Chế độ nghỉ cưới 2024 theo Bộ luật lao động 2019
Chế độ nghỉ cưới theo quy định của luật lao động
- 1. Quy định về ngày nghỉ khi kết hôn
- 2. Nghỉ kết hôn trong thời gian thử việc
- 3. Người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ kết hôn bị phạt như thế nào?
- 4. Một số câu hỏi liên quan đến ngày nghỉ cưới
- 4.1 Đám hỏi được nghỉ mấy ngày?
- 4.2 Đám cưới được nghỉ mấy ngày?
- 4.3 Làm thế nào để được nghỉ cưới nhiều hơn 3 ngày?
- 4.4. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ cưới
- 4.5 Cưới con được nghỉ mấy ngày?
- 4.6 Anh chị em ruột kết hôn có được nghỉ không?
- 4.7. Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?
- 4.8. Con riêng của người lao động (với người khác không có hôn thú) kết hôn thì được nghỉ hưởng nguyên lương mấy ngày?
- 4.9. Nghỉ kết hôn cần những giấy tờ gì?
Nghỉ cưới là quyền lợi của người lao động. Chế độ nghỉ cưới theo Bộ luật Lao động, Người lao động kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn
Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người nên cũng không ít người mong muốn ngày này sẽ được nghỉ ngơi nhiều ngày để tận hưởng và chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày quan trọng của mình. Pháp luật cũng quy định chế độ đối với việc kết hôn của người lao động và người thân thiết. Khi người lao động nghỉ với lý do kết hôn của mình còn được hưởng nguyên lương.
Bài viết đã được Hoatieu tìm hiểu và cập nhật thêm các câu hỏi, nội dung mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo thêm.
1. Quy định về ngày nghỉ khi kết hôn
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động quy định về Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
=> Như vậy, khi chính bản thân mình cưới thì căn cứ theo quy định Bộ luật lao động 2019 được nghỉ 3 ngày và được hưởng nguyên lương. Còn nếu con của mình kết hôn thì được nghỉ 1 ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ thêm ngày không hưởng lương.
2. Nghỉ kết hôn trong thời gian thử việc
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động khi kết hôn được nghỉ 03 ngày và được hưởng nguyên lương. Bộ luật lao động quy định rõ người lao động khi kết hôn chứ không quy định người lao động làm bao nhiêu lâu, học việc hay thử việc thì mới được nghỉ hay nghỉ bao nhiêu ngày.
Do vậy, cứ là người lao động thì được nghỉ 03 ngày khi bản thân mình kết hôn và được hưởng nguyên lương của những ngày nghỉ đó, không phân biệt thử việc hay lao động chính thức.
3. Người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ kết hôn bị phạt như thế nào?
Trong trường hợp người lao động xin nghỉ cưới theo quy định của Luật lao động mà người sử dụng lao động không cho phép nghỉ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt theo Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
...............
=> Như vậy, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 2-5 triệu đồng nếu không cho phép người lao động xin nghỉ cưới theo Luật lao động. Tuy nhiên, thông thường theo thực tế, người lao động sẽ cần nhiều hơn 3 ngày để chuẩn bị tổ chức đám cưới, nhất là với người lao động xa quê. Khi đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động dùng số ngày nghỉ phép còn lại trong năm để xin nghỉ cưới dài hơn, hoặc nghỉ không hưởng lương, tổ chức cưới vào ngày cuối tuần...
4. Một số câu hỏi liên quan đến ngày nghỉ cưới
4.1 Đám hỏi được nghỉ mấy ngày?
Bộ luật lao động quy định thời gian nghỉ cưới là 03 ngày đối với bản thân khi kết hôn, được nghỉ 01 ngày đối với trường hợp con kết hôn tại Điều 115. Tuy nhiên không quy định trường hợp đám hỏi thì được nghỉ.
Do đó, khi đám hỏi bạn có thể nghỉ nhưng không được hưởng lương theo quy định của pháp luật. Và việc nghỉ phải thực hiện theo quy chế công ty, phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
4.2 Đám cưới được nghỉ mấy ngày?
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì khi kết hôn được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương của những ngày nghỉ đó.
Trường hợp muốn nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng thời gian vượt quá 3 ngày thì không được hưởng lương trong số ngày vượt quá đó.
4.3 Làm thế nào để được nghỉ cưới nhiều hơn 3 ngày?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có dự định cưới vào tháng 12 năm nay, thưa luật sư tôi muốn xin nghỉ liên tiếp 10 ngày để chuẩn bị đám cưới vậy có được không ạ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 116, Bộ luật lao động 2019 khi quy định về vấn đề nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn được hưởng 3 ngày nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương.
Ngoài ra, nếu bạn muốn nghỉ hơn số ngày này, bạn có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để thỏa thuận với họ việc bạn xin nghỉ không lương để đảm bảo chuẩn bị cho lễ cưới của mình. Việc nghỉ không lương phải được sự đồng ý của bên chủ sử dụng lao động thì lúc này mới hợp pháp.
Đối với trường hợp chủ sử dụng lao động của bạn không đồng ý thì bạn chỉ được nghỉ đúng 3 ngày cho việc riêng và vẫn được hưởng lương như bình thường.
4.4. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ cưới
Về chế độ nghỉ cưới thì được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động. Nhưng về thủ tục xin nghỉ thì phải tuân theo nguyên tắc và quy định của công ty.
Ví dụ công ty, đơn vị của bạn quy định việc xin nghỉ dài ngày phải thông báo và làm đơn xin nghỉ trước 1 tuần. Vì thế bạn chỉ cần thực hiện theo quy chế là được. Tuy nhiên việc cưới xin là công việc hệ trọng nên hầu hết các công ty, đơn vị đều cho bạn nghỉ và bạn vẫn được hưởng mức lương trong 3 ngày nghỉ cưới đó, còn nếu nghỉ hơn thì ngày nghỉ thêm không được hưởng lương.
4.5 Cưới con được nghỉ mấy ngày?
Ngày cưới của con cái thì là bậc cha mẹ cũng mong muốn được chung vui với con nên thường vào dịp như vậy cha mẹ sẽ muốn được nghỉ nhiều hơn để chuẩn bị công tác cho con cái.
Tuy nhiên thì ngày này chỉ được phép nghỉ 1 ngày và hưởng nguyên lương, nếu như nghỉ nhiều hơn thì ngày nghỉ nhiều hơn đó sẽ không được hưởng lương.
4.6 Anh chị em ruột kết hôn có được nghỉ không?
Anh chị em ruột là người thân trong gia đình, nhưng trong quy định của Bộ luật lao động thì cưới anh chị em không thuộc diện được nghỉ hưởng nguyên lương.
Nghĩa là người lao động có thể được nghỉ theo thoả thuận với người sử dụng lao động và không được hưởng lương ngày đó.
4.7. Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 đã nêu ở phần 1 bài viết này, người lao động xin nghỉ cưới hoặc đi ăn cưới được xem là nghỉ việc riêng, không tính vào phép năm. Người lao động xin nghỉ cưới chỉ được nghỉ 3 ngày theo đúng luật quy định và vẫn hưởng nguyên lương trong 3 ngày nghỉ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4.8. Con riêng của người lao động (với người khác không có hôn thú) kết hôn thì được nghỉ hưởng nguyên lương mấy ngày?
Cũng căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 nêu ở phần 1 bài viết, con riêng, con nuôi hoặc con ruột của người lao động kết hôn thì người lao động chỉ được nghỉ hưởng nguyên lương 1 ngày.
=> Con riêng của người lao động (với người khác không có hôn thú) kết hôn thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương 1 ngày.
4.9. Nghỉ kết hôn cần những giấy tờ gì?
Vào những dịp đặc biệt như xin nghỉ để kết hôn, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương 3 ngày. Tuy nhiên, việc nghỉ kết hôn cũng cần đảm bảo tuân thủ quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết. Vậy nghỉ kết hôn cần những giấy tờ gì?
Để được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động phải chuẩn bị giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân theo pháp luật (Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân). Người lao động có thể nộp bản sao chứng thực giấy tờ trên cho công ty để xin nghỉ.
Việc công ty yêu cầu cung cấp bản sao giấy đăng ký kết hôn có thể bị cho là "cứng nhắc" nhưng không trái quy định của pháp luật. Để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xin nghỉ cưới, người lao động cần liên hệ trước với phòng hành chính nhân sự của công ty để hỏi rõ ràng công ty cần xem xét giấy tờ gì để cho bạn nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp, Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Bùi Thị Phương Dung
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Nghỉ thai sản có được hưởng lương tháng 13?
-
Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2024
-
Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
-
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025
-
Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không 2024?
-
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: Được bố trí tiếp thời gian nghỉ
-
Lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN?
-
2/9 năm 2024 nghỉ mấy ngày?
-
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 2024
-
File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27