Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2024
Báo cáo đánh giá thực trạng và kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật các cấp
Báo cáo đánh giá thực trạng và kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật năm 2024 là văn bản hành chính do người đứng đầu các địa phương soạn thảo nhằm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương pháp hoàn thiện quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn. Mời bạn đọc đón xem nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.
1. Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Việc bàn hành các văn bản quy phạm pháp luật như kế hoạch, quyết định, nghị quyết là điều cần thiết và rất quan trọng ở mỗi địa phương. Trong năm, ở từng địa phương, cơ quan sẽ ban hành quyết định, nghị quyết về một những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ngay. Những văn bản quy phạm pháp luật này phải đảm bảo về chất lượng, ngôn ngữ, thể thức kỹ thuật trình bày văn bản, nội dung văn bản phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn tại địa phương.
Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do người đứng đầu địa phương soạn thảo nhằm báo cáo với cơ quan chức năng các nội dung gồm:
- Kết quả tổ chức triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đưọc sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
- Kết quả thực hiện Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương trong một quý, cả năm.
- Thực trạng thực hiện quy trình ban hành văn bản QPPL: về soạn thảo, lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc công báo, đưa tin văn bản QPPL và lưu trữ văn bản QPPL...
- Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản QPPPL: nguồn nhân lực tư pháp, đội ngũ văn phòng hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân, kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản QPPPL.
- Những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
- Một số kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật ở địa phương.
2. Mẫu báo cáo kết quả đánh giá thực trạng thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
UBND HUYỆN..... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số:......-BC/UBND | .........., ngày... tháng... năm... |
BÁO CÁO
Kết quả đánh giá thực trạng thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và kiến nghị đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng ban hành
văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện.................
Thực hiện Công văn số 246/UBND-TH ngày 17/01/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh........................ về việc báo cáo đánh giá thực trạng và kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật; Uỷ ban nhân dân huyện...................... báo cáo kết quả đánh giá thực trạng và kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật với các nội dung như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG
VẤN BAN QUỲ PHẠM PHÁP LUẬT
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
1.Kết quả tổ chức triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đưọc sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
a) Ban hành văn bản tổ chức triển khai thực hiện 02 luật
Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 30/3/2016 Tổ chức triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số văn bản luật có hiệu lực trong năm 2016; Kế hoạch số 1851/KH-UBND ngày 09/12/2017 của UBND huyện về tổ chức tập huấn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Kế hoạch số 1823/KH-UBND ngày 28/9/2020 của UBND huyện về Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện...........................; Kế hoạch số 2166/KH-UBND ngày 30/10/2020 của UBND huyện về về việc tập huấn nghiệp vụ về công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và triển khai Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã ban hành 11 kế hoạch rà soát, tự kiểm tra và kiểm tra văn bản do HĐNDUBND cấp huyện và cấp xã ban hành, kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND huyện ban hành theo quy định.
Ngoài ra, UBND huyện còn ban hành các Công văn hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trong công tác soạn thảo văn bản nhằm nâng cao chất lượng ban hành văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
b) Tổ chức quán triệt nhiệm vụ thực hiện và phổ biến nội dung của Luật
Ngay sau khi 2 Luật có hiệu lực, UBND huyện đã tổ chức triển khai sâu rộng tới thủ trưởng và cán bộ các cơ quan, đơn vị của huyện, cán bộ chủ chốt và công chức chuyên môn các xã, thị trấn, kết quả đã tổ chức 2 hội nghị triển khai tại huyện với tổng số 225 lượt người tham gia.
Uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp cùng Sở Tư pháp tổ chức 02 hội nghị tập huấn nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của HĐND-UBND; nghiệp vụ xây dựng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và triển khai luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho 135 người tham gia (đối tượng là lãnh đạo, công chức phụ trách các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và lãnh đạo,công chức Tư pháp - hộ tịch, công chức văn phòng thống kê các xã, thị trấn.
Biên soạn tài liệu phổ biến, tập huấn 360 quyển tài liệu tuyên truyền cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện; cấp phát 150 cuốn Luật ban hành văn bản QPPL cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan, ban, ngành huyện và các xã, thị trấn để nghiên cứu và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Kết quả thực hiện Luật Ban hành VBQPPL
a) Kết quả lập đề nghị xây dựng VBQPPL: số lượng và đánh giá chất lượng các đề nghị xây dựng văn bản
Từ 01/7/2016 đến 31/12/2023, HĐND-UBND huyện........................ đã ban hành 52 văn bản QPPL, trong đó có 35 Quyết định của UBND huyện và 17 Nghị quyết của HĐND huyện.
Từ 01/7/2016 đến 31/12/2023, HĐND-UBND cấp xã ban hành 81 văn bản QPPL và tổ chức triển khai thực hiện (trong đó 42 Nghị quyết của HĐND và 39 văn bản của UBND).
Các văn bản do HĐND-UBND huyện đã ban hành đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và mang tính khả thi cao.
b) Kết quả soạn thảo văn bản trình ban hành và ban hành văn bản theo thẩm quyền: số lượng và chất lượng văn bản đã soạn thảo và ban hành
Từ 01/7/2016 đến 31/12/2023, HĐND-UBND huyện.................. đã soạn thảo văn bản và văn bản ban hành theo thẩm quyền được 52 văn bản QPPL, trong đó có 35 Quyết định của UBND huyện và 17 Nghị quyết của HĐND huyện.
Các cơ quan được giao soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình HĐND, UBND huyện thông qua, ban hành đều đảm bảo về chất lượng, ngôn ngữ, thể thức kỹ thuật trình bày văn bản, nội dung văn bản phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn tại địa phường.
c) Kết quả rà soát, tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL.
Hàng năm chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chủ trì tham mưu cho HĐND, UBND huyện thông qua, ban hành được 73 văn bản còn hiệu lực đến thời điểm rà soát; qua rà soát đề nghị thay thế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với 10 văn bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương đến nay đã thực hiện xong.
Chỉ đạo Phòng Tư pháp thường xuyên kiểm tra, tự kiểm tra được 34.625 văn bản do HĐND, UBND huyện ban hành và kiểm tra 16.816 văn bản do HĐND-UBND cấp xã ban hành.
Qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát văn bản đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động thực hiện các kiến nghị sau rà soát, kết quả đã sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản QPPL không phù hợp. hàng năm thực hiện ban hành quyết định công bố văn bản hết hiệu lực một phần, văn bản hết hiệu lực toàn bộ trên địa bàn huyện đảm bảo thời gian quy định.
Thực hiện kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ năm 20...-20... trên địa bàn huyện, đến nay Uỷ ban nhân dân huyện đã công bố 19 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực đến ngày 31/12/20...
d) Đánh giá quy trình xây dựng văn bản QPPL theo quy định của Luật
- Về nội dung: các văn bản QPP do HĐND-UBND huyện ban hành đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ với các văn bản khác và tình hình thực tiễn ở địa phương, mang tính khả thi cao.
- Về hình thức: các văn bản QPPL do HĐND-UBND huyện ban hành đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.
II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL
1. Thực trạng thực hiện quy trình ban hành văn bản QPPL
a) Về lập, thông qua chương trình
Việc lập và thông qua chương trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm xác định những vấn đề cần giải quyết trong năm ở địa phương, tạo sự chủ động cũng như góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hàng năm, UBND huyện đều xây dựng chương trình ban hành văn bản do các cơ quan, đơn vị tham mưu và thông qua chương trình ban hành văn bản của HĐND-UBND trong kỳ họp của HĐND, UBND.
b) Về soạn thảo, lấy ý kiến vào dự thảo VBQPPL
Đối với cấp huyện: Trong những năm qua, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND-UBND đã tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Hàng năm, UBND huyện phân công cho các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình HĐND và UBND huyện. Tuy nhiên, từ việc phân biệt không rõ ràng giữa văn bản QPPL và các văn bản khác do đó việc tham mưu soạn thảo các văn bản QPPL cho HĐND, UBND huyện của một số cơ quan, đơn vị còn chậm; việc tham mưu cho HĐND-UBND trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề có tính chất chiến lược, lâu dài còn chưa nhiều; số lượng văn bản Quy phạm pháp luật đăng ký ban hành theo các chương
trình đạt tỷ lệ thấp vì nhiều lý do (chờ hướng dẫn của UBND tỉnh); Các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND-UBND huyện ban hành đều có sự tham gia góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là sự tham gia phản biện của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động tham gia ý kiến.
c) Về thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do UBND ban hành và thẩm tra các Nghị quyết do HĐND ban hành ở địa phương được quan tâm và thực hiện đúng quy trình, quy định. 100% các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND thông qua đều có ý kiến thẩm tra của các ban HĐND huyện và ý kiến thẩm định của phòng Tư pháp. Đối với các văn bản QPPL của UBND huyện ban hành đều có ý kiến thẩm định của cơ quan Tư pháp; nội dung báo cáo thẩm định ngày càng chi tiết, khoa học đảm bảo chính xác, chất lượng, khách quan; các ý kiến thẩm định đã được cơ quan soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu. Chính vì vậy chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND-UBND ban hành ngày càng được nâng cao cả về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, một số dự thảo văn bản gửi thẩm định chưa tuân thủ đúng quy định về hồ sơ, thời hạn thẩm định nên làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định.
d) Về thông qua hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Việc thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND-UBND về cơ bản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định.
Đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND huyện, việc thông qua dự thảo văn bản QPPL được tuân theo trình tự: Đại diện UBND huyện trình bày dự thảo, đại diện ban HĐND được phân công trình bày báo cáo thẩm tra, đại biểu HĐND huyện thảo luận và thông qua Nghị quyết, Chủ tịch HĐND ký xác thực Nghị quyết.
Đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND được thông qua theo trình tự: Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo, cơ quan Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định, UBND huyện thảo luận thông qua dự thảo và Chủ tịch UBND huyện thay mặt UBND ký ban hành.
Đối với các văn bản QPPL của UBND các xã, thị trấn cơ bản tuân theo trình tự thủ tục ban hành văn bản QPPL.
đ) Việc đăng công báo, đưa tin văn bản QPPL
Các văn bản QPPL do HĐND-UBND huyện đều được đăng tải trên Trang thông tin điện tử huyện và được gửi tới các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan và tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với các xã, thị trấn việc niêm yết các văn bản nói chung cơ bản được thực hiện thường xuyên, các văn bản có tính chất quan trọng, liên quan đến nhân dân trên địa bàn đều được niêm yết tại trụ sở HĐND-UBND các xã, thị trấn.
e) Việc lưu trữ VBQPPL
Công tác lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo theo quy định và các hướng dẫn liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm và rà soát văn bản được thuận lợi.
3. Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
a) Kết quả tự kiểm tra
Công tác tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của HĐNDUBND được UBND huyện tiến hành thường xuyên theo định kỳ 1 năm một lần, ngoài ra huyện còn tiến hành tự kiểm tra, rà soát đột xuất theo từng lĩnh vực theo chỉ đạo của các cơ quan cấp trên. Qua qua trình tự kiểm tra các văn bản do HĐND-UBND huyện ban hành từ năm 2016 đến nay đã đạt được những kết quả nhất định như: Chất lượng ban hành các văn bản do HĐND-UBND huyện ban hành ngày càng được nâng cao cả về hình thức và nội dung; không còn tình trạng vi phạm thẩm quyền ban hành hoặc văn bản có nội dung trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên; hình thức ban hành văn bản phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; nội dung các văn bản đã điều chỉnh một cách cơ bản các mối quan hệ xã hội, phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và các xã, thị trấn hầu hết việc tự kiểm tra văn bản của cơ quan đơn vị mình là chưa thực hiện được.
b) Đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra văn bản QPPL
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do HĐND-UBND cấp xã ban hành được tiến hành thường xuyên, định kỳ, kịp thời phát hiện những nội dung chưa đúng quy định của pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng. Qua đó, đánh giá được hiệu quả trong việc áp dụng các văn bản trên thực tế để kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, đình chỉ hoặc thay thế văn bản không còn phù hợp, văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Mặt khác, thông qua công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các xã, thị trấn ban hành nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định pháp luật.
Tuy nhiên, số lượng văn bản hành chính do HĐND, UBND các xã ban hành khối lượng lớn, nên việc kiểm tra để xác định văn bản có chứa QPPL còn hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm tra.
4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản QPPPL
a) Nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật
* Đội ngũ công chức Tư pháp
- Tại cấp huyện: phòng Tư pháp được giao 04 biên chế, hiện có mặt làm việc tại đơn vị là 04. Trong đó: Trình độ Đại học Luật 04 đ/c. Phòng Tư pháp đã phân công cho 01 công chức phụ trách tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện triển khai, thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện.
- Đối với cấp xã toàn huyện có 31 công chức Tư pháp - Hộ tịch tại 17 xã, thị trấn. Trong đó trình độ đại học Luật là 23 công chức, Trung cấp pháp lý 08 công chức. Mỗi xã, thị trấn cử 01 công chức Tư pháp - hộ tịch tham mưu cho UBND xã, thị trấn thực hiện công tác xây dựng, tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn xã, thị trấn.
* Đội ngũ làm công tác xây dựng văn bản ở các cơ quan khác
- Văn phòng HĐND-UBND huyện: Đội ngũ làm công tác xây dựng văn bản của HĐND-UBND huyện gồm 3 đồng chí có trình độ Đại học trở lên. Trong công tác xây dựng văn bản cán bộ làm công tác xây dựng văn bản của HĐND, UBND huyện luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực và nhiệt tình trong công tác, tham mưu kịp thời cho thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện trong quá trình xây dựng, thông qua và ban hành văn bản QPPL.
- Văn phòng thống kê cấp xã: Hiện nay trên địa bàn huyện có 17/17 xã, thị trấn có công chức Văn phòng - Thống kê, trong đó có 13 đồng chí có trình độ Đại học, cao đẳng 01 đồng chí, trùn cấp 03 đồng chí. Nhìn chung, đội ngũ làm công tác xây dựng văn bản của cấp xã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
b) Kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL
Hàng năm, UBND huyện quan tâm bố trí kinh phí cho công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.
III. TỒN TẠI HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại hạn chế
Việc đăng ký chương trình xây dựng văn bản QPPL của một số cơ quan còn chậm, một số văn bản ban hành còn chưa đảm bảo tiến độ...
Một số cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã chưa chủ động trong việc tự kiểm tra rà soát văn bản QPPL do cơ quan, đơn vị tham mưu cho HĐND, UBND huyện ban hành, HĐND, UBND cấp xã ban hành để kịp thời kiến cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thể để phù hợp các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn tại địa phương.
Kinh phí phục vụ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ở cấp cấp xã chưa được bố trí; do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ sử dụng, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức còn hạn chế nên việc khai thác dữ liệu gặp khó khăn.
2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
2.1. Nguyên nhân chủ quan
Một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, cập nhật các văn bản, hướng dẫn xây dựng văn bản QPPL dẫn đến việc tham mưu ban hành văn bản còn chậm so với yêu cầu, đối với cấp xã chưa xây dựng văn bản QPPL khi được Luật giao (Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở giao cấp xã xây dựng quy chế tuy nhiên chưa thực hiện trong năm 20...).
Các cơ quan, đơn vị trong địa bàn huyện chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, tham gia vào ý kiến các dự thảo văn bản QPPL do ngành khác tham mưu.
2.2. Nguyên nhân khách quan
Hiện nay, HĐND và UBND cấp huyện, xã theo quy định của Luật chỉ được ban hành văn bản QPPL khi được Luật giao hoặc được giao trong Nghị quyết của UBTVQH. Trong khi đó, xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã cũng cần thiết phải ban hành văn bản quy định những biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình và những nội dung này cũng được giao trong các văn bản QPPL khác của Chính phủ, bộ, ngành; ngoài ra nội dung của những văn bản này có thể có đầy đủ những yếu tố đặc trưng của QPPL quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL (là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp huyện, cấp xã) khó khăn trong công tác ban hành văn bản QPPL tại địa phương.
Phần thứ hai
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật theo hướng giao thẩm quyền cho cấp huyện, cấp xã ban hành văn bản QPPL khi được giao trong các văn bản QPPL của cấp trên như (Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ, ngành) để thuận lợi trong quá trình ban hành văn bản QPPL để thực hiện công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
Trên đây là Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện............../.
Nơi nhận: - UBND tỉnh (B/c); - Sở Tư pháp (B/c); - TT. Huyện ủy (B/c); - TT. HĐND huyện; - Chủ tịch UBND huyện; - Các cơ quan, ban, ngành huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VT. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN (Đã ký) |
Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Biểu mẫu: Thủ tục hành chính của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các quy định về ANTT trong cơ sở kinh doanh 2024
Báo cáo tổng kết công tác thực tập sư phạm năm học 2023-2024
Báo cáo công tác chuẩn bị Tết Nguyên Đán 2024
Báo cáo kết quả Tết trồng cây 2024 mới nhất (9 mẫu)
Báo cáo tổng kết chi bộ nông thôn năm 2024
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật mới nhất 2024
Mẫu báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động năm 2024
Mẫu báo cáo về việc tình hình và kết quả học tập năm học 2024-2025
Gợi ý cho bạn
-
Lời phát biểu giao nhiệm vụ cho đảng viên mới 2024 mới nhất
-
Mẫu giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã mới nhất 2024
-
Mẫu giấy mời dự Đại hội Chi bộ 2024
-
Mẫu biên bản bầu Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ 2024 mới nhất
-
10 mẫu Nội quy phòng cháy chữa cháy 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu số liệu thống kê về người khuyết tật và tình hình trợ giúp người khuyết tật cấp xã
Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác thực tế
Mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản chứng khoán
Mẫu đề xuất phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân
Mẫu sổ đăng ký chấm dứt giám hộ
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả chất lượng nước sạch
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến