Các tác phẩm đã thi THPT Quốc gia môn Văn các năm (Tham khảo)

Giới hạn tác phẩm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Văn -  Mới đây, Bộ giáo dục đào tạo đã công bố đề minh họa Ngữ văn 2024 chính thức cho kì thi tốt nghiệp THPT 2024. Như vậy, với nội dung đề minh họa 2024 các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2024 cũng như các tác phẩm đã ra đề để giới hạn lại trong tâm kiến thức môn Ngữ văn THPT. Sau đây là chi tiết các đề văn thi THPT quốc gia qua các năm, thống kê các tác phẩm đã thi THPT chính thức và đề minh họa. Mời các em cùng tham khảo.

1. Thống kê các tác phẩm đã thi tốt nghiệp THPT và đã ra đề minh họa 2024

NĂM THI

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

2016

- Chính thức: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình; dũng khí giúp họ được là chính mình.

- Tình huống truyện độc đáo của Vợ nhặt( Kim Lân)

2017

- Chính thức: Ý nghĩa của sự thấu cảm.

- Minh họa: Leo lên đỉnh cao để nhìn ngắm thế giới chứ không phải thế giới nhận ra.

- Chính thức đoạn thơ Đất Nước : Đất là nơi anh đến trường…Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

- Minh họa: Tây Tiến, Đoạn 3- người lính TT

2018

- Chính thức:Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

- Minh họa: Ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

- Chính thức:Vẻ đẹp cảnh đắt trời cho và cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài. Liên hệ Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)

- Minh họa: Hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác. Liên hệ Huấn Cao.

2019

- Chính thức: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

- Minh họa: Những điều bản thân cần thay đổi để có thành công trong cuộc sống.

- Dự bị: Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay.

- Chính thức: Sông Hương ở thượng nguồn – man dại như cô gái di gan.

- Minh họa: Người vợ nhặt trong hai lần ăn.

- Dự bị: Tây Tiến- đoạn 3

2020

- Minh họa đợt 1: Hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.

- Chính thức đợt 1: Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

- Minh họa đợt 2: Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

- Chính thức đợt 2: Sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

- Dự bị: sức mạnh của sự đoàn kết.

- Chính thức đợt 1: Đoạn thơ Đất Nước Em ơi em…Đất Nước của Nhân Dân.( lịch sử)

- Chính thức đợt 2: “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Nhị Hà”- Việt Bắc kháng chiến.

- Minh họa 2: 14 câu đầu Tây Tiến.

- Minh họa 1: Mị trong đêm mùa xuân.

- Dự bị: 8 câu đầu Việt Bắc.

2021

-Chính thức đợt 1: sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

- Chính thức đợt 2: Sự cần thiết của tinh thần hợp tác.

- Minh họa: sức mạnh của tình người trong khó khăn

-Chính thức đợt 1: Sóng 3,4,5.

-Chính thức đợt 2:Tây Tiến đoạn 2

-Minh họa: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.

2022

- Chính thức: trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tiếp bước thế hệ đi trước.

- Minh họa: sự cần thiết trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

-Chính thức: Chiếc thuyền ngoài xa đoạn đầu- phát hiện của Phùng. Liên hệ đoạn cuối.

-Minh họa: Bà cụ Tứ trong Vợ nhặt.

2023

- Chính thức: Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc

- Minh họa: sức mạnh của tinh thần vượt khó.

- Chính thức: Đoạn cuối bữa cơm ngày đói trong Vợ nhặt( Kim Lân)

- Minh họa: bức tranh tứ bình.

Giới hạn tác phẩm ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Văn

2. Các bài văn thi THPT quốc gia qua các năm

Xem Đề thi văn THPT quốc gia 10 năm gần đây tại đây.

3. Các tác phẩm không thi THPT quốc gia 2024

9 tác phẩm có khả năng không ra

  1. Chiếc thuyền ngoài xa: Đề chính thức 2022.
  2. Việt Bắc: Đề minh họa 2023.
  3. Vợ nhặt: Đề chính thức 2023.
  4. Đề minh họa bộ công bố năm 2024.
  5. Đàn Ghita của Lorca (những trường giáo dục thường xuyên không học).
  6. Rừng Xà Nu.
  7. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tác phẩm này đã nằm trong phần giảm tải).
  8. Những tác phẩm nước ngoài (Số phận con người, Thuốc, Ông già và biển cả,...).
  9. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

Tuy rằng có phần lớn khả năng không xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia 2024, nhưng các sĩ tử cần nắm rõ nội dung chính, các chi tiết để làm liên hệ mở rộng.

4. Các tác phẩm thường xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT

Dưới đây là những tác phẩm văn học xuất hiện đi xuất hiện lại trong đề thi môn Văn:

Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số dày đặc trong đề thi Ngữ văn như thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi tốt nghiệp năm 2020, thi Đại học khối C năm 2005… Có rất nhiều đoạn thơ được trích ra và yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, điển hình là đoạn “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009… Năm 2019, đề thi Văn phần nghị luận văn học cũng vào tác phẩm này. Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả…

Tác phẩm này xuất hiện trong đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD&ĐT, chắc hẳn nhiều thí sinh băn khoăn không biết liệu có xuất hiện trong đề thi chính thức hay không.

Việt Bắc (Tố Hữu)

“Việt Bắc” tác phẩm rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp nhiều năm qua. Điển hình như đề thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 đã vào bài Việt Bắc với yêu cầu phân tích cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn trích: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Nhiều năm trước, nội dung đề thi yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”.

Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

“Người lái đò sông Đà” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.

Tây tiến (Quang Dũng)

“Tây tiến” là tác phẩm thơ thường xuyên góp mặt trong đề thi Ngữ Văn . Năm gần nhất “Tây tiến” xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C với yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Ngoài ra, “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005…

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

“Vợ chồng A Phủ” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Đề bài chủ yếu xoay quanh sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.

5. Nội dung trọng tâm phần đọc hiểu và Nghị luận xã hội

- Tinh thần giữ vững chủ quyền biển đảo trong thời kỳ mới

- Biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái ở Việt Nam

- Ý thức kém của một số người trong thời kỳ chống dịch Covid 19

- Hậu quả của tin giả và đề xuất giải pháp

- Một số vấn đề giáo dục ở nhà trường trong thời đại mới

- Quan điểm về việc sử dụng điện thoại trong lớp học nên hay không?

- Giải pháp nào cho bạo lực học đường?

6. Các tác phẩm trọng tâm thi tốt nghiệp 2024

Tiêu biểu cho thể loại trên là các tác phẩm:

  • Tây Tiến;
  • Người lái đò sông Đà;
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông;
  • Sóng;
  • Đất Nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
36 134.670
0 Bình luận
Sắp xếp theo