Đề kiểm tra Ngữ văn 7 sách mới có đáp án (269 trang)
Tải bộ đề Ngữ văn 7 cấu trúc mới
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 sách mới là tổng hợp các mẫu đề kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn lớp 7 dùng chung cho cả 3 bộ sách Cánh Diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo được phân theo thể loại. Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 7 chương trình mới dưới đây bao gồm 101 đề đầy đủ nội dung trắc nghiệm và câu hỏi tự luận sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho thầy cô và các em học sinh.
Đề kiểm tra môn Văn lớp 7 sách mới Cánh Diều, KNTT, CTST
STT | THỂ LOẠI | NỘI DUNG | TRANG |
1 | A. TRUYỆN NGẮN B. TRUYỆN NGỤ NGÔN | 22 ĐỀ 23 ĐỀ | 1- 73 |
7-144 | |||
2 |
THƠ, THƠ 4 CHỮ, 5 CHỮ |
15 ĐỀ | 144 |
191 | |||
3 | VĂN BẢN THÔNG TIN | 8 ĐỀ | 192 |
219 | |||
4 | VĂN BẢN NGHỊ LUẬN | 16 ĐỀ | 220 |
271 | |||
5 | TUỲ BÚT, TẢN VĂN | 6 ĐỀ | 272 |
291 | |||
6 | TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG | 6 ĐỀ | 292 311 |
7 | TỤC NGỮ - CA DAO | 5 ĐỀ | 312 326 |
8 | TỔNG | 101 | 326 |
TRUYỆN NGẮN, TRUYỆN NGỤ NGÔN
KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI
1. Truyện ngắn
- Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
2. Cốt truyện
- Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.
3. Nhân vật
- Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,...
4. Người kể chuyện
Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:
+ Ngôi thứ nhất
+ Ngôi thứ ba.
5. Lời người kế chuyện và lời nhân vật
- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.
I. TRUYỆN NGẮN
ĐỀ SỐ 1:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.
(Dẫn theo http://www.toikhacbiet.vn )
Câu 1: Câu chuyện trong đoạn trích trên là lời kể của ai?
A. Hạt lúa thứ nhất
B. Hạt lúa thứ hai
C. Người kể chuyện giấu mặt
D. Người chủ
Câu 2: Chủ đề của đoạn trích trên là:
A. Đức tính chăm chỉ.
B. Sự hi sinh.
C. Lòng biết ơn
D. Sống cho đi, vì người khác không sống ích kỷ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4: Tìm từ trái nghĩa với từ “chết”?
A. Sống
B. Hy sinh.
C. Sinh sôi
D. Nảy nở.
Câu 5: Vì sao hai hạt giống được người chủ để lại làm giống cho mùa sau?
A. Cả hai là hạt giống chắc mẩy.
B. Cả hai là hạt giống tốt, to khoẻ và chắc mẩy.
C. Cả hai là hạt giống khoẻ.
D. Cả hai là hạt giống to, chắc mẩy.
Câu 6: Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hoá
D. Hoán dụ
Câu 7: Hạt giống thứ nhất có số phận như thế nào?
A. Bị khô héo
B. Không nhận được nước.
C. Bị khô héo; chết dần, chết mòn.
D. Không nhận được ánh sáng.
Câu 8: Hạt giống thứ hai có số phận như thế nào?
A. Trở thành cây lúa non.
B. Trở thành cây lúa trĩu hạt.
C. Trở thành cây lúa vàng óng
D. Trở thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt; tạo ra những hạt lúa mới.
Câu 9. Nêu ý nghĩa của đoạn trích trên. Hãy đặt cho đoạn trích trên một nhan đề.
Câu 10. Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao?
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em thích.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu | Nội dung | Điểm |
| ĐỌC HIỂU |
|
1 | C | 0,5 |
2 | D | 0,5 |
3 | A | 0,5 |
4 | A | 0,5 |
5 | B | 0,5 |
6 | C | 0,5 |
7 | C | 0,5 |
8 | D | 0,5 |
9 | - Ý nghĩa đoạn trích: Từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời. | 0.5 |
- Nhan đề: Học sinh tự đặt theo suy nghĩ của mình. vd : Hai hạt giống, … | 0.5 | |
10 | - Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải thuyết phục không vi phạm đạo đức, pháp luật. VD: Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ hai. Vì đó là cách sống biết cho đi, biết hi sinh, sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời; giúp ích cho đời… | 1,0 |
| 1. Mở bài - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em sẽ thuật lại trong bài viết. - Chỉ ra lí do hoặc hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó. 2. Thân bài a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện được nhắc đến: - Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện. - Dấu tích liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được nói đến. b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử: - Bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả. c. Vai trò, ý nghĩa hoặc tầm ảnh hưởng của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. 3. Kết bài Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc hoặc nhân vật lịch sử. |
|
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
|
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
ĐỀ SỐ 2:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?
(Theo https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song)
Câu 1: Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Cô bé
B. Ông cụ
C. Người kể chuyện giấu mặt
D. Người thầy giáo
Câu 2: Chủ đề của văn bản trên là:
A. Lối sống sẻ chia, giàu tình thương yêu
B. Đức tính trung thực
C. Lòng biết ơn
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3: Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?
A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca
B. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả
C. Đi chơi với bạn
D. Ngồi trò chuyện với cụ già
Câu 4: Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?
A. Vì cô không có quần áo đẹp
B. Vì cô không có ai chơi cùng
C. Vì cô bé bị mẹ mắng
D. Vì cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca
Câu 5: Đâu là tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện ?
A. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc
B. Cô bé không được gặp lại ông cụ nữa
C. Cụ già đã qua đời
D. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng
Câu 6: Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?
A. Là một người kiên nhẫn
B. Là một con người hiền hậu
C. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác
D. Là một người trung thực, nhân hậu
Câu 7: Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ?
A. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca
B. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng
C. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi
D. Vì cô bé biết được ông cụ bị điếc
Câu 8: Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn: Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
Câu 9. Theo em, vì sao câu chuyện có tên là “Đôi tai của tâm hồn”?
Câu 10. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu | Nội dung | Điểm |
| ĐỌC HIỂU |
|
1 | C | 0,5 |
2 | A | 0,5 |
3 | B | 0,5 |
4 | D | 0,5 |
5 | A | 0,5 |
6 | C | 0,5 |
7 | B | 0,5 |
8 | D | 0,5 |
9 | - Xuất phát từ điều bất ngờ trong câu chuyện: Cụ già trong công viên đã khen ngợi, cổ vũ cho cô gái hát lại là người điếc. Cụ không thể nghe được bằng tai nhưng lại nghe bằng chính tâm hồn. - Nhờ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu mà ông cụ đã giúp cô bé có suy nghĩ tích cực, đạt được thành công. | 1,0 |
10 | - Thông điệp truyền tải qua đoạn trích: + Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá năng lực thật sự của họ + Hãy trao đi yêu thương, động viên, khích lệ, ta sẽ giúp ai đó tự tin hơn, thậm chí khiến cuộc đời họ thay đổi + Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công ....... - Chọn thông điệp tâm đắc nhất và giải thích lí do: có thể chọn một trong ba thông điệp trên hoặc lựa chọn một thông điệp khác mà bạn thấy được qua đoạn trích trên. | 1,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
|
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. |
|
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
|
| 1. Mở bài - Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật. 2. Thân bài - Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương… - Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật. - Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật. - Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ. - Đánh giá về nhân vật: - Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào? - Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì? - Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? 3. Kết bài Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật. |
|
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
|
| e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về đặc điểm nhân vật; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. |
...............................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ đề kiểm tra Ngữ văn 7 chương trình mới.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Giáo án điện tử Ngữ văn 7 Cánh Diều (bài Mở đầu đến bài 10)
(Full) Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức cả năm 2024
Bộ giáo án lớp 7 sách mới Kết nối tri thức file word
Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh Diều 2024 35 tuần
Giáo án Văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
Giáo án lớp 7 chương trình mới - Cánh Diều, Kết nối, Chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(8 mẫu) Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết lớp 7 siêu hay
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 86 CTST tập 1 ngắn gọn
-
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
-
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học lớp 7 CTST
-
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động lớp 7 CTST
-
Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn ngắn gọn
-
(Mới cập nhật) Viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7 Chân trời sáng tạo
-
Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ
-
(Cực hay) Đoạn văn tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích
-
Xác định đề tài và bài học từ truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 7 CTST
Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn
Kể lại truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa
Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người xã hội
(3 mẫu) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan
Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Thực hành tiếng Việt 7 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo