Quy định về chấm điểm 0 cho học sinh năm 2024
Giáo viên có thể chấm điểm 0 bài kiểm tra của học sinh được không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trường hợp nào học sinh bị chấm điểm 0? Cùng tìm hiểu quy định về việc chấm điểm 0 cho học sinh mới nhất năm 2024 tại bài viết sau của HoaTieu.vn nhé!
Trường hợp nào học sinh bị chấm điểm 0?
1. Giáo viên có thể cho điểm 0 đối với bài kiểm tra của học sinh
Hiện nay theo quy định mới nhất tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học thì Bộ GDĐT đã bãi bỏ quy định về việc "không cho điểm 0" đối với bài kiểm tra. Bởi vậy, giáo viên có thể chấm điểm 0 với bài kiểm tra của học sinh nếu bài làm không đạt yêu cầu.
Trước đó theo quy định cũ tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá kết quả học tập của học sinh có nêu rõ: "Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân". Tuy nhiên kể từ khi Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực thì giáo viên có thể cho điểm 0 đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học.
2. Cách đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 27
Quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành quy định về đánh giá định kỳ như sau:
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
c) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
d) Bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
3. Quy định về đánh giá điểm đối với học sinh THCS, THPT
Hiện nay, Thông tư 22 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT, áp dụng với lớp 6 trong năm học 2021-2022, lớp 7 và 10 năm học 2022-2023, lớp 8 và 11 năm học 2023-2024, lớp 9 và 12 năm học 2024-2025. Với các khối lớp còn lại ở những năm học tương ứng, giáo viên vẫn đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 26/2020.
Tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về hình thức đánh giá điểm đối với học sinh THCS, THPT như sau:
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này;
- Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
- Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Cụ thể tiêu chuẩn đánh giá điểm đối với học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 sẽ được thay đổi về đánh giá hạnh kiểm và đánh giá học lực đều chung 4 mức là Tốt (T), Khá (K), Đạt (Đ), Chưa Đạt (CĐ). Bốn mức đánh giá này được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể là:
Với học lực:
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
4. Trường hợp chấm điểm 0 với bài thi THPT
Theo quy định Tại khoản 4, khoản 5 Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì đối với các bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định sẽ bị chấm điểm 0.
Ngoài ra, thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài thi tiếp theo.
Trên đây là Tổng hợp quy định mới nhất về việc chấm điểm 0 cho học sinh Tiểu học, THCS, THPT. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mấy điểm ở lại lớp năm 2024?
Quy chế xét tốt nghiệp THCS mới nhất 2024
Quy định thu chi quỹ hội phụ huynh học sinh 2024
Một môn dưới 6,5 có được học sinh giỏi không 2024?
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Môn thi thứ 4 vào lớp 10 năm 2024-2025
Ngày 26/3 học sinh có được nghỉ không 2024?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng kiểm xe ô tô kèm biểu lệ phí mới nhất 2024
Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2024
Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua, bằng khen, giấy khen mới
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu năm 2024?
Chạy xe quá tốc độ dưới 5km/h năm 2024 bị phạt bao nhiêu?