Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam (cập nhật mới nhất 2024)

Tải về

Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam nhằm giúp người dân hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, nâng cao ý thức chấp hành luật và thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày 9 -11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội... Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam dưới đây dành cho các cơ quan, tổ chức nhằm tuyên truyền đến người dân ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam.

Dưới đây là 8 mẫu Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam, kịch bản tuyên truyền pháp luật, Bài tuyên truyền ngày pháp luật trong trường học, Bài tuyên truyền pháp luật cho học sinh Tiểu học, THCS, THPT,... dành cho các cơ quan, tổ chức, trường học các cấp nhằm có một bài tuyển truyền ấn tượng, thực sự truyền tải được thông điệp, ý nghĩa của ngày pháp luật Việt Nam.

1. Bài tuyên truyền ngày pháp luật là gì?

Bài tuyên truyền ngày pháp luật được trình bày tại buổi phát động hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 9/11 hằng năm tại các nhà trường, khu dân cư địa phương nhằm giúp cán bộ, công chức viên chức, học sinh, sinh viên và toàn thể nhân dân biết và có những hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật. Thông qua các chương trình, hoạt động nhân ngày pháp luật Việt Nam đã tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, giúp mọi tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và thực thi, bảo vệ pháp luật; góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo và văn minh.

Như vậy, nội dung bài tuyên truyền ngày pháp luật cần ngắn gọn, ngôn từ súc tích, mạch lạc, bao gồm nội dung chính gồm:

  • Giải thích ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Ý nghĩa của Ngày pháp luật với mục tiêu tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục tinh thần thương tôn pháp luật cho mọi công dân.
  • Giới thiệu về chủ đề của ngày pháp luật năm nay, từ đó khái quát một số hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật, góp phần đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ pháp luật trở thành công việc tự thân, thói quen hằng ngày của cán bộ, người lao động, học sinh, sinh viên và toàn thể người dân. Các hoạt động, chương trình nên phù hợp với lứa tuổi, công việc của mỗi chủ thể tiếp nhận thông tin. Ví dụ: Học sinh tuyên truyền về luật an toàn giao thông, phòng, chống bạo lực học đường, luật an ninh mạng...
  • Những câu khẩu hiệu kêu gọi toàn dân sống, học tập, làm viêc theo pháp luật, không vi phạm pháp luật.
  • Một số nội dung luật cơ bản, ngắn gọn, dễ nhớ, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của từng đối tượng được tuyên truyền để mọi người nhớ và tuân thủ...

2. Ý nghĩa ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Ngày 9/11 hằng năm được chọn là ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đồng thời nâng cao nhận thức của toàn dân về vai trò quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội.

Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Qua các hoạt động kỷ niệm nhân ngày Pháp luật, người dân được giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cả xã hội.

Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 cũng là dịp để đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong cả nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn công tác này. Đồng thời, ngày pháp luật Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp và tổ chức.

Nhằm giúp tôn vinh pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội nhân dịp ngày Pháp luật Việt Nam 9/11. Hoa Tiêu xin gửi đến bạn các bài tuyên truyền với ý nghĩa hết sức thiết thực dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

3. Bài tuyên truyền hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam năm 2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN CỦA HỌC SINH

HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 20...

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Các bạn học sinh yêu quý!

Trật tự, an ninh, an toàn trường học luôn là mong ước hàng ngày của chúng em mỗi khi cắp sách tới trường để học tập và rèn luyện. Để xây dựng được môi trường lành mạnh: Trường học thân thiện, an toàn thì đồng thời có sự tạo điều kiện của các bác lãnh đạo; sự dạy bảo của các thầy giáo, cô giáo, mỗi học sinh chúng em đều phải có trách nhiệm đóng góp một phần.
Trong thời gian qua chúng em đã thực hiện nghiêm túc nội quy, nhiệm vụ học sinh, các quy định về trật tự trường học, các quy tắc ứng xử trong nhà trường và nơi công cộng. Chúng em tích cực tham gia các hoạt động tự quản để bảo vệ an ninh trường học như: Sắp xếp phương tiện đến trường ngay ngắn tại các vị trí quy định; đội xung kích tự quản của liên đội thường xuyên tham gia kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xếp loại, đánh giá thi đua các chi đội trong việc thực hiện nề nếp, kỉ cương, an toàn trường học; luôn đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện; ứng xử thanh lịch, văn minh với thầy giáo, cô giáo, nhân viên, bạn bè và khách đến thăm trường.

Nhân buổi lễ phát động Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm nay, chúng em, 400 bạn học sinh trong toàn trường sẽ luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tự giác học tập và rèn luyện để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về pháp luật, luôn có ý thức trong việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật;

2. Tiếp tục thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, các quy tắc ứng xử trong nhà trường, nơi công cộng; thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh;

3. Vận động tuyên truyền người thân trong gia đình, trong cộng đồng nơi chúng em cư trú để tất cả mọi người cùng tham gia hưởng ứng, thực hiện đúng Hiến pháp, Pháp luật;

4. Thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

Thông qua Ngày Pháp Luật chúng em đã hiểu rõ thêm về Hiến pháp, Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Chúng em sẽ luôn cố gắng phấn đấu để sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, góp phần tạo môi trường cuộc sống an lành, văn minh và hạnh phúc.

4. Bài tuyên truyền pháp luật trong trường học

Kính thưa quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến!

Ngày 09 -11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội...

Ở nước ta, ngày 09-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 09-11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01-01-2013). Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.Ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam Việc Quốc hội thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nhằm nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, cán bộ công chức trong thực thi pháp luật vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước là vô cùng cần thiết. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Trên cơ sở tìm hiểu, vận dụng pháp luật, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, góp ý, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân… Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sau đây mời quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em cùng theo dõi chương trình của Ban tuyên truyền nhà trường./.

Chúng ta hãy nhớ khẩu hiệu 5K để chung sức đồng lòng chống dịch Covid nhé!

Học sinh:

+ Việc các em cần làm gì để đẩy lùi dịch Covid 19

+ Và các em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn.

Các em hãy trả lời thật nhanh đáp án chụp lên zalo nhóm lớp cho cô giáo CN nhé.

Chúc các em mạnh khoẻ và học tập tốt

5. Bài tuyên truyền pháp luật cho học sinh THCS

BÀI TUYÊN TRUYỀN

“NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM” (09/ 11/ 1946 - 09/ 11/ 20...)

Kính thưa các các thầy cô giáo!

Kính thưa các bậc phụ huynh!

Cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Ngày 9 tháng 11 năm 1946 là thời khắc lịch sử trọng đại, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, được Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa I thông qua. Sự kiện này mở ra một nền lập pháp Việt Nam thời đại mới với tư tưởng "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phản ánh cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới là quản lý xã hội bằng pháp luật, trên cơ sở đó tạo nền tảng để từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày 9 tháng 11 với ý nghĩa trọng đại, mang tính biểu tượng sâu sắc đó đã được Đảng, Nhà nước lựa chọn là "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Điều đó được ghi nhận trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, khẳng định giá trị, vai trò của Hiến pháp, pháp luật đối với đời sống xã hội, lan tỏa tinh thần dân chủ - pháp quyền, ý thức chấp hành pháp luật, nhắc nhở chúng ta sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013). Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Năm 20... là năm thứ ... cả nước thực hiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người, góp phần xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người, qua đó xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội. Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng triển khai trong thời gian tới; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.

Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việcb đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

6. Bài tuyên truyền pháp luật cho học sinh Tiểu học

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật luôn được trường Tiểu học ................ chú ý. Thông qua những hình thức tuyên truyền pháp luật gần gũi, dễ hiểu đã giúp các em thêm hiểu biết pháp luật và hành xử đúng mực.

Từ nhiều năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong đó tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Tháng 9 hàng năm được lấy làm “Tháng cao điểm An toàn giao thông”. Nhà trường tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết về việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; phối hợp triển khai thực hiện chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học. Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, thanh thiếu niên được nhà trường chú trọng đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức như: ngoại khóa, hội thi, sân khấu hóa diễn tiểu phẩm,... để tuyên truyền các quy định pháp luật về: an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, ma túy, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em,...

Năm học 2021- 2022 oo dịch bệnh kéo dài, các con không đến trường nên trường Tiểu học ................ cũng linh hoạt thay đổi hình thức thực hiện. Khuyến khích các lớp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT bằng hình thức trực tuyền, online. Giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh các kỹ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi ngồi trên các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,...

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất, tinh thần và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu từ môi trường xã hội. Chính vậy việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh cần được gia đình, nhà trường và chính quyền các cấp chú trọng. Thông qua những hình thức tuyên truyền pháp luật gần gũi, dễ hiểu giúp học sinh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo./.

7. Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam ý nghĩa

Với mục tiêu tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho Nhân dân, Quốc hội đã lấy ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với dấu mốc là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ pháp luật trở thành công việc tự thân, thói quen hằng ngày của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Thành phố, đồng thời tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội về tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, trở thành nhiệm vụ thường xuyên; nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân Thủ đô trong chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam cũng là để tổng kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Chủ đề Ngày Pháp luật năm 2020 là “ Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2020, các cấp, các ngành Thành phố Hà Nội nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp đẩy lùi đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực chào mừng Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” và đưa ra 12 khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gồm:

“Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam”

“Chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”

“Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu và yêu cầu trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp”

“Tích cực cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp”

“Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật”

“ Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng là trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân Thủ đô”

“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – TẬN TÌNH – THÂN THIỆN”

“Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô nói không với tiêu cực”

“Nhân dân Thủ đô quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19”

“ Mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật trong cộng đồng dân cư”

“ Nhân dân Thủ đô quyết tâm giữ gìn, bảo vệ môi trường Thủ đô xanh - sạch - đẹp”

“ Xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

8. Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam 2024

Cơ sở pháp lý của Ngày Pháp luật

Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 nhưng tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 – Ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật); đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Cụ thể hóa Điều 8, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, ngày 04 tháng 04 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013/NĐ-CP) theo đó, nội dung, hình thức; trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được cụ thể hóa tại Chương 2 của Nghị định.

Nội dung tổ chức Ngày Pháp luật, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP: Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, bao gồm: Mít tinh; hội thảo; tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Mục đích, ý nghĩa của ngày Pháp luật, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn của pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, công bằng và dân chủ. Tổ chức Ngày Pháp luật góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và trở thành một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc nâng cao mạnh mẽ nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân, thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ cương, pháp luật; là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp nhận, chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi ngư¬ời. Bởi thế, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm động viên toàn dân đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật.

Đối với việc thi hành pháp luật, tổ chức Ngày Pháp luật nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng, thống nhất; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa cần phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các thói quen ứng xử theo pháp luật của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời khi có áp lực từ bên ngoài. Lối sống theo pháp luật đòi hỏi trình độ nhận thức pháp luật, nhận thức về sự cần thiết và giá trị xã hội của pháp luật từ phía các cá nhân; ý thức tự nguyện, từ những lợi ích, từ mức độ hài lòng của dân chúng vào hệ thống pháp luật mà họ được thụ hưởng, từ thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Ngày Pháp luật được tổ chức với ý nghĩa đó.

Chủ đề, khẩu hiệu Ngày Pháp luật

Chủ đề, “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp”.

Khẩu hiệu: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “Tích cực tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân”; “Đẩy mạnh cải cách hành chính bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp”; “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp”; “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân”; “Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật, hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp”; “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo công khai, minh bạch, chống nhũng nhiễu, tiêu cực”.5 3

Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nhân.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức "Ngày Pháp luật" hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình.

Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.”

Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 72 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta

Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:

Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

9. Bài tuyên truyền hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”

Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 20...

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông; tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với lứa tuổi thanh thiếu niên từ 15 -27 tuổi.

Tại Việt Nam trong những năm qua tai nạn giao thông đã luôn được kiềm chế và kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 9212 vụ tai nạn giao thông, 5221 người bị cướp đi mạng sống cùng với 6140 người bị thương tật do tai nạn giao thông. Điều đó ảnh hướng đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế và làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn, thân thiện trong mắt bạn bè, đối tác.

Ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” trên toàn cầu. Năm 2022 (20/11/2022) với chủ đề trọng tâm là thực thi pháp luật về ATGT và xây dựng văn hóa giao thông an toàn là năm thứ 11 Việt Nam cùng thế giới tổ chức các hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông để bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Đây cũng là cơ hội để mỗi chúng ta nhắn nhủ tới chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống. Đồng thời cũng dịp để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật trật tự an toàn giao thông như: đã uống rượu, bia – không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; thắt dây an toàn trên ô tô, không sử dụng điện thoại khi lái xe; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường, giữ khoảng cách an toàn; bảo vệ sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông…

Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông để xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn. Và hơn hết, chính mỗi bậc phụ huynh, mỗi thầy cô giáo, mỗi cá nhân, tổ chức phải làm những tấm gương mẫu mực về thực thi quy định pháp luật về ATGT và xây dựng văn hoá giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân với cộng đồng khi tham gia giao thông và luôn nhớ nghĩa vụ bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em. Hãy vì niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống!

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người Việt Nam, hãy vì sự phát triển bên vững của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, phải tự giác chấp hành các quy định về an toàn giao thông để ngăn chặn thảm họa tai nạn giao thông.

Vì sự an toàn trên mọi con đường! Vì hạnh phúc của mọi người! Tưởng nhớ người đi – Vì người ở lại!

10. Kịch bản tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam 9/11

Tại đây là một mẫu kịch bản tuyên truyền với sự dẫn dắt của 2 MC nhân ngày ngày pháp luật Việt Nam 9/11. Mời các bạn cùng tham khảo.

NAM: "Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11"

NỮ: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật";

NAM: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước";

NỮ: "Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh";

NAM: "Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật";

NỮ: "Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân";

NAM: "Nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của nhân dân"

NAM: Kính thưa đồng bào, đồng chí và các bạn

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

NỮ

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

NAM

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

NỮ

Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

NAM: Kính thưa đồng bào, đồng chí và các bạn

Ngày Pháp luật năm ....... với Chủ đề:" Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân". Ngày pháp luật năm nay được các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tổ chức triển khai với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm chào mừng sự kiện đặt biệt này như: Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật; phổ biến về mục đích, ý nghĩa, nội dung, chủ đề Ngày Pháp luật năm 20… bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị, hội thi, tuyên truyền cổ động trực quan; diễn tiểu phẩm, chiếu bóng về pháp luật trong các đợt biễu diễn lưu động; tư vấn pháp luật miễn phí; cấp phát tài liệu pháp luật như sách, tờ gấp, sổ tay pháp luật, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh trên Internet, tổ chức cuộc thi cán bộ, công chức, viên chức tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng….

NỮ: Điểm nổi bật trong chuỗi hoạt động Ngày pháp luật năm nay là tổ chức Ngày hội công nhân với pháp luật diễn ra vào chủ nhật (ngày...........) tại................; với nhiều nội dung như tổ chức mít tinh, biểu diễn văn nghệ, đố vui pháp luật, gắn giỏ pháp luật, tư vấn pháp luật; giới thiệu việc làm, chơi trò chơi dân gian, bán hàng giảm giá, phát quà tặng ,....cho công nhân. Đây là dịp để công nhân có cơ hội cập nhật kiến thức pháp luật, mua hàng giảm giá và có sân chơi lành mạnh, bổ ích sau những ngày làm việc.

NAM: Ngày Pháp luật 9/11/20...... tiếp tục là một điểm nhấn cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển biến mới cho công tác này để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và tổ chức trong thực hành "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

NHẠC

NAM: "Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11"

NỮ: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật";

NAM: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước";

NỮ: "Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh";

NAM: "Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp và pháp luật";

NỮ: "Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân";

NAM: "Nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của nhân dân"

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu tới các bạn Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam mới nhất năm 2024

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 21.677
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm