tra các cấp có thẩm quyền kiểm tra trong quá trình đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới (kể cả cách một hay nhiều cấp, như: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở), nhưng trước hết là cấp dưới trực tiếp; khi kiểm tra tổ chức đảng có thể kết hợp kiểm tra đảng viên của tổ chức đảng đó.

Riêng chi bộ, chỉ có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên trong chi bộ về những nội dung nêu trong Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW.

Như vậy, thẩm quyền kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm thuộc về Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ đều có thẩm quyền kiểm tra.

Quy trình một cuộc kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy trình kiểm tra Đảng viên có dấu hiệu vi phạm, Mẫu kế hoạch kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.492
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm