Quy định về thuyên chuyển công tác đối với giáo viên

Quy định pháp luật về thuyên chuyển công tác giáo viên

Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được được cử đi cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu, nhiệm vụ, trong một thời hạn nhất định.

Câu hỏi: Tôi là nữ, đã đăng kí hộ khẩu tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, hiện tại tôi đang làm công tác giảng dạy tại một huyện nghèo thuộc Tây Nguyên đã được 7 năm. Hiện tại nhà trường đang có chế độ thuyên chuyển công tác. Vậy tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có bị thuyên chuyển trong trường hợp này không?

Trả lời:

Thuyên chuyển công tác được hiểu một cách ngắn gọn là việc chuyển đổi công tác khác, đi làm ở một nơi khác.

Theo quy định của pháp luật thì việc thuyên chuyển công tác được thực hiện trong các trường hợp sau: Biệt phái, luân chuyển hay việc chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác,…

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Viên chức năm 2010 thì:

“1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được được cử đi cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu, nhiệm vụ, trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử đi biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đưởng hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Như vậy, theo quy định tại Khoản 7 Điều này thì sẽ không thực hiện việc biệt phái đối với viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà theo như trường hợp của chị Năm nếu chị thuộc trường hợp này thì đương nhiên sẽ không bị thuyên chuyển công tác.

Mặt khác, theo như quy định của pháp luật, thì điều kiện để tiến hành thủ tục thiên chuyển đối với giáo viên sẽ là:

  • Có thời gian công tác ít nhất là từ 05 năm trở lên đối với Nam, 03 năm trở lên đối với Nữ (tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng) trừ trường hợp đặc biệt phải có cơ quan quản lý công chức, viên chức.
  • Có văn bằng tốt nghiệp chuyên môn và các chứng từ phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức.
  • Có phẩm chất đạo đức, hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có thành tích tại đơn vị cũ và không trong thời gian bị kỹ thuật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biệt pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa và cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Như vậy, dựa vào những điều kiện nêu trên thì chị sẽ có khả năng bị thuyên chuyển công tác vì chị đã có quá trình giảng dạy tại một huyện ở Tây Nguyên với thời gian là 7 năm (đủ điều kiện 03 năm trở lên đối với nữ) nhưng phải đáp ứng điều kiện đủ về văn bằng tốt nghiệp chuyên môn, phẩm chất đạo đức, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,… trường hợp nếu chị Năm bị thuyên chuyển công tác thì trong thời gian đó, đơn vị sự nghiệp công lập cử chị đi có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của chị theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 3.069
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm