Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh Diều 2024 35 tuần

Tải về

Giáo án Văn 7 Cánh Diều là một trong những tài liệu giảng dạy vô cùng hữu ích dành cho các thầy cô dạy môn ngữ văn lớp 7 chương trình mới. Mẫu kế hoạch bài dạy môn Văn 7 Cánh Diều dưới đây của Hoatieu bao gồm đầy đủ giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài mở đầu cùng với giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều kì 1, giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều kì 2 của cả năm học trình bày bằng file word theo đúng hướng dẫn của CV 5512.

Mẫu giáo án Ngữ văn 7 Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án bài giảng môn Ngữ văn 7 Cánh Diều

Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Văn 7 Cánh Diều file word học kì I, II mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Để xem trọn bộ file giáo án Ngữ văn bộ Cánh Diều, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 1

BÀI MỞ ĐẦU

(NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 7)

A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Những nội dung chính của sách ngữ văn 7.

2. Cấu trúc của sách và những bài học trong sách Ngữ văn 7.

3. Cách sử dụng cách Ngữ văn 7.

* NỘI DUNG BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

Phần I. Nội dung sách ngữ văn 7.

1. Học đọc

1.1. Đọc hiểu văn bản truyện

- Truyện ngắn và tiểu thuyết.

- Truyện khoa học viễn tưởng.

- Truyện ngụ ngôn.

1.2. Đọc hiểu văn bản thơ.

Thơ bốn chữ, năm chữ.

1.3. Đọc hiểu văn bản kí

- Tùy bút.

- Tản văn

1.4. Đọc hiểu văn bản nghị luận.

- Nghị luận văn học.

- Nghị luận xã hội.

1.5. Đọc hiểu văn bản thông tin.

1.6. Thực hành tiếng Việt.

- Từ vựng.

- Ngữ pháp.

- Hoạt động giao tiếp.

- Sự phát triển của ngôn ngữ.

2. Học viết

Các kiểu văn bản sau:

- Tự sự.

- Biểu cảm.

- Nghị luận.

- Thuyết minh.

- Nhật dụng.

3. Học nói và nghe.

- Nói.

- Nghe.

- Nói nghe tương tác.

Phần II. Cấu trúc của sách ngữ văn 7

Ngoài bài mở đầu, chương trình Ngữ văn 7 gồm có 10 bài học chính.

* Thời lượng thực hiện: 2 tiết - HKGD

B. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà; tích cực, chủ động trong tìm hiểu bài học. [1]

- Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. [2]

1.2. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và văn học

- Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6 [3].

- Biết được cấu trúc và nội dung môn Ngữ văn [4].

- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân [5].

- Thực hiện được các mẫu đọc sách. [6]

- Đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên [7].

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân [8]

- Nhân ái: Biết xúc động trước những hình ảnh đẹp, nhân vật hay trong một cuốn sách [9].

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Phiếu học tập, tranh ảnh, sơ đồ tư duy,Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giáo án, giấy A0, phiếu học tập.

- Học liệu: tri thức cơ bản về cuốn sách, viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.

III. Thực hiện tiết dạy

Tiết theo PPCT

Dự kiến nội dung

Ngày dạy

7

7

1

Đọc, Viết

2

Nói nghe và phần còn lại

IV. TỖ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

Nội dung 1.

* Bước 1. GV giao nhiệm vụ:

? Sau khi đã làm quen với chương trình ngữ văn 6 trong năm học trước, em cảm nhận được gì về môn Ngữ văn? Qua đó em đã biết gì, chưa biết gì và cần biết những gì trong chương trình Ngữ văn 7?

* Bước 2. HS trả lời các câu hỏi bằng cảm xúc chân thật của cá nhân mình (vài ba học sinh chia sẻ)

* Bước 3. Cùng chia sẻ.

* Bước 4. GV chốt kiến thức:

Nội dung 2: Nội dung sách Ngữ văn 7

a. Mục tiêu: Chia sẻ suy nghĩ về chương trình Ngữ văn 7

b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.

Phiếu học tập số 1.

Những điều em đã biết

về SGK Ngữ văn 7

(K)

Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 7

(W)

Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này) (L)

....

....

....

d. Tổ chức thực hiện hoạt động.

Bước 1: Giao nhiệm vụ

? HS hoàn thiện bảng sau: Phiếu học tập số 1: Bảng KWL

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

=> GV dẫn vào bài: Các em thân mến! Vậy là các em đã kết thúc một chặng mới và chính thức bước sang một giai đoạn tiếp theo- một hành trình sẽ có nhiều khó khăn, thử thách hơn nhưng cũng đầy thú vị đang chờ đón các em ở phía trước. Các em sẽ được tìm hiểu cũng như khám phá nhiều thể loại văn học hơn, nhiều kĩ năng hơn mà chúng ta cũng sẽ ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Để có được điều đó chương trình Ngữ văn 7 sẽ phần nào trang bị kiến thức nền tảng cho các em. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem chương trình Ngữ văn 7 sẽ đem lại cho các em những điều thú vị, mới mẻ gì ở phía trước nhé !

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung I. Học đọc

a. Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung chương trình Ngữ văn 7

b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

Hoàn thành phiếu học tập số 2,: Tìm hiểu nội dung I. Đọc

Nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nội dung

tìm hiểu

Đọc hiểu văn bản truyện, tiểu thuyết

Đọc hiểu văn bản thơ

Đọc hiểu văn bản kí

Đọc hiểu văn bản nghị luận

Đọc hiểu văn bản thông tin

Câu hỏi tìmhiểu

Thống kê các văn bản , nội dung của các văn bản trong từng thể loại.

.........................

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 2

BÀI 6. TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

Đọc, hiểu văn bản (1)

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, ... của truyện ngụ ngôn.

2. Về phẩm chất:

- Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh minh họa.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung:

GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để hỏi HS.

HS quan sát hình ảnh và đoán các tên truyện tương ứng với các hình ảnh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và từ khóa truyện ngụ ngôn.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ.

- Quan sát hình ảnh và đoán tên truyện tương ứng với các hình ảnh mà các em vừa quan sát?

Gv trình chiếu hoặc cho học sinh xem các hình ảnh khác nhau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đoán tên truyện.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đoán tên các truyện tương ứng với các hình ảnh.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Gv: Em nhận ra đặc điểm chung của những truyện này là gì?

- Đều có hình ảnh có các loài vật

Gv: Mượn hình ảnh loài vật để nói chuyện con người đó chính là đặc điểm nhận diện của thể loại truyện ngụ ngôn. Để hiểu sâu hơn về thể loại này, hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

I. Tìm hiểu chung

Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện ngụ ngôn.

Nội dung: HS trả lời, hoạt động cá nhân.

- GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

- HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

Sản phẩm:

- Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về truyện ngụ ngôn.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

* Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ: Têu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 để nêu những hiểu biết về thể loại truyện ngụ ngôn.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 và tái hiện kiến thức trong phần đó.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày cá nhân.

- Các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về thế giới truyện ngụ ngôn.

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

* Bước 4: Kết luận, nhận định

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo

Ngôn: Lời nói.

=> Ngụ ngôn: Nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu

1. Truyện ngụ ngôn:

- Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

- Có ngụ ý.

- Mục đích: mượn chuyện loài vật để kín đáo nói chuyện con người -> khuyên nhủ, răn dạy những bài học cho con người trong cuộc sống.

.............................

Đọc – hiểu văn bản (2)

ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

(Truyện ngụ ngôn)

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và chia sẻ.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Gọi HS xung phong kể một cầu chuyện ngắn hoặc sự việc để lại bài học sâu sắc về cuộc sống, yêu cẩu HS nói rõ bài học đã rút ra được; có thể mời HS khác rút ra bài học cho bản thân từ cầu chuyện bạn kể.

B2: Thực hin nhim v:

HS hoạt động cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:

Gọi 1 -2 hs chia sẻ.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV nhận xét, bổ sung theo định hướng kết nối với VB.

Câu trả lời của
mỗi cá nhân HS
(tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của
bản thân).

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời giam của truyện ngụ ngôn).

- Nhận biết được thông điệp, bài học mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Từ thông điệp, tự rút ra bài học, có thể mở rộng những bài học mới, liên hệ đến đời sống của bản thân và các thành ngữ tương ứng.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đọc mẫu, đọc sáng tạo để hướng dẫn HS đọc văn bản; sử dụng KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn để tìm hiểu nội dung văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, chia sẻ và PHT của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

.....................

Do nội dung giáo án sách Cánh Diều lớp 7 môn Ngữ văn rất dài, để xem toàn bộ nội dung chi tiết mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 7.357
Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh Diều 2024 35 tuần
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm