Phân tích truyện ngắn "Chở con đi học" của Nguyễn Kim Châu

Chở con đi học là một truyện ngắn hay về tình cảm gia đình của nhà văn Nguyễn Kim Châu. Tác phẩm nói về tình cảm và sự hi sinh của người cha dành cho con suốt cuộc đời. Cho dù con có lớn lên từng ngày thì tình yêu thương mà cha dành cho con vẫn nguyên vẹn như khi con mới chào đời. Sau đây là bài văn mẫu phân tích truyện ngắn "Chở con đi học" của Nguyễn Kim Châu, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý phân tích truyện ngắn Chở con đi học

I/ Mở bài

Mở bài Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, có nhiều câu chuyện về tình phụ tử đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Những trang văn giàu cảm xúc đã khơi dậy trong ta những tình cảm trân quý về gia đình, về tình yêu thương giữa cha và con. Trong đó, “Cha chở con đi học” của Nguyễn Kim Châu là một tác phẩm đặc biệt, ghi lại những kỷ niệm giản dị mà sâu sắc về tình cha con qua hành trình từ những năm tháng đầu đời cho đến khi trưởng thành. Tác phẩm không chỉ làm nổi bật tình cảm thiêng liêng của người cha dành cho con, mà còn giúp người đọc cảm nhận được những giá trị nhân văn cao đẹp của tình cảm gia đình sâu nặng.

II/ Thân bài

– Khái quát:

+ Nguyễn Kim Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông thường tập trung vào các chủ đề về gia đình, về tình yêu thương giữa các thế hệ, và đặc biệt là những câu chuyện giản dị mà sâu sắc về cuộc sống thường ngày. Ông có một phong cách viết chân thực, gần gũi, và thấm đượm tình người.

+ Tác phẩm “Cha chở con đi học” được kể theo ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn của người con, tạo ra một không gian trữ tình đầy xúc cảm. Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào mối quan hệ cha con và những kỷ niệm giản dị nhưng thấm đượm tình yêu thương. Trong truyện, người cha chính là nhân vật trung tâm giúp làm nổi bật chủ đề của tác phẩm

– Tóm tắt và nêu chủ đề:

+ Câu chuyện “Cha chở con đi học” kể về hành trình của một người cha từ khi con còn nhỏ đến khi trưởng thành. Từ những ngày đầu tiên con đến trường mẫu giáo, người cha luôn tận tụy chở con đi học mỗi ngày, dù có khó khăn, mưa nắng hay bất trắc trên đường đi. Khi con lớn dần, đường đến trường xa hơn, xe của cha cũng ngày càng cũ kỹ, nhưng tình yêu thương và trách nhiệm của cha dành cho con không hề thay đổi. Khi con đã trưởng thành, cha vẫn luôn quan tâm, lo lắng cho con, và cuối cùng, khi con đã đủ lớn để tự lái xe, cha ngồi sau lưng con, nhớ lại những ngày tháng xưa cũ.

+ Đề tài của truyện là tình phụ tử, một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam, nhưng qua lối kể chuyện giản dị mà xúc động, Nguyễn Kim Châu đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về tình cảm cha con. + Chủ đề chính của truyện là sự hi sinh thầm lặng của người cha vì con, và sự trưởng thành của con trong vòng tay yêu thương của cha mình.

– Phân tích nhân vật chính:

+ Nhân vật người cha trong câu chuyện “Cha chở con đi học” của Nguyễn Kim Châu được khắc họa qua những hình ảnh đầy chân thực và giàu cảm xúc, cho thấy tình yêu thương sâu sắc và sự hy sinh vô điều kiện của người cha dành cho con.

+ Người cha hiện lên với hình ảnh bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, luôn lo lắng và chăm sóc con từ những ngày thơ bé cho đến khi trưởng thành. Dù cuộc sống khó khăn, chiếc xe cũ kĩ, người cha vẫn luôn cố gắng chở con đi học mỗi ngày, bất kể mưa nắng hay đoạn đường xa xôi. Hành động của người cha – từ việc dừng lại để con vào lớp, đẩy xe qua dòng nước ngập, đến việc chờ đợi ngoài cổng trường trong kỳ thi đại học – đều thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc tỉ mỉ, tận tụy. Những khoảnh khắc ấy không chỉ là biểu hiện của trách nhiệm mà còn là sự hy sinh thầm lặng, là tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con.

+ Sự thay đổi từ hình ảnh người cha chở con đi học đến hình ảnh người con chở cha về, với ánh mắt rưng rưng nhớ lại quá khứ, càng làm nổi bật sự gắn kết của tình cảm gia đình, sự yêu thương được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

=>Nhân vật người cha là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh và trách nhiệm gia đình, được Nguyễn Kim Châu thể hiện một cách tinh tế, đầy xúc động.

– Phân tích các nhân vật khác: Nhân vật người con trong truyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề của truyện. Từ một cậu bé nhỏ xíu luôn cần sự che chở của cha, đến khi trưởng thành, người con đã hiểu rõ hơn về những hi sinh thầm lặng của cha. Sự trưởng thành của người con không chỉ là về thể chất mà còn là về tinh thần, khi con dần nhận ra và trân trọng những gì cha đã làm cho mình. Mối quan hệ giữa cha và con trong truyện là sự chuyển đổi từ sự che chở, bảo vệ sang sự đồng hành, sẻ chia, và cuối cùng là sự biết ơn và thấu hiểu.

– Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích Truyện “Cha chở con đi học” có rất nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện:

+ Truyện có cốt truyện đơn giản, không có những tình huống kịch tính nhưng lại đầy cảm xúc.

+ Câu chuyện được kể qua ngôi thứ nhất, từ điểm nhìn của người con, tạo ra sự gần gũi và dễ dàng đồng cảm với người đọc. Tác giả đã thành công trong việc khắc họa tình cảm của cha qua dòng chảy của thời gian, từ những chi tiết nhỏ nhặt như chiếc xe cũ kĩ, hay những buổi sáng sớm đón con đi học, đến những lo lắng khi con đã lớn.

+ Ngôn ngữ trong truyện giàu cảm xúc, đơn giản mà tinh tế, gợi lên những hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người đọc.

+ Giọng điệu trong truyện trầm buồn, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, phù hợp với nội dung câu chuyện về tình phụ tử. Các chi tiết miêu tả không chỉ dừng lại ở việc kể lại mà còn mang tính biểu cảm, tạo nên sự xúc động và đồng cảm từ người đọc.

– Đánh giá chung và liên hệ:

+ Truyện “Cha chở con đi học” là một tác phẩm đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật.

+ Qua câu chuyện giản dị nhưng đầy xúc động, tác giả Nguyễn Kim Châu gửi đến người đọc một thông điệp sâu sắc về tình cha con, về sự hi sinh và tình yêu thương vô điều kiện của người cha dành cho con.

+ Đây không chỉ là một câu chuyện về gia đình mà còn là một bài học về tình người, về giá trị của những điều giản dị trong cuộc sống.

+ Tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người cha với những nét vẽ chân thực, gần gũi, nhưng đầy sức mạnh cảm xúc.

+ So với những tác phẩm khác cùng đề tài, như “Cha và con” của Nguyễn Huy Thiệp, “Cha chở con đi học” vẫn mang một dấu ấn riêng, với giọng kể nhẹ nhàng, chân thực và giàu cảm xúc.

III/ Kết bài

+ Tác phẩm “Cha chở con đi học” của Nguyễn Kim Châu là một câu chuyện đầy xúc động về tình phụ tử, khơi gợi trong lòng người đọc những tình cảm sâu sắc về gia đình

+ Câu chuyện giúp ta nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, về sự hi sinh và tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ.

+ Tác phẩm không chỉ có giá trị văn học mà còn có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc, bởi những tình cảm chân thành và những bài học nhân văn mà nó mang lại.

2. Phân tích nhân vật người trong Cha chở con đi học

Truyện ngắn "Chở con đi học" khắc họa hình ảnh người cha tảo tần, yêu thương con cái vô điều kiện qua hành trình đưa con đến trường. Tác phẩm thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng, đặc biệt là tình cha con mang theo thông điệp sâu sắc về giá trị của sự hy sinh và trách nhiệm. Truyện xây dựng tình huống đời thường dung dị thân quen về một người cha nghèo chở con đi học trên chiếc xe đạp cũ. Qua từng chi tiết nhỏ trong hành trình, tác giả làm nổi bật sự gắn bó giữa cha và con, đồng thời phản ánh những khó khăn trong cuộc sống của người lao động nghèo.

Người cha trong truyện hiện lên như một biểu tượng của tình yêu thương bền bỉ và sự hy sinh âm thầm. Qua hình ảnh ông hằng ngày chở con đi học trên chiếc xe đạp cũ kỹ, tác giả khéo léo khắc họa một tình yêu không cần lời hoa mỹ. Mỗi vòng quay bánh xe là một biểu hiện cụ thể của tình yêu cha con, là sự nhẫn nại vượt qua khó khăn đời thường. Sự hy sinh của người cha không chỉ dừng lại ở việc đưa đón con, mà còn nằm ở những nỗi lo âu, trăn trở về tương lai của con. Ông khao khát con mình có được con chữ, vượt qua số phận nghèo khó, dù bản thân phải chật vật mưu sinh. Những hy sinh ấy là minh chứng cho một tình yêu thương vĩ đại nhưng thường bị xem nhẹ trong cuộc sống hằng ngày. Người con tuy nhỏ tuổi nhưng qua lời kể, ta thấy được sự cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương của cha. Hành trình mỗi ngày đến trường chính là hành trình trưởng thành của tâm hồn giúp người con dần hiểu rõ hơn về nỗi vất vả, sự hy sinh của cha. Người con nhận ra chiếc xe đạp cũ không chỉ là vật dụng gắn bó thường ngày, mà còn là minh chứng cho sự cần mẫn và tình yêu thương không ngừng nghỉ của cha. Điều này nuôi dưỡng trong người con lòng biết ơn, sự quyết tâm học tập, và cả ý thức trách nhiệm đối với gia đình.

Truyện ngắn không dừng lại ở việc khắc họa tình cha con, mà còn phản ánh rõ rệt một hiện thực xã hội khắc nghiệt. Hình ảnh người cha lao động nghèo với chiếc xe đạp cũ là đại diện cho biết bao gia đình ở nông thôn Việt Nam, nơi việc học hành của con cái là ước mơ xa xỉ mà cha mẹ phải đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, và đôi khi cả sức khỏe. Tuy nhiên, giữa bối cảnh khốn khó, tác phẩm vẫn tỏa sáng bởi niềm tin vào tương lai. Người cha không từ bỏ hy vọng, mà trái lại, lấy niềm tin ấy làm động lực để vượt qua nghịch cảnh. Chính tinh thần này khích lệ độc giả suy ngẫm về giá trị của tri thức, giáo dục và sự phấn đấu không ngừng nghỉ.

Truyện cũng gợi lên một thông điệp về sự kế thừa giá trị giữa các thế hệ. Nếu người cha đại diện cho thế hệ đi trước, mang trên vai gánh nặng của cuộc đời và nghĩa vụ, thì người con là thế hệ tiếp nối, đại diện cho hy vọng. Sợi dây tình cảm cha con chính là cầu nối giúp thế hệ sau nhận thức được trách nhiệm của mình: không chỉ sống cho bản thân, mà còn sống để đáp lại sự hy sinh của thế hệ trước. Phân tích sâu sắc hơn các khía cạnh nội dung giúp người đọc thấy được chiều sâu triết lý trong một câu chuyện tưởng chừng đơn giản. Qua đó, tác phẩm khẳng định giá trị bất biến của tình yêu gia đình và sức mạnh của lòng hy vọng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.

3. Cảm nhận về hình ảnh nhân vật người cha trong tác phẩm Chở con đi học

Dàn ý:

*Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn và nhân vật được phân tích trong đoạn trích.

*Thân bài:

- Hoàn cảnh của nhân vật người cha

+ Hai cha con sống với nhau: Cô đơn, vừa làm cha, vừa làm mẹ, nuôi con.

+Nghề nghiệp: Giáo viên: vất vả, nhọc nhằn cùng đời để nuôi con

+Tài sản: Chiếc xe Cub 50: nhỏ bé, đơn xơ, không giầu có

⇒ Hoàn cảnh đặc biệt, khiến gánh nặng trên vai cha càng khó khăn, vất vả.

- Hành trình cha chở con đi học

+Những năm tháng con mới chập chững vào đời

-> Mầm non:

+ Ngày nào cũng đón con đúng giờ, đợi con vào lớp mới về: Dõi theo từng bước chân, động viên con mạnh mẽ bước đi.

+ Có lần duy nhất đón muộn vì ba gặp tai nạn: Bất chấp đau đớn, chỉ lo con sợ hãi, mong ngóng

->Tiểu học:

+ Đường xa hơn, vẫn đưa con đi học: Cẩn thận, chu đáo, lo lắng cho con

+ Nhìn con khuất vóng vào lớp, vẫn vẫy tay động viên phía sau: Là bờ vai vững chắc dìu con đi trên đường đời đầy nghiệt ngã

+ Đứa con giờ hiểu chuyện: Động viên cha an tâm đi làm: thấu hiểu sâu sắc tình yêu của cha

⇒ Cha như một bến bờ xanh thẳm nâng bước con vào đời trong bình yên, mọi sóng gió đã có cha gánh vác

- Những năm tháng khôn lớn:

-> Cấp hai cha chở đi học: Trời mưa ba vẫn để con được bình yên mà dắt xe lội qua nước lũ: Sẵn sàng hi sinh tất cả chỉ để con bình yên, hạnh phúc.

-> Cấp ba: Trường xa hơn con đi học mỗi ngày vẫn có cha ngồi đằng trước lắng nghe đủ chuyện: Người bạn tri kỉ gần gữi với con

-> Thi đại học: hỏi han con, xem đè thi, mua nước mía cho con: Tận tình, chu đáo, hướng từng bước con đi.

->Con lên đại học: Đưa xe để con đữo đi bộ: Đau đáu nỗi lòng mong con không vất vả.

->Khi con đi làm: Động viên con mua xe: Muốn con được bằng đời, không chịu thiệt thòi

- Đứa con giờ đây đã chở được ba, gánh vác thay ba nhọc nhằn, nối tiếp con đường là cha tương lai trao yêu thương cho thế hệ tương lai.

⇒ Bản tình ca tha thiết rực cháy trên hành trình làm cha đầy yêu thương của nhân vật đã gửi lại cho ta rất nhiều thông điệp cao quý, nghẹn ngào.

*Kết bài: Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn “Ba chở con đi học” và nhân vật người cha.

Bài mẫu

Văn học như một thiên thần, nó mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm “Chở con đi học” nhà văn “Nguyễn Kim Châu” đã để ngòi bút tinh tế của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật người cha thật ấn tượng. Đó là từng bước đi chập chững tới bóng dáng chàng trai trưởng thành khẽ mở theo từng nhịp đời hối hả giữa vòng tay ba, được nhà văn kể lại ngày từ những năm đầu đời ngay lúc “vào trường mẫu giáo” trên chiếc xe Cub 50 người ba ấy luôn chở con đi học. Còn hơn cả một tình yêu thương, có lẽ nếu đủ đầy để kể về người cha trong câu truyện đẹp đẽ, tinh khôi vương màu vàng nắng ấy còn là một con người có trách nhiệm, hi sinh nỗi đau của riêng mình chỉ để con được an tâm vào đời. Vì “ Suốt thời học mẫu giáo, chỉ có một lần ba không phải là người đến sớm nhất”, bởi “chạy nhanh quá, không kịp tránh chiếc xe tải bất ngờ quẹo cua, đành thắng gấp”, người cha ấy nằm dưới gầm xa “May thoát chết”, vẫn quê cả thân mình “Lồm ngồm bật dậy, chạy đến trường” mà “hối hả ẵm con, hối hả xin lỗi” mặc kệ máu vẫn rơi, vết thương còn nguyên đó. Nếu trên dòng đời vội vã, thăm thẳm thời gian trôi qua chẳng có điểm dừng bạn chưa từng một lần cảm ơn cha, thì hãy một lần lắng nghe câu chuyện mở ra từ “Ba chở con đi học” để thấy từng cử chỉ nhỏ bé mà người ba đã gieo vào trái tim con mỗi ngày, rồi khi đã đủ cất cánh bây trên bầu trời của riêng mình chàng trai ấy vẫn nhớ như in sự cẩn thânh, chu đáo nơi “cốc nước mía” ngọt ngào ngày thi trong dáng tất tả của người cha đầy âm yếm, hình ảnh dung dị ấy khiến ta nhớ tới nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm mà nhà văn Nam Cao đã khắc hoạ, khi cả một đời sẵn sàng hi sinh tất cả về con, dù phải đánh đổi bằng mạng sống của bản thân mình vì con.Để rồi, từ dòng chảy câu truyện ta tiếp tục ru mình vào miền nhớ nơi tôi hôm nào tới những ngày tiểu học dần khôn lớn hơn, nhưng cha vẫn là người tất tả, vội vã với “đường đến trường xa hơn” mà ba chở con đi trên đường, như cả khoảng đời xa xôi, xanh biếc vẫn lặng lẽ trôi qua. Thế nhưng, sâu thẳm nơi kí ức của con còn nguyên bao ấm áp lúc chia tay nhau ngoài cổng trường trong niềm bịn rịn, giây phút ấy để con không lạc lõng giữa đời “con đi qua sân, đến tận hành lang phòng học vẫn quay ra, ráo rác ngó xem” còn cha vẫn lặng lẽ đứng đó cố “giơ tay thật cao”, rồi “đợi đến khi con vào lớp mới chạy vội cho kịp giờ dạy”. Rồi, thời gian cũng qua, những năm tháng đầu đời vội vã nhường lại cho kí ức ngọt ngào ngày tiểu học, thế nhưng ba chẳng khác vẫn yêu thương con vô điều kiện, dù có hôm vội vã, muộn làm, tất bật cùng thế giới hối hả, đã có lúc “ba không đứng lại mà hộc tốc chạy đi”, nhưng vì ấy náy, vì lòng yêu thương, lo lắng và hơn hết là lời hứa của một con người bước chân bỗng “giật mình, nôn nao, khó chịu lạ lùng, đành quay lại, len qua cánh cổng trường sắp đóng”, thế mới thấy tấm lòng bao la, rộng lớn của ba vĩ đại đến dường nào. Đó chính là những lo lắng mà mọi người cha luôn gom lại trong tim mình thầm lặng suốt bao năm tháng, chẳng bao giờ kể lể, kêu than, chỉ mong mỗi hành trình con qua bình yên, an nhiên mà mạnh mẽ. Khiến con thấu hiểu, suy nghĩ mà thương ba hơn giờ đây không còn sợ hãi cầu cứu cái vẫy tay hôm nào mà vui vẻ động viên “Chạy nhanh lên ba. Cho kịp giờ! Con vào lớp nghen!”. Ấy vậy mà, trong kỉ niệm của nhân vật tôi, anh nhớ hết tất cả từng kí ức nhỏ bé khi có cha bên mình, như muốn níu giữ thật lâu khoảnh khắc có cha trên hành trình đã đi. Chẳng vậy mà, ngòi bút tiếp tục đưa theo dòng chảy của bao nhung nhớ khi con vào cấp hai, xe Cub tồi tàn ngày xưa giờ đã tựa chú ngựa già mệt mỏi, yếu ớt “tuần nào cũng phải đem đến sửa hai, ba lần”. Con đường đi học giờ xa hơn nhưng cha vẫn thế, nhẹ nhàng, lặng lẽ song hành, tuy không còn “đón con sớm nhất mà có khi trễ, rất trẽ vì thỉnh thoảng xe xì vỏ, nghẹt xăng…” mà ba thì vẫn yêu thương con vẹn nguyên như ngày mới chào đời, sẵn sàng “lội bì bõm trong nước, đẩy xe len trong dòng người” để con được bình an ngồi trên xe trong ấm áp. Không còn là đứa trẻ của năm nào, cha vẫn đau đáu nhớ thương con trong giấc ngủ vẫn chợt giật mình “hoảng hốt vì hình như đã thức dậy trễ giờ đưa con đi học”, chẳng nói thành lời, người cha già ấy “bấm bụng đem chiếc Dream lên Sài Gòn cho con đỡ chân”. Khép lại những trang văn ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc bởi những cảm xúc được tác giả gieo vào lòng chúng ta không chỉ tồn tại cho hôm nay mà còn mãi mai sau về , đó chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm “Chở con đi học”, cho nhà văn Nguyễn Kim Châu trong nền văn chương rộng lớn, vĩ đại này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 2.266
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng