Top 3 bài đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
Đóng vai quang trung kể lại trận đánh Ngọc Hồi
- 1. Dàn ý Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh
- 2. Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn ngắn gọn
- 3. Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh
- 4. Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi học văn bản Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1. Sau đây là nội dung chi tiết bài mẫu nhập vai vua Quang Trung kể lại trận đánh Ngọc Hồi, đóng vai quang trung kể lại trận đánh giúp các em nhìn nhận nội dung của văn bản theo một góc nhìn mới.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
1. Dàn ý Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh
a. Mở bài: Giới thiệu về sự kiện vua Quang Trung hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn bằng ngôi thứ nhất (xưng "ta")
b. Thân bài: Kể lại lần lượt các sự kiện trong cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn dưới góc nhìn của vua Quang Trung:
Sự kiện 1: Nguyễn Huệ hay tin quân Thanh đã tiến vào nước ta, chiếm kinh thành Thăng Long theo lời nhờ của vua Lê Chiêu Thống
Sự kiện 2: Nguyễn Huệ họp bàn với tướng sĩ, quyết định lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung để chính danh đánh đuổi giặc Thanh
Sự kiện 3: Ngay sau khi lên ngôi, Quang Trung đốc xúc toàn quân, tiến thẳng ra Bắc để đánh giặc
Sự kiện 4: Quang Trung đến Nghệ An, dừng lại để chiêu mộ binh sĩ, ra sức huấn luyện quân lính, sẵn sàng đánh giặc
Sự kiện 4: Quang Trung sử dụng kế sách đánh lừa giặc Thanh, khiến chúng chủ quan, tạo thời cơ để tấn công bất ngờ
Sự kiện 5: Quang Trung thăng chức cho quân sư đại tài Ngô Thì Nhậm và mở tiệc khao quân trước chiến trận, khiến tinh thần toàn quân tăng cao, càng thêm tin tưởng một lòng với triều Tây Sơn
Sự kiện 6: Quang Trung dẫn toàn quân tiến quân thần tốc về Thăng Long, tiến đánh bất ngờ hiến quân giặc không kịp phản kháng, bị đánh cho tan tác, hoảng sợ tháo chạy về nước
Sự kiện 7: Quang Trung hoàn toàn đánh đuổi giặc Thanh, thống nhất đất nước
c. Kết bài: Suy nghĩ đánh giá của vua Quang Trung về cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn.
2. Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn ngắn gọn
Vào năm Kỉ Dậu 1789, vừa nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ta tức giận lắm. Lúc ấy ta đã định đưa quân ra Bắc đánh đuổi chúng ngay. Nhưng do long dân chưa yên, nên đành chờ lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân đánh giặc cũng chưa muộn.
Ngay sau khi lên ngôi, ta liền tự mình “đốc suất đại binh”, cả thủy bộ cùng lên đường. Tới Nghệ An, một vạn quân tinh nhuệ được triệu tập để phục vụ cho mục đích nước nhà. Đến Thuận Hóa, Quảng Nam, ta cho mở cuộc duyệt binh, động viên, khuyến khích quân lính, dặn quân lính ăn tết sớm, chuẩn bị hành quân vào 30 Tết, mùng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long ăn mừng, cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh rồi tiếp tục lên đường. Quân ta đến sống Gián, nghĩa binh trấn thủ tan rã chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, thấy quân ta hung mạnh, quân Thanh “cong đuôi” bỏ chạy, ta liền cho quân đuổi theo, không để ai chạy thoát nhằm tránh để những toán quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi hay biết.
Nửa đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân ta bí mật bao vây làng Hà Hồi, dùng loa truyền gọi, quân lính hò hét gây âm thanh rất lớn, như có hơn vài vạn người. quân Thanh trong làng sợ hãi, liền xin ra hàng. Mồng 5, Quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi trong đêm tối mù mịt, cứ mười lính khiêng một miếng ván phòng thủ, lưng dắt dao ngắn, dàn trận xong xuôi chuẩn bị chiến đấu. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chả trúng được ai, thử hết mọi cách nhưng không thành công, đành bất lực nhìn quân ta dần tiến vào đồn.
Ngay khi chạm phải giặc, quân ta liền vứt ván, rút hết vũ khí chém bừa. Quân Thanh thất thủ bỏ chạy toán loạn cả, giẫm đạp lên nhau mà chết, xác quân Thanh la liệt khắc nơi, Sầm Nghi Đống chạy không kịp liền thắt cổ tự tử. Quân Thanh chạy thoát theo đường Vịnh Kiều, ta cho quân xuống đầm mực, cho voi chiến giẫm đạp chết đến hàng vạn. Thừa thắng xông lên, quân Tây Sơn ta tiến quân áp sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đang dự tiệc, nghe tin sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, liền lên ngựa phóng thẳng về nước. Quân lính bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết, lúc qua cầu, cầu chịu không mà sập, quân lính ngã xuống mà chết sạch, nước sông Nhị Hà năm đó tắc nghẽn không chảy được. Quân Thanh đại bại.
Chỉ trong năm ngày đêm, ta đã trả được thù cho nước nhà, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược. Là một vị vua, ta đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đem lại hòa bình độc lập cho đất nước sau hơn 45 năm nội chiến. Ta vô cùng vui mừng.
Khi viết những dòng hồi kí này tôi lại hồi tượng về những kí ức hồi tôi đi làm người lính Tây Sơn cùng nhau sống chết để đẩy lùi quân Thanh về bờ cõi của chúng. Giờ đây, đất nước bình ổn, hưng thịnh tôi cũng có mặt để gặp liệt tổ liệt tông lưu hương khói cho đời sau.
3. Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh
Năm ấy ta kéo quân ra Bắc để bắt Vũ Văn Nhậm nhưng do sợ thanh thế Tây Sơn ta bèn rút về.Lê Chiêu Thống hèn hạ sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh chỉ đợi có thế, ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Nghe được tin ta rất tức giận. Nhưng lúc này lòng dân chưa yên, tình hình trong nước rối loạn, bất đắc dĩ ta phải lên ngôi hoàng đế để yên lòng nhân dân, khởi binh đánh giặc.
Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế trước sự chứng kiến của ba quân rồi chấn chỉnh quân lực, khởi binh hành quân tốc hành ra bắc. Ngày 29 ta hội quân ở Nghệ An. Tại đây, ta hỏi ý Nguyễn Thiếp, một ẩn sĩ lừng danh, để lên kế hoạch cho cuộc tấn công sắp tới. Khi xong mọi việc, ta mở cuộc duyệt binh, an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm và dự tiệc khao quân.Đến tối 30 Tết ta cho quân lên đường, sẵn sàng cho cuộc tấn công thành Thăng Long bởi đây là thời điểm mà quân thù chủ quan nhất. Ta hứa với các tướng sĩ là ngày mồng 7 tết quân ta sẽ chiếm được kinh thành ấy và ăn mừng chiến lợi.
Quân ta tới sông Gián thì phá được lối phòng thủ. Toán quân Thanh do thám ở đó đều bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, ta xuất quân đánh vào Hà Hồi. Hà Hồi là một cứ điểm tiền biên, quân lính tập trung không nhiều. Biết kẻ địch không phòng bị, tinh thần lại đang hoang mang, ta cho quân bao vây hết kinh thành, bắt loa gọi vào trong nhằm làm rối loạn đội hình giặc. Quân giặc nửa đêm nghe tiếng chiếng trống vang trời, lại thêm khói tỏa mịt mù khiến chúng hoảng hốt, rung sợ lập tức xin đầu hàng. Tất cả lương thực khí giới bị quân ta tịch thu hết.
Mờ sáng mồng 5 tháng giêng, quân ta tiến sát đền Ngọc Hồi. Ngọc Hồi là nơi hội quân trọng yếu của quân giặc nhằm trấn giữ phía nam kinh thành, quân số rất đông. Nơi đây tập trung hỏa lực và cung tiễn rất mạnh. Biết thế, ta ra lệnh binh lính lấy những tâm ván ghép liền với nhau và lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ như thế mười người sẽ nâng được một tấm, tạo thành thế trận chữ “nhất”. Việc làm này nhằm mục đích giúp quân lính tránh được tên đạn, dễ dàng tiến quân và tiếp cận phá thành.
Tối hôm ấy ta cho quân tiến công, lợi dụng hướng gió thổi quân Thanh cho ống phun khói lửa để làm rối loạn đội hình của quân ta rồi thừa cơ chém giết. Nhưng không ngờ, trời lại đổi gió, khói bay trở lại khiến chúng bị động. Lập tức, chúng phóng ten như mua nhằm quân ngăn ta tiến bước để kịp phòng bị. Bất chấp hiểm nguy, từng đội tiên phong cầm những tấm ván ấy đã che chỡ và dập tắt được chúng. Tên bắn đến đâu cũng bị thiêu tàn đến đấy. Quân Thanh hoảng loạn, không định hướng được quân ta.
Đến lúc ấy thì ta đã cho quân bắt cầu thang vượt thành, xâm nhập được đền Ngọc Hồi. Quân giặc náo loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Đến cả Sầm Nghi Đống cũng phải thắt cổ tự vẫn. Lường trước được quân Thanh sẽ tìm lối chạy thoát, ta cho quân theo bờ đê Uyên Duyên kéo lên, nghi binh ở phía Đông để đánh chặn. Quân Thanh lại tìm đến lối thoát theo đường Vịnh Kiều, ta lại cho quân kéo xuống đầm mực, cho voi chiến dẫm đạp lên khiến quân thù bạt vía, chết nhiều như ngả rạ.
Tiếp tục đến trưa hôm sau, ta cho quân tiến vào thành Thanh Long. Tôn Sĩ Nghị lúc ấy đang dự yến tiệc, chơi vui thì nghe tin cấp báo, sợ kinh hoàng, không kịp mặc áo giáp lên ngựa chạy về nước. Quân lính rối loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết đến nổi cây cầu chịu không nổi mà sập. Sông Nhị Hà vì lí do đó nên tắc nghẽn còn Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc.
Ta vô cùng thỏa mãn khi trả được mối nợ nước, rửa sạch vết dơ của nô lệ và cho quân vào thành Thanh Long mở tiệc khao quân ăn mừng chiến thắng. Và hơn thế nữa, hôm ấy mới là mồng 5 Tết Kỉ Dậu.
4. Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
Nghe được tin quân Thanh sang đóng ở Thăng Long, lòng ta vô cùng tức giận định sai quân ra đánh nhưng lại nhận được lời khuyên từ các vị tướng là hãy đợi dân chúng yên lòng rồi hãy khởi binh, lúc đó vẫn chưa muộn. Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, danh chính ngôn thuận khởi binh dẹp giặc.
Sau khi lên ngôi, ta lập tức bàn giao kế hoạch tác chiến đánh quân Thanh, tổ chức những cuộc duyệt binh, động viên tinh thần cho binh lính, nâng cao ý chí quyết tâm đánh quân xâm lược. Để có thể hành quân nhanh chóng, bảo toàn và ổn định sức lực cho binh sĩ trong nhiều ngay đi thì ta đã nảy ra ý tưởng là mỗi người tự mang vũ khí, lương thực, đồ dùng cần thiết cho riêng mình nhưng mà phải gọn nhẹ. Ta cảm thấy rất hài lòng khi xưa nay chưa bao giờ đi đánh trận mà lại nhanh, gọn mà lại đầy đủ như thế này. Lại còn được đi tới đâu, dân làng tiếp đón nồng hậu và cho thêm bao nhiêu là lương thực nhưng vì nghe lệnh ta nên binh sĩ chỉ lấy những thứ gì cần thiết và trả lại cho dân chúng những món đồ không cần, bỏi thế nên binh sĩ hành quân suốt ngày đêm mà tinh thần, sức khỏe vẫn ổn định.
Khi đến Nghệ An, ta cho mọi người dừng lại nghỉ ngơi 10 ngày, và mở thêm một cuộc duyệt binh nữa ở đây. Nên chưa mấy lúc là đoàn quân đã tăng thêm được số lượng binh lính cần thiết, và ta cho đoàn quân tiến thẳng ra Bắc. Đầu tiên, ta cho người tiêu diệt một toán quân gián điệp trên sông Giáng. Sau đó, vào ngày 3 tháng Giêng, ta cho quân tiến vào đánh Hà Hồi. Bằng kế hoạch là làm cho quân giặc hoang mang, ta cho quân bao vây thành và phát loa, đốt lửa, đem nồi niêu xoong chảo ra tạo tiếng động lớn, lính trong thành liền bị bất ngờ vì sợ không biết ở bên ngoài có bao nhiêu người nên đã đầu hàng xin được tha thứ. Ta đoán quả là đúng, chiếm gọn thành mà không cần đến một mũi tên nào.
Sau thắng lợi, ta liền tiến đến đánh thành Ngọc Hồi vào ngày 5 tháng giêng, vì là điểm trọng yếu nên quân địch có thể liều chết với ta mà giữ thành. Nên ta cho xếp rơm thành lớp, cử người người khỏe mạnh mỗi người một tấm, cầm con dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau dàn trận chữ “nhất”. Để làm tăng dũng khí cho quân, ta đã tự mình quấn khăn vàng vào cổ tỏ vẻ quyết thắng. Cưỡi lên mình một con voi, ta cho quân tiến vào, quân Thanh thấy chống trả không nổi nên đã bỏ chạy tán loạn. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử. Xác quân giặc chất thành núi.
Giữa trưa, ta cho quân tiến vào thành Thăng Long, vì mải mê rượu chè nên nghe tin quân ta tiến vào, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp mà lên ngựa bỏ chạy hướng qua cầu phao nghe tin đó nên bọn giặc đã cuống cuồng giành nhau mà chạy qua cầu, khiến cho cầu bị đứt và xác chết la liệt khiến cho dòng sông Nhĩ Hà bị tắc nghẽn. Kết thúc chiến tranh, quân ta đại thắng, quân Thanh bị đáng bại hoàn toàn.
Ta vô cùng vui mừng nên đã mở tiệc khao quân, vì đã trả thù được cho nước nhà. Mối thù mà mình đã phải cam chịu suốt thời gian qua. Từ đó, đất nước thái bình, nhân dân trở lại với công việc sản xuất, cuộc sống yên vui.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đóng vai Quang Trung kể lại Hoàng Lê nhất thống chí
Ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo
Đóng vai Vương Quan kể lại chị em Thúy Kiều
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ cảm xúc của em về ước mơ hòa bình cho thế giới
Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ
Tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm ngắn nhất
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
-
(Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
-
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
-
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)