11 Mẫu tờ trình 2024 thông dụng nhất (Mới cập nhật)

Tải về

Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều trong cơ quan Nhà nước. Mẫu tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết. Mời bạn đọc tải mẫu tờ trình thông dụng nhất dưới đây để tham khảo cho bản tường trình của mình hợp lý hơn.

Mẫu tường trình là một loại giấy tờ mà bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc tại các cơ quan nhà nước hay là doanh nghiệp nơi mà mình làm việc. Tờ trình cần được trình bày khoa học và đầy đủ nội dung. Có rất nhiều loại tờ trình sử dụng phổ biến hiện nay như: Tờ trình xin kinh phí, Tờ trình điều động nhân sự, Tờ trình giải quyết công việc, tờ trình đề nghị khen thưởng..... Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để hiểu rõ hơn về các loại tờ trình phổ biến hiện nay.

I. Tờ trình là gì?

Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.

=> Tờ trình có thể hiểu là 01 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp… để xin kết luận, chỉ đạo của cấp trên.

Viết tờ trình không phải việc khó nhưng yêu cầu người viết phải trình bày đủ các nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình.

Ngoài ra, cần có các phương pháp kiến nghị đến cấp trên nhằm xin được xét duyệt một chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện một việc hay dự án nào đó.

Tờ trình phải có chữ ký và cam kết của người trình bày.

Nội dung tờ trình thường có bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình;
  • Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất.
  • Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.

II. Cách loại tờ trình thông dụng

Các mẫu tờ trình đề nghị là vô cùng phong phú. Tùy vào mục đích của người viết mà có các mẫu tờ trình như sau:

+ Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm, mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa, mẫu tờ trình dùng để giới thiệu về nhân sự mẫu tờ trình phê duyệt dự án;

+ Mẫu tờ trình xin kinh phí công đoàn;

+ Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự;

+ Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ;

+ Mẫu tờ trình miễn nhiệm chức danh;

+ Mẫu tờ trình nhân sự;

+ Mẫu tờ trình về việc xin kinh phí

+ Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng,......

III. Các mẫu trình thông dụng

1. Mẫu tờ trình chung

Mẫu tờ trình chung dành cho người lao động trình bày, kiến nghị, đề xuất một vấn đề nào đó với lãnh đạo cấp trên. Nội dung mẫu cần nêu rõ về lý do làm đơn và cần có xác nhận của thủ thưởng cơ quan, đơn vị đang công tác. Cụ thể mẫu như sau:

TÊN CƠ QUAN
---------

Số:...../TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------------

......., ngày ......... tháng ........... năm ........

TỜ TRÌNH
Về ............(1)..................

Kính gửi: ……………………….(2)……………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Lưu VP.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên đóng dấu)

______________________________

(1) Tóm tắt nội dung tờ trình

(2) Tên cơ quan nhận tờ trình

2. Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng

Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng Đảng viên
Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng Đảng viên

Dưới đây là Mẫu tờ trình khen thưởng của chi bộ dành cho việc đề nghị khen thưởng Đảng viên, tập thể, tổ chức Đảng có thành tích xuất sắc trong năm. Mẫu tờ trình này còn có thể dùng trong trường hợp xếp loại và khen thưởng tổ chức Đảng, Đảng viên.

ĐẢNG BỘ …………………ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ ……………………….
Số: …- TTr/CB…….., ngày … tháng … năm 20…

TỜ TRÌNH
Đề nghị khen thưởng năm 20…

Kính gửi: Đảng uỷ ……………………………

Căn cứ quy định số ……………… ngày … tháng … năm … Quy định về hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng tổ chức Đảng và đảng viên của Tỉnh Uỷ …………;

Căn cứ công văn hướng dẫn số ………… ngày …/…/… của Ban Tổ chức Tỉnh Uỷ………
về việc hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong các đơn vị sự nghiệp;

Căn cứ công văn hướng dẫn số …………… ngày …/…/… của Ban Tổ chức Tỉnh Uỷ …. về
việc hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm;

Căn cứ kết quả cuộc họp chi bộ ngày … tháng … năm … của Chi bộ …………………. về kiểm điểm đánh giá chất lượng TCCS đảng và phân loại đảng viên cuối năm, Chi bộ ……… làm tờ trình đề nghị Đảng uỷ …………… xem xét khen tặng các tập thể, cá nhân sau:

* Tập thể:

Khen tặng danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh cho chi bộ ………………. (Có biểu điểm
tự đánh giá và bản thuyết minh kèm theo).

* Cá nhân:

Khen tặng danh hiệu Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 01 đảng viên (Có phiếu biểu quyết đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và danh sách kèm theo).

Trân trọng kính trình.

Nơi nhận:TM /CHI BỘ
- Cấp ủy đảng bộ (b/c); BÍ THƯ
- Đảng viên trong chi bộ;
- Lưu hồ sơ;

3. Tờ trình bổ nhiệm cán bộ

Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ dưới đây dùng để đề nghị bổ nhiệm cho các đối tượng là hiệu trưởng, giám đốc,.... Vì đây là một chức vụ có vai trò và quyền hạn khá lớn nên việc viết một tờ trình bổ nhiệm nhân sự chi tiết như bên dưới đây sẽ dễ được xác nhận và xét duyệt hơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————

……, ngày…tháng…năm…

TỜ TRÌNH
V/v đề nghị bổ nhiệm đ/c ………… giữ chức hiệu trưởng/giám đốc

Kính gửi: [tên người có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc]

I. Nêu nhu cầu bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc; tóm tắt về việc thực hiện quy trình nhân sự và căn cứ vào quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc để đề xuất giới thiệu nhân sự cụ thể.

- Chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, định hướng phát triển của trường/trung tâm:

- Nhu cầu cán bộ đáp ứng yêu cầu của trường/trung tâm (nêu rõ lý do cần thiết phải bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc).

- Ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

II. Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc và kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm……… đề nghị [người có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc]…… xem xét, bổ nhiệm ông/bà…… giữ chức vụ hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm .

Tóm tắt về nhân sự đề nghị bổ nhiệm:

- Họ và tên:

- Ngày, tháng, năm sinh:

- Quê quán:…….., Dân tộc:

- Chức vụ đảng, chính quyền, đoàn thể:

- Đơn vị hiện đang công tác:

- Trình độ văn hoá, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…….):

Tóm tắt quá trình công tác:

TTTừ tháng nămĐến tháng nămChức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, …
+………….
+………….

- Tóm tắt nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của hiệu trưởng/giám đốc đề nghị bổ nhiệm:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống:

+ Năng lực công tác:

+ Tóm tắt ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu:

- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm:

+ Hội nghị cán bộ chủ chốt của trường/trung tâm: Số phiếu đồng ý……..phiếu/…….phiếu (…….%). Số phiếu không đồng ý: ……phiếu/……phiếu (…%).

+ Hội nghị liên tịch của trường, trung tâm: Số phiếu đồng ý……..phiếu/…….phiếu (…….%). Số phiếu không đồng ý: ……phiếu/……phiếu (…%). (Hồ sơ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kèm theo)

Trường, trung tâm…..đề nghị [tên cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc…….. xem xét, quyết định bổ nhiệm ông/bà …… giữ chức hiệu trưởng/giám đốc……… ./.

Nơi nhận:NGƯỜI ĐẠI DIỆN(3)

- Như trên;

- ……;

- Lưu VT, ….

(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1) Tên cơ quan quản lý trực tiếp trường/trung tâm.

(2) Tên trường/trung tâm đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.

(3) Chức danh người đại diện lãnh đạo trường/trung tâm đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.

4. Tờ trình xin tuyển dụng nhân sự

Tờ trình xin tuyển dụng nhân sự hay tờ trình xin bổ sung nhân sự là mẫu tờ trình cần thiết được dùng trong trường hợp công ty, doanh nghiệp, nhà máy thiếu nhân công, người lao động, cần tuyển thêm để đảm bảo nhu cầu hoạt động tốt của công ty, doanh nghiệp,.....

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…/TTr-

….., ngày…tháng…năm…

TỜ TRÌNH XIN BỔ SUNG NHÂN SỰ

Về việc xin bổ sung nhân sự đối với vị trí …

- Căn cứ…

- Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty;

Kính gửi: -Tổng Giám đốc Công ty

- Trưởng phòng Hành chính- Nhân sự

Xét thấy, do thị trường biến động, nhu cầu của người sử dụng sản phẩm tăng cao. Để đảm bảo đáp ứng được số lượng sản phẩm tung ra thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người sử dụng, cũng như nâng cao chất lượng, tăng doanh thu cho công ty. Do đó, Tổ sản xuất, chế biến sản phẩm cần thêm…..nhân công.

Nay kính đề nghị Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự xem xét bổ sung thêm nhân sự vào tổ sản xuất, chế biến của Công ty./.

Nơi nhận

- Phòng Giám đốc;

- Phòng Hành chính-Nhân sự;

- Lưu: VP

TỔ TRƯỞNG TỔ SẢN XUẤT

(Đã ký)

5. Mẫu tờ trình xin phê duyệt

Mẫu tờ trình xin phê duyệt

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________

Kính gửi:

- Uỷ ban nhân dân Thành phố .............

- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố ...............

TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT CHỈ ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Căn cứ Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13

Căn cứ Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13

Căn cứ Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14

Các căn cứ khác (Nếu có) ……,

(Tên nhà đầu tư) đề nghị UBND Thành phố chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án (tên dự án) theo các nội dung sau:

I- Nội dung đề nghị phê duyệt chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án:

Tên dự án:……

Tên nhà đầu tư đề nghị được chỉ định thực hiện dự án:…

Địa điểm nghiên cứu lập dự án: Tại ô đất…….thuộc khu……

- Xã (phường)…Huyện (Quận/Thị xã)…..Thành phố Hà Nội.

Mục tiêu đầu tư của dự án:…

Hình thức đầu tư của dự án:…

Dự kiến quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư của dự án:

- Quy mô đầu tư của dự án:…

- Tổng mức đầu tư của dự án:….

Quy mô sử dụng đất dự kiến:….m2.

Phương pháp xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai:…

Các nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có)…

Phương thức và thời hạn sử dụng đất:…

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến giao hoặc cho thuê đất; thực hiện cam kết hỗ trợ cho ngân sách (nếu có) của nhà đầu tư;

Tiến độ thực hiện dự án (khởi công/hoàn thành):

Trách nhiệm của nhà đầu tư:

- Nghiên cứu lập và triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung được UBND Thành phố phê duyệt tại văn bản này theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về quản lý đầu tư và xây dựng và các pháp luật có liên quan;

- Thực hiện các cam kết khác của nhà đầu tư (nếu có).

II- Các văn bản, tài liệu kèm theo công văn (liệt kê các tài liệu quy định tại phiếu giao nhận hồ sơ):

1….

2…..

Kính đề nghị UBND Thành phố xem xét phê duyệt chỉ định nhà đầu tư (Tên nhà đầu tư) thực hiện dự án đầu tư (tên dự án).

NHÀ ĐẦU TƯ

(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu)

6. Tờ trình xin kinh phí chung

Mẫu tờ trình xin kinh phí chung là mẫu chuẩn thường được dùng để trình bày với các cơ quan, tổ chức cấp trên nhằm mong muốn được hỗ trợ về mặt kinh phí cho các công việc, dự án thích đáng nào đó của cơ quan đơn vị. Mời bạn xem thử mẫu dưới đây do Hoatieu cung cấp:

TÊN CƠ QUAN
----------
Số: ......./........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......., ngày....tháng.....năm.....

TỜ TRÌNH

V/v xin kinh phí ..............

Kính gửi: .........................

Căn cứ theo Quyết định......./....../....... ngày.....tháng.....năm...... của ................

Căn cứ vào tình hình thực tế tại .........................

Do nhu cầu cần thiết phải................. (lý do xin kinh phí) ..................(Tên cơ quan) ..... kính trình lên..........................................xin chủ trương được sử dụng kinh phí vào việc ..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

7. Tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị

Tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị
Tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .........

Trường…………………..

Số……../………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

............, ngày.....tháng....năm.....

TỜ TRÌNH

Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo……….

- Phòng Tài chính………..

- Chủ tịch UBND huyện……….

Căn cứ quyết định số ...../QĐ-PGD&ĐT ngày.....tháng.....năm....... của trưởng phòng Phòng GD&ĐT .................................. về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm ........

Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường ...........................................

Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy năm học ........-..........

Trường .................................. kính trình đến Phòng giáo dục và đào tạo huyện ........................, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ..................... xin chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục năm ...................... thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau:

- 10 bộ máy vi tính x 10.000.000đ/bộ = 100.000.000

- Tổng cộng: 100.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín mươi triệu đồng)

Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng giáo dục và đào tạo huyện ..........................., Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ............

Hiệu trưởng

8. Tờ trình xin điều động nhân sự đột xuất

Tờ trình xin điều động nhân sự đột xuất

Số: ……/TT/NS/.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............., ngày...tháng....năm....

TỜ TRÌNH

V/v: Bổ sung nhân sự đột xuất

Kính gửi: GIÁM ĐỐC CÔNG TY/PHÒNG NHÂN SỰ

  • Căn cứ theo nhu cầu thực tế phát sinh công việc;
  • Căn cứ theo Qui trình tuyển dụng của công ty,Phòng/Ban/Đơn vị: đề nghị tuyển dụng đột xuất các vị trí sau:

TT

Vị trí tuyển dụng

SL

Mô tả tóm tắt công việc Tiêu chuẩn ứng viên

Mức lương dự kiến

Đề xuất cán bộ PV chuyên môn

T/gian cần NS

Lý do bổ sung

Giám đốc

Duyệt

Phòng nhân sự

Xác nhận nhu cầu

Phụ trách

(Người đề xuất)

Người đề xuất

(Ký, ghi rõ họ tên)

9. Mẫu tờ trình xin kinh phí trong doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ TRÌNH

V/v xin kinh phí …

Kính gửi: - Ban lãnh đạo …

Căn cứ theo Quyết định … của Công ty…

Căn cứ theo tình hình thực tế: …

Nhằm mục đích …, [Tên phòng ban / đơn vị] xin trình lên … xin chủ trương được sử dụng kinh phí vào:……..

[Tên phòng ban/đơn vị] kính đề nghị Ban lãnh đạo Công ty tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí……:

STTKhoản mục chi phíSố lượngĐơn giá (dự tính)Thành tiền

Tổng kinh phí là: … (Ghi chữ)

Kính mong nhận được sự chấp thuận từ Ban lãnh đạo Công ty.

Ngày … tháng … năm …

Người đề xuất
(Ký rõ họ tên)

10. Tờ trình xin in ấn đồng phục cho cán bộ nhân viên

HoaTieu xin gửi đến bạn đọc tham khảo Tờ trình xin in ấn đồng phục dành cho cán bộ nhân viên mới nhất, thường được sử dụng khi nhân viên muốn xin công ty hỗ trợ trong việc in ấn đồng phục, phục vụ cho công việc tập thể của nhân viên công ty. Các bạn có thể tải về mẫu file word, pdf chuẩn hoặc trực tiếp chỉnh sửa trên trang mẫu dưới đây:

CÔNG TY............................
PHÒNG........................
Số: .......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.............., ngày...tháng....năm....
TỜ TRÌNH
Về xin in ấn đồng phục cho cán bộ nhân viên
Kính gửi:
- Ban giám đốc công ty.........................;
- Trưởng phòng ................. công ty........................
Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Tổng Giám đốc Công ty về  việc chuẩn bị đồng phục phục vụ cho.............................
Căn cứ vào tình hình thực tế;
Tôi xin thay mặt cho tập thể nhân viên gửi đến công ty về việc đề xuất in ấn đồng phục cho cán bộ nhân viên nhằm tạo chuyên nghiệp và đồng đều trong công ty;
1. Mục đích in ấn đồng phục:
Nâng cao tinh thần đoà n kết, tạo dấu ấn riêng cho nhân viên;
Nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín của công t y đối với khách hàng, đối tác;
2. Định mức cấp phát:
STTLoạiSố lượngĐơn giáThành tiền
1Áo
2Nón
3Quần
........
Tổng chi phí là:................... (Bằng chữ:.............................. ngàn đồng)
Chất liệu áo...............
Thời gian hoàn thành: dự kiến ngày ......./......../20......
Chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng, dịch vụ và thời gian đúng như cam kết. Rất mong nhận được sự đồng ý của cấp trên;
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Ban giám đốc công ty.............
- Trưởng phòng kế toán công ty...............
- Lưu VP.
TRƯỞNG PHÒNG ..............
(đã ký)

11. Tờ trình theo Nghị định 30

Mẫu tờ trình theo Nghị định 30 là mẫu tờ trình 1.4 đính kèm theo Phụ lục III Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020. Đây là mẫu văn bản được dùng chung, trong đó có cả được dùng để viết tờ trình trình bày về một việc gì đó, vì vậy khi viết mẫu đơn này cần lưu ý ghi tên loại văn bản là TỜ TRÌNH. Mời bạn cùng tham khảo mẫu dưới đây:

Tờ trình theo Nghị định 30

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2

Số: /...3...-...4...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...5..., ngày... tháng... năm...

TÊN LOẠI VĂN BẢN 6

................7..............

.........................................................................8..........................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.................................................................................................................................../.

Nơi nhận:

- ..............;

- ..............;

- Lưu: VT,. ..9...10.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

Họ và tên

Ghi chú:

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.

3 Chữ viết tắt tên loại văn bản.

4 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.

5 Địa danh.

6 Tên loại văn bản

Mẫu này áp dụng chung đối với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo.

7 Trích yếu nội dung văn bản.

8 Nội dung văn bản.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

IV. Cách viết tờ trình

Cách viết một tờ trình rất có thể sẽ là không dễ dàng với nhiều bạn. Khi lên nội dung tờ trình bạn cần phải nắm được những yêu cầu khi sọan thảo tờ trình, bố cục tờ trình đó như thế nào là hợp lý và chuẩn theo mẫu, cũng như những lưu ý cơ bản khi viết tờ trình. Tham khảo ngay những nội dung dưới đấy để có những kiến thức cơ bản nhưng không kém quan trọng về mẫu tờ trình nhé.

1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:

a) Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.

b) Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.

c) Các kiến nghị phải hợp lý.

d) Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc phục khó khăn.

2. Bố cục tờ trình:

Cũng giống như các văn bản hành chính thông dụng khác, thông thường, tờ trình cũng có kết cấu gồm 3 phần:

- Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong phần này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh, tình hình và phân tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở dẫn tới "đề suất" cần được thực hiện trong phần nội dung chính. => Khái quát lại, đây là phần nêu vấn đề.

- Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết nếu đề suất, phương án, phân tích các đề suất và phương án (nếu cần thiết để tăng tính thuyết phục) ... Có thế nêu hết nội dung đề suất trong một văn bản hoặc nếu ý chính và trình bày chi tiết ra một phụ lục kèm theo tờ trình.

- Phần 3: Phần kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương pháp kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề suất mong cấp trên xem xét; nêu mong muốn, kiến nghị cấp trên hỗ trợ,...

V. Kỹ thuật viết tờ trình

- Trong phần nêu lý do, căn cứ: Cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.

- Phần đề xuất: Cần dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.

Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị.

- Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.

VI. Lưu ý khi soạn thảo tờ trình

Bên cạnh tất cả những thông tin liên quan đến soạn thảo tờ trình đã được đề cập ở các mục bên trên, một số những lưu ý cho bạn đọc khi soạn thảo tờ trình như sau:

- Về hình thức, tờ trình là một trong các loại văn bản hành chính nên về thể thức kỹ thuật trình bày, cần tuần thủ các quy định của pháp luật về soạn thảo văn bản tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác Văn thư do Chính phủ ban hành ngày 05/05/2020.

- Nội dung của tờ trình, tờ trình thường có cấu trúc 03 phần (như nêu tại mục 2 phần IV). Tuy nhiên, không nhất thiết phải ghi rõ phần 1: Đề xuất, phần 2: Nội dung chính và phần 3: Kết luận.

Ngoài ra, cần lưu ý về lối diễn đạt và ngôn ngữ sử dụng trong tờ trình. Đây là một trong các văn bản hành chính nhà nước, tuy là dạng văn bản nghị luận như tờ trình không mang tính học thuật như các bài văn viết. Tờ trình mang tính thực tiễn.

Do vậy, nội dung trình bày trong tờ trình cần hết sức ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không phải lan man vào phân tích từng nội dung, phải thực tế và không cần sử dụng quá nhiều các biện pháp tu từ. Ngôn ngữ trong tờ trình cũng phải trang trọng, lịch sự, phổ thông - từ ngữ sử dụng dễ hiểu, không đa nghĩa và phải thể hiện rõ tính chất hành chính và tính chuẩn mực của người viết, không mang khuynh hướng cá nhân.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu tờ trình 2024 cùng hướng dẫn cách viết cụ thể chi tiết cho từng trừng hợp.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
39 350.020
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm