Quy định về nghỉ giữa giờ 2024

Nghỉ giữa giờ là việc cần thiết đối với mỗi lao động, nếu không quy định thời gian nghỉ phù hợp thì người sử dung lao động rất có thể sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật. Vậy, Quy định về nghỉ giữa giờ 2023 như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Thời gian nghỉ trưa theo quy định

Theo Công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL của Bộ lao động thương binh- Xã hội trả lời Công đoàn khu kinh tế Hải phòng về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi như sau:

"...... Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc."

Theo hướng dẫn tại Công văn này, làm việc 8 tiếng liên tục được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian (bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc), thời gian nghỉ ăn trưa không quy định là thời gian tính vào giờ làm việc.

Hiện nay quy định pháp luật không quy định cụ thể về thời gian nghỉ trưa của người lao động. Thep quy định tại Khoản 2 Điều 109 Bộ luật lao động 2019: "2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động."

Như vậy, người sử dụng lao động phải quy định rõ thời giờ nghỉ trưa cho lao động trong nội quy lao động.

Quy định về nghỉ giữa giờ 2023

2. Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc

Thời gian nghỉ giữa ca được xác định tại Điều 109 Bộ luật lao động năm 2019 và Điều 64 Nghị định 145/NĐ-CP như sau:

Người lao động

Điều kiện

Thời gian nghỉ giữa ca

Làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày

Vào ban ngày

Ít nhất 30 phút liên tục

Vào ban đêm hoặc có ít nhất 03 giờ làm việc ban đêm

Ít nhất 45 phút liên tục

Làm việc theo ca liên tục 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa ca được tính vào giờ làm việc

Như vậy, quy định đã xác định cụ thể thời gian nghỉ giữa giờ đối với mọi ca làm việc. Quy định cũ yêu cầu người lao động phải làm việc theo ca liên tục 08 giờ (điều kiện bình thường) hoặc 06 giờ (công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) thì được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc.

Nhưng từ năm 2021, người lao động chỉ cần làm ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì đã được hưởng quyền lợi này. Ngoài ra, Nghị định 145/2020 cũng khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc dù không làm việc theo ca liên tục.

3. Thế nào là làm việc 8 giờ liên tục?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là làm việc 08 giờ liên tục.

Thời gian nghỉ giữa giờ đối với lao động
Thời gian nghỉ giữa giờ đối với lao động

Theo cách hiểu thông thường thì làm việc 08 giờ liên tục là quá trình làm việc nhưng không có nghỉ giữa ca. Quá trình làm việc như vậy lặp đi lặp lại qua các ngày chứ không chỉ vỏn vẹn 1 ngày làm việc 08 tiếng.

4. Tăng ca 2 tiếng có được ăn cơm không?

Thông thường, nếu người lao động làm việc từ đủ 08 giờ liên tục đối với công việc bình thường... Thì nếu làm thêm 02 tiếng tăng ca.

Theo Quy định tại Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định như sau:

Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca

1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:

a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định như sau:

Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.

2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.

Như vậy, làm thêm 02 giờ được nghỉ 30 phút để ăn cơm nếu làm việc trong một ngày từ 10 giờ trở lên.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Làm 08 tiếng một ngày có được nghỉ giữa giờ, Mẫu thẻ an toàn lao động từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.210
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm