Đối tượng chính sách người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng là ai?

Người có công với cách mạng được quy định như thế nào? Những đối tượng nào được coi là người có công với cách mạng. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin được chia sẻ với các bạn 12 đối tượng chính sách người có công với cách mạng để các bạn cùng tìm hiểu.

Những đối tượng chính sách được quy định người có công với cách mạng

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi bổ sung 2012 1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”

Căn cứ theo quy định trên có 12 diện đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng. Theo đó, mỗi diện đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận khác nhau. Cụ thể đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013 của Bộ Quốc phòng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng.

Đánh giá bài viết
1 750
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi