Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào 2024?

Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào 2024? Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực và quan trọng của nhà. Vậy Hội đồng nhân dân là gì và chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào? Bạn đã có câu trả lời? Bài viết dưới đây HoaTieu.vn xin phân tích và gửi đến bạn đọc thông tin và đán án gợi ý.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

1. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

Câu hỏi: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.

B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: Chọn D. Cả A,B,C là đáp án đúng.

Lý giải: 

Theo Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Do đó HĐND sẽ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về lĩnh vực sau:

  • Phát triển kinh tế - xã hội.
  • Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
  • Đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Đáp án A, C, D đều không đầy đủ.

2. Hội đồng nhân dân là gì?

Hình ảnh kỳ họp thứ nhất của HĐND TP.Hà Nội.
Hình ảnh kỳ họp thứ nhất của HĐND TP.Hà Nội.

Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh). Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm.

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thì:

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

3. Nhiệm vụ Hội đồng nhân dân

Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân bao gồm:

  • Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương. Xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội.
  • Củng cố quốc phòng, an ninh.
  • Không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Hơn thế nữa, Hội đồng nhân dân còn thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương

4. Chức năng Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Chức năng của HĐND thể hiện ở nhiệm vụ của cơ quan này theo quy định của pháp luật.

Điều 24 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ của HĐND như sau:

  • Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện.
  • Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
  • Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cùng cấp.
  • Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở cấp mình.
  • Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn mình.

Thực chất nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, quốc phòng an ninh, kinh tế, chính trị... tại địa phương.

Có thể nói quyền lực của HĐND rất rộng, là cơ quan quyền lực có tính bao trùm, quản lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước cùng cấp khác tại địa phương như:  Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi trắc nghiệm Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Học tập mảng Tài liệuHỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 143
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm