(Chủ đề 1-9) Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

Tải về

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 sách Kết nối tri thức được các thầy cô giáo biên soạn theo hướng dẫn của công văn 5512 bám sát với nội dung bài học trong SGK. Mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT được trình bày ở dạng file word thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức 

Mẫu giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức dưới đây được các thầy cô giáo chia sẻ và được biên soạn theo tuần sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo cho công tác biên soạn giáo án giảng dạy cho năm học mới.

Lưu ý: Mẫu Giáo án HĐTN 9 bộ Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề này, HS

- Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với ban bè, thầy cô.

- Xây dựng được kế hoạch tổ chức họat động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của họat động này.

- Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế họach cho các buổi lao dộng công ích ở trường.

- Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường

- Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh

Phát triển phẩm chất:

+Nhân ái, khoan dung, tôn trọng mọi người qua các hoat động tìm hiểu và thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biết và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô, tìm hiểu và thực hành phòng chống bắt nạt học đường

+Trách nhiệm thông qua các họat động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia lao đông công ích.

Phát triển các năng lực:

+ Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè. thầy cô.

+ Thiết kế và tổ chức họat động qua xây dựng, thực hiện kế họach: phòng chống bắt nạt học đường lao động công ích: làm sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường

+ Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè thầy cô

+ Giao tiếp và hợp tác qua việc cùng các bạn trong lớp trong nhóm thực hiện các hoạt động trong chủ đề

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

THAM GIA CUỘC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA

“XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”

CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia trải nghiệm các hoạt động trong nội dung này, HS sẽ:

- HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào vể những truyền thống của nhà trường.

- Định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ để.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

-Giao tiếp và hợp tác khi tham gia các hoạt động trong chủ để.

- Năng lực riêng:

-Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

-Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp.

3. Phẩm chất: -Phát triển các phẩm chất nhân ái, khoan dung, tôn trọng bạn bè và mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV:

-Xây dựng kế hoạch cuộc phát động “Xây dựng truyền thống nhà trường.

- Chuẩn bị không gian, địa điểm để trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của trường.

- Hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị phục vụ hoạt động định hướng.

- Phân công lớp/ số trực tuần xây dựng chương trình, cả người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ

-Chuẩn bị một bức ảnh có tên "Bà lão hay cô gái và một bức tranh (kích thước bất kì).

2. Đối với HS:

- Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.

- Xây dựng chương trình, cử MC, chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công

-Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ để làm các sản phẩm truyền thống nhà trường như giấy, bút màu, bìa cứng, cây xanh,...

- Giấy A0, bút dạ màu xanh, đỏ, bút màu cho hoạt động thảo luận.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ khai giảng chào mừng năm học mới.

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn.

c. Sản phẩm: HS trình bày.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng

a. Mục tiêu:

- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.

- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

-Thực hiện các nghi thức theo chương trình của ngày khai giảng chào mừng năm học mới:

-Đón tiếp đại biểu.

-Tổ chức lễ diễu hành: rước cờ, ảnh Bác Hồ.

-Lễ chào cờ.

-Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.

-Đại diện địa phương hoặc nhà trường đọc thư của chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai giảng.

-Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

-Đại diện GV và HS phát biểu ý kiến, cam kết thi đua dạy tốt, học tốt.

-Đại biểu phát biểu ý kiến, chào mừng ngày khai giảng.

Hoạt động 2: Tham gia cuộc phát động phong trào thi đua “Xây dựng truyền thống nhà trường” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu:

-HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào về những truyền thống của nhà trường

-Định hướng cho IIS tham gia các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ đề.

b. Nội dung: HS làm các sản phẩm / công trình đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường

c. Sản phẩm: HS trưng bày sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc tổng phụ trách (TPT) lên phát động cuộc thi đua xây dựng truyền thống nhà trường.

+ Nội dung: Mỗi lớp sẽ làm ít nhất 1 sản phẩm/ công trình để đóng góp vào truyền thống của nhà trường. Sản phẩm/ công trình đó có thể là khuôn viên cây xanh, xây dựng thư viện lớp học tạo góc checkin ở sân trường...

+ Hình thức trình bày: Sau khi các lớp đã hoàn thành sản phẩm/ công trình của lớp mình thì có thể qua hình ảnh lên fanpage của Trường để giới thiệu sản phẩn của lớp. Hình ảnh sản phẩm của lớp nhận được nhiều bình luận, yêu thích và chia sẻ cũng được coi như một tiêu chí giành giải của cuộc thi.

+ Thời gian làm sản phẩm: 2 tuần kể từ ngày phát động phong trào thi đua

- Kết thúc buổi phát động thi đua. GV hoặc là bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Làm sản phẩm đóng góp vào truyền thống nhà trường chính là việc làm có ý nghĩa, tạo dựng những giá trị tốt đẹp và xây dựng văn hoá nhà trường là việc làm, trách nhiệm của tất cả thành viên trong nhà trường bao gồm GV, cán bộ nhân viên nhà trường và HS

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng

- MC giới thiệu truyền thông nhà trường, chiếu một số hình ảnh về truyền thống nhà trường một số hình ảnh về công trình của HS ở các trường khác (nếu sân trường có màn hình Led).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-Lắng nghe yêu cầu và ý nghĩa hoạt động và hỏi lại nếu chưa rõ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

-HS nắm được yêu cầu và ý nghĩa của hoạt động để về lớp triển khai thực hiện.

C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

a. Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu về truyền thông nhà trường

b. Nội dung: Về kết quả học tập và rèn luyện.

c. Sản phẩm: Hs trình bày với các bạn trong lớp

d. Tổ chức thực hiện:

- HS chia sẻ, giao lưu với các bạn trong lớp về kết quả học tập và rèn luyện ... .

TIẾT 2.

Nội dung 1:

TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HOÀ VỚI CÁC BẠN, THẦY CÔ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau khi tham gia hoat động này HS có khả năng:

- Nhận diện được biểu hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô

- Thể hiện được hành vi, thái độ tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô.

- Phát triển phẩm chât nhân ái, khoan dung.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tâp một cách độc lập, theo nhóm và thể hiên sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lục giao tiếp và hợp tác qua hoat đông nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lục riêng: Có khả năng hơp tác giải quyết những vẩn đề một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất:

Bồi dưỡng tình yêu bạn bè. thầy cô giáo, trường lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - Đối với giáo viên:

- Xây dựng kế hoạch cuộc phát động “Xây dựng truyền thống nhà trường”.

- Chuẩn bị không gian, địa điểm để trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của trường; hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị phục vụ hoạt động định hướng.

- Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2- 3 tiết mục văn nghệ.

- Chuẩn bị một bức ảnh có tên “Bà lão hay cô gái” và một bức tranh vẽ (kích thước bất kì)..

2 - Đồi với học sinh:

- Xây dựng chương trinh, cử người dẫn chương trình (MC), chuẩn bị 2- 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công và tập dượt.

- SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.

- Bút màu, bìa cứng,...

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Nghệ thuật xem tranh

a. Mục tiêu:

Tạo sự vui vẻ, tâm thể, động lực cho HS và dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

b. Nội dung:

GV nêu vấn , HS trà lời câu hỏi.

c.Sán phẩm học tập:

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

d.Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Chiếu bức ảnh "Bà lão hay cô gái" và đặt câu hỏi “Các em nhìn thấy gì ở bức ảnh trên ?

- Kết luận: Cùng trong một bức tranh nhưng có người sẽ nhìn thấy bà lão, có người lại nhìn thấy cô gái. Như vậy là cùng một sự vật, hiện tượng những mỗi người sẽ nhìn thấy một khía cạnh khác nhau.

-Tiếp tục cầm bức ảnh/ tranh khác trên tay và hỏi cả lớp: “Các em thích nhất điều ở bức ảnh/ tranh này ?Lý do thích nhất điểm đó là gì ?

* Kết luận: Cuộc sống của chúng ta thật đa dạng, muôn màu giống như bức ảnh/tranh này.Mỗi một màu đều làm nên vẻ đẹp tổng thể của bức tranh, giống như mỗi ý kiến, mỗi sự khác biệt trong cuộc sống sẽ tạo ra nét đẹp và ý nghĩa riêng.

- Đặt câu hỏi về trải nghiệm của HS khi đưa ra nhận xét của mình về bức ảnh/tranh.

- Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

-Mô tả theo quan sát của mình. Thường là nhìn thấy hình ảnh bà lão/cô gái.

- Một số HS trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- H5 nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa.

-Cảm nhận của các em về bức ảnh GV đưa ra.

-HS nhận thức được ý nghĩa của sự phong phú, đa dạng, khác biệt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-GV nhận xét và dẫn dắt HS vào hoạt động: ...

................

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sau chủ đề này, HS:

- Nhận diện được điểm tích cực và điểm chùa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

- Phát triển các phẩm chất:

+ Có trách nhiệm với bản thân.

+ Kiên trì, chăm chỉ rèn luyện bản thân.

- Phát triển các năng lực:

+ Giao tiếp, ứng xử với người thân, bạn bè, thẩy cô và mọi người phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

+ Giải quyết các vấn đề trong giao tiếp, ứng xử; trong quá trình thích nghi với những thay đổi của cuộc sống.

TIẾT 1&2 : SINH HOẠT DƯỚI CỜ

DIỄN ĐÀN: GIỚI TRẺ HIỆN NAY VÀ CÁC CHUẨN MỰC GIAO TIẾP,

ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- HS trình bày được một số chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

- Đưa ra được nhận xét về các hành vỉ giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay sau khi đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

- Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học

- Năng lực riêng:

- Rèn luyện được tính tự tin và khả năng tự nhận thức bản thân.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV:

- Không gian đủ rộng để tổ chức diễn đàn; tranh ảnh, băng rôn trang trí; ghế ngồi; micro và loa đài;...

- Thành lập BTC diễn đàn gồm: đại diện BGH, TPT Đội, đại diện Chi Đội trưởng một số lớp hoặc nhóm HS nòng cốt. BTC diễn đàn thống nhất mục tiêu, nội dung, cách tiến hành hoạt động và thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động và định hướng một số nội dung có liên quan đến chủ đề của diễn đàn.

- Thành lập Ban cố vấn: có thể mời 1 GVCN, 1 GV dạy môn Giáo dục công dân, 1 GV phụ trách công tác tư vấn tâm lí của trường; người dẫn chương trình (MC).

- Thông báo cho HS về mục tiêu để HS chuẩn bị các ý kiến trình bày, trao đổi trong diễn đàn.

- Tổng hợp những câu hỏi của HS về chủ đề diễn đàn.

- Những trường hợp, tình huống thực tế về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực của HS THCS ở địa phương.

- Thông điệp về giao tiếp, ứng xử tích cực, hiệu quả.

- Video về giao tiếp ứng xử.

2. Đối với HS:

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực.

- Chuẩn bị ý kiến trình bày, trao đổi trong diễn đàn “Giới trẻ hiện nay và các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội”.

- SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ chào cờ.

b. Nội dung:

- HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.

c. Sản phẩm:

- Thái độ HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộcvà sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung:

-HS hát quốc ca.

-Tổng phụ trách hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm:

-Kết quả làm việc của HS và Tổng phụ trách.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề.

a. Mục tiêu:

-HS trình bày được một số chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

- Đưa ra được nhận xét về các hành vỉ giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay sau khi đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.

b. Nội dung:

-Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

c. Sản phẩm:

- Các tiết mục văn nghệ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Ổn định tổ chức, đón tiếp đại biểu (nếu có).

- Người dẫn chương trình (MC) tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.

- Văn nghệ chào mừng (nếu có).

- Người dẫn chương trình giới thiệu chủ đề của diễn đàn và nêu vấn đề để các HS cùng tham gia trao đổi.

Gợi ý nội dung trao đổi:

+ Các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử xã hội.

+ Ý nghĩa và tẩm quan trọng của việc thực hiện các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử xã hội.

+ Thực trạng hành vi giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.

- Người dẫn chương ưình mời các HS tham gia trao đổi, thảo luận các nội dung ữên (HS tự do trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình). Có thể mời 2- 3 HS cùng trình bày một nội dung để có sự so sánh, bổ sung. Sau khi không còn thêm ý kiến trao đổi, MC có thể mời Ban cố vấn cho ý kiến về các vấn đề mà HS đã trao đổi.

- Kết thúc diễn đàn, MC có thể cùng HS đưa ra một số thông điệp về ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử xã hội.

ĐÁNH GIÁ

- HS hành vỉ giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay

C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- Yêu cầu HS suy ngẫm về những hành vỉ giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay

.....................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 4.693
(Chủ đề 1-9) Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm