Phân tích bài thơ “Miền Trung” của Hoàng Trần Cương

Phân tích bài thơ Miền Trung

Bài thơ Miền Trung của tác giả Hoàng Trần Cương khắc họa một dải đất mạnh mẽ, kiên cường. Những câu thơ gai góc, thô ráp khiến chúng ta thêm yêu và tin miền Trung sẽ vượt qua khó khăn của bão giông. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích bài thơ Miền Trung của tác giả Hoàng Trần Cương sẽ là những gợi ý bổ ích cho các em khi viết bài văn phân tích tác phẩm này.

Dàn ý phân tích bài thơ Miền Trung

Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, và nêu ý kiến chung của người viết.

- Nhà thơ Hoàng Trần Cương (1948 - 2020) sinh ra tại Nghệ An nhưng sống ở thủ đô Hà Nội từ nhỏ. Ông có rất nhiều tác phẩm hay về thiên nhiên, con người miền Trung.

- Miền Trung là thị phẩm được trích từ trường ca Trầm tích. Ban đầu là bài thơ độc lập, sau này được nhà thơ đưa vào chương cuối của trường ca Trầm tích. Bài thơ Miền Trung là bài thơ hay đặc sắc được nhiều người biết đến, trong đó có đoạn trích ở đề bài trên.

Thân bài

*Tập trung nêu nội dung, chủ đề và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ..

- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và thể loại:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Miền Trung được sáng tác năm 1990. Đoạn trích trong đề bài là phần cuối của thi phẩm.

Thể loại của bài thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Cả bài thơ gồm sáu khổ, phần trích trong đề bài là ba khổ cuối của bài thơ.

Nêu nội dung chủ đề: Bài thơ Miền Trung nói chung và đoạn trích trong đề bài nói riêng đã miêu tả về thiên nhiên miền Trung rất khắc nghiệt “nắng cháy trời, mưa dầm đất” và con người miền Trung còn nhiều vất vả, lam lũ, cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, gian khổ. Qua đó, nhà thơ ca ngợi những phẩm chất, đức tính của con người miền Trung. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm, chia sẻ với con người miền Trung và đó cũng chính là bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người.

- Làm rõ nội dung, chủ đề

+ Đoạn thơ trích trong đề bài gồm có ba khổ thơ. Cảm xúc chủ đạo chung của đoạn trích là hình ảnh thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt nhưng con người miền Trung vẫn kiên cường chịu thương, chịu khó vượt qua thiên tai, nắng bão. Từ đó bộc lộ tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả và nỗi niềm trăn trở về phát triển của một miền quê nghèo khó. + Trước hết là sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng/ Trên nắng và dưới cát là hai hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung gợi cho người đọc về một vùng đất đầy nắng gắt và cát bao phủ, đó là vùng đất khô cằn và khắc nghiệt. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung đã khiến cho: Đến câu hát cũng hai lần sàng lại/ Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm. Mảnh đất miền Trung nắng, mưa, gió, bão ùn ùn kéo đến đè nặng kiếp người, khiến họ không dễ làm ăn sinh sống. Đến nỗi câu hát ví dặm ngàn xưa cũng phải nhọc nhằn bới lên vùi xuống, sàng đi sẩy lại năm lần bảy lượt nên nghe “lọt tai” nhưng vẫn thấy day dứt đến quặn lòng.

+ Bắt đầu từ “Bao giờ” như một lời mời, như một câu hỏi thời gian: Bao giờ em về thăm, mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt/ Lúa con gái mà gầy còm của đỏ/ Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ/ Không ai gieo cũng mọc trắng mặt người. Sự nghiệt ngã của thiên nhiên nơi đây đã khiến cho cuộc sống của người miền Trung nghèo nàn xơ xác. Hình ảnh mồng tơi không kịp rớt đã thể hiện sự nghèo nàn khốn khó. Lúa thời con gái mà gầy còm ủa đỏ là sự héo hắt, tàn lụi của cây lúa do khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ có gió bão như cây cỏ chẳng ai gieo

trồng mà mọc trắng cả mặt người

mọc trăng cả mặt người -> Ý thơ vừa nói lên hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của vùng đất nhiều bão lũ, mưa giông vừa là nỗi trăn trở, xót xa, thương cảm của nhà thơ. Đó còn là cảm phục, ngợi ca ý chí, nghị lực phi thường của con người miền Trung đã dũng cảm vượt qua thiên tai, bão lũ.

Cụm từ “miền Trung” được lặp lại để một lần nữa nhấn mạnh mảnh đất quê hương với đặc điểm địa hình: Eo đất này thắt đáy lưng ong - Gợi ra mảnh đất miền Trung bé nhỏ, dài và hẹp, lại cong cong và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, đất đai cằn cỗi. Tất cả những yếu tố đó làm cho mảnh đất miền Trung khó sống và phát triển. + Thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt nhưng con người miền Trung qua câu thơ: Cho tình người đọng mật lại thể hiện người miền Trung đậm đà tình nghĩa, giàu yêu thương, chân thành, giản dị. Đây là sự đối lập với thiên nhiên khắc nghiệt của miền Trung. Hai câu cuối: Em gắng về/ Đừng để mẹ già mong... vừa như là lời chào mời những ai chưa đến miền Trung thì hãy ghé về miền Trung để cảm nhận được sự khắc nghiệt và tình người của người dân miền Trung lại vừa như lời nhắc nhở chính bản thân con người miền Trung. Dù đi bất cứ nơi đâu cũng không được quên mảnh đất quê hương - nơi có mẹ cha cả đời lam lũ, có tình làng nghĩa xóm đậm đà khúc dân ca.

=> Ba khổ thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện được hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt và hình ảnh con người miền Trung chịu thương chịu khó, giàu ý chí và nghị lực vươn lên, tình nghĩa mặn mà, chân chất. Đồng thời thể hiện được tình yêu mến, cảm thương, chia sẻ và những trăn trở, khắc khoải của nhà thơ dành cho miền Trung khiến ai đọc đoạn thơ cũng cảm thấy xúc động, rưng rưng như chính bản thân ta cũng được sinh ra từ miền Trung vậy.

- Phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn thơ.

+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với việc diễn tả cảm xúc khi thì tự hào, ca ngợi, khi thì trăn trở, khắc khoải của nhà thơ.

+ Hình ảnh thơ giàu sức gợi câu thơ nằm nghiêng, mồng tơi không kịp rớt, lúa con gái gầy còm ủa đỏ, eo đất thắt đáy lưng ong có tác dụng gợi tả mảnh đất miền Trung khô cằn, rất khó làm ăn sinh sống, đồng thời, gợi niềm thương cảm, xót xa cho người đọc.

+ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công:

. Điệp từ “miền Trung” nhấn mạnh mảnh đất miền Trung đã khắc sâu vào trong lòng tác giả và còn là tiếng gọi thân thương dành cho quê hương.

. Ẩn dụ: Mồng tơi không kịp rớt là sự nghèo nàn, khốn khó của miền Trung; Lúa con gái là ẩn dụ cho độ xuân thì; trắng mặt người là tượng trưng cho sự tàn phá của thiên nhiên khắc nghiệt; tình người đọng mật là tình người đậm đà, ngọt ngào, chân thành của con người miền Trung. Các hình ảnh ẩn dụ đã làm sâu sắc thêm ý thơ và cách diễn đạt thêm tinh tế.

. Nhân hoá: Câu ví dặm nằm nghiêng làm cho câu hát cũng có hoạt động như con người bởi câu hát thể hiện tâm hồn, sức sống, sự vất vả của con người miền Trung; Lúa con gái gầy còm úa đỏ gợi sự tàn lụi, héo hắt của cây lúa và cũng là cuộc sống của con người miền Trung do thời tiết khắc nghiệt nên khó phát triển.

. So sánh: Gió bão tốt tươi như cỏ diễn tả sức mạnh tự nhiên của gió bão - một trong những đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Trung. => Việc sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ đã góp phần thể hiện được hình ảnh một miền quê nghèo khó, quanh năm thời tiết khắc nghiệt. Nhưng đối lập với thời tiết là hình ảnh con người miền Trung chịu thương chịu khó, mộc mạc, giản dị, đậm đà tình nghĩa, giàu ý chí, niềm tin. Từ đó thể hiện niềm thương cảm, xót xa, trăn trở, khắc khoải của nhà thơ đối với quê hương. Đồng thời còn là cảm xúc tự hào, mến yêu, trân trọng, ngợi ca dành cho mảnh đất, con người miền Trung.

Tất cả đã làm nên nét riêng trong chủ đề viết về miền Trung của tác giả.

Kết bài

- Đoạn thơ đã giúp ta hiểu hơn về thiên nhiên và con người miền Trung

- Từ đó, ta cảm thương, chia sẻ và mong muốn được đến miền Trung vào một ngày gần nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 919
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng