Mẫu bản thuyết minh cuộc thi sáng tạo 2024 mới nhất

Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết mẫu bản thuyết minh cuộc thi sáng tạo dành cho thiếu niên, nhi đồng để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua mẫu bản thuyết trình này các bạn có thể lập được bản thuyết trình cho riêng mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bản thuyết trình tại đây.

Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh được tổ chức mỗi năm một lần nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng trên khắp cả nước; đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai. Dưới đây là Thể lệ cùng Bài thuyết trình sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng để các em tham khảo để chuẩn bị cho cuộc thi một cách hiệu quả nhất.

1. Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 19 năm 2023

Điều 1. Tôn chỉ, mục đích

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 19 (Năm 2023) (Sau đây gọi tắt là Cuộc thi) nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Điều 2. Cơ quan Tổ chức và phối hợp

1. Các cơ quan tổ chức:

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

2. Các cơ quan phối hợp:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Tài chính;

- Đài Truyền hình Việt Nam.

Điều 3. Ban chỉ đạo, ban tổ chức, đơn vị thường trực

1. Ban Chỉ đạo gồm đại diện của các cơ quan sau:

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Tài chính;

- Đài Truyền hình Việt Nam;

- Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).

2. Ban Tổ chức gồm đại diện của các cơ quan sau:

- Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC);

- Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam;

- Hội đồng Đội Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

- Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường; Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Vụ Tài chính - Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính.

Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Cuộc thi được thành lập hàng năm.

3. Đơn vị thường trực:

- Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC);

- Hội đồng Đội Trung ương.

Điều 4. Đối tượng dự thi

Các em thanh, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước từ 6 đến 18 tuổi đều có quyền dự thi (các em có ngày sinh từ 31/7/2005 đến 31/7/2017 ). Khuyến khích các em nhỏ tuổi, các em ở miền núi, biên giới, hải đảo, dân tộc ít người tham gia.

Điều 5 . lĩnh vực dự thi

Các mô hình, sản phẩm dự thi thuộc các lĩnh vực sau đây:

1. Đồ dùng dành cho học tập.

2. Phần mềm tin học.

3. Sản phẩm thân thiện với môi trường.

4. Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em.

5. Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Điều 6. YÊU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI DỰ THI

1, Các đề tài dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo.

2, Đề tài dự thi yêu cầu phải có mô hình. Mô hình, sản phẩm dự thi phải được thực hiện theo đúng ý tưởng của người dự thi.

3, Mô hình, sản phẩm dự thi được làm từ vật liệu, nguyên liệu sẵn có và không nguy hại, là các mô hình thông minh, hữu ích, dụng cụ đa năng, các thiết bị máy móc, rô bốt, thiết bị tự động hoá, sản phẩm tin học, phần mềm điều khiển trong các lĩnh vực nêu tại Điều 5 của Thể lệ này.

4. Mô hình, sản phẩm bắt buộc phải có một bản thuyết minh, hình ảnh kèm theo. Bản thuyết minh phải nêu rõ ý tưởng sáng tạo, phương pháp, vật liệu chế tạo, cách sử dụng vận hành, tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng.

5. Mô hình, sản phẩm có kích thước không quá 0,5m x 0,5m x 0,5m và nặng dưới 10kg thì gửi cho ban tổ chức, nếu kích thước mô hình, sản phẩm lớn hơn 0,5m x 0,5m x0,5m và nặng hơn 10kg được gửi bằng video clip ( Video clip phải thể hiện rõ quá trình lắp ráp, vận hành của sản phẩm ). Ban tổ chức không hoàn trả lại mô hình, sản phẩm dự thi cho các tác giả .

Điều 7. Yêu cầu đối với người dự thi

1. Người dự thi có độ tuổi quy định tại Điều 4 của Thể lệ này;

2. Người dự thi có thể thi theo cá nhân hoặc theo nhóm, tập thể (trường hợp có nhiều tác giả tham gia, chỉ được ghi trong phiếu dự thi t ối đa 05 tác giả );

3. Đối với lĩnh vực phần mềm tin học:

- Nếu là website hoặc hệ thống mạng riêng phải triển khai trước và ban giám khảo có quyền truy cập vào được (ghi trong bản thuyết minh).

- Nếu là các phần mềm chạy độc lập trên máy tính phải đóng gói sản phẩm đầy đủ các thành phần dưới dạng bộ cài đặt.

- Nếu là các ứng dụng trên nền tảng android, ios phải kèm theo phiên bản chạy được trên phần mềm giả lập trên máy tính hoặc có video giới thiệu.

- Nếu sản phẩm có sử dụng các thư viện có sẵn (miễn phí hoặc có phí) của bên thứ 3 thì phải có bản quyền và kê khai đầy đủ trong bản thuyết minh dự thi.

4. Người dự thi phải làm phiếu tham dự Cuộc thi (theo mẫu).

Điều 8 . Hồ sơ tham dự Cuộc thi

Hồ sơ gồm có:

1. Phiếu đăng ký tham dự Cuộc thi (theo mẫu).

2. Mô hình, sản phẩm, video dự thi.

3. Bản thuyết minh theo nội dung ghi tại điểm 4 Điều 6.

4. Ảnh tác giả: mỗi tác giả gửi 2 ảnh 4 cm x 6 cm, ghi rõ thông tin ở mặt sau.

5. Bản sao giấy khai sinh của người dự thi.

Điều 9. Giải thưởng

01 giải Đặc biệt trị giá: 20.000.000 đồng và Huy chương vàng;

05 giải Nhất, mỗi giải trị giá: 15.000.000 đồng và Huy chương vàng;

10 giải Nhì, mỗi giải trị giá: 10.000.000 đồng và Huy chương bạc;

30 giải Ba, mỗi giải trị giá: 8.000.000 đồng và Huy chương đồng;

60 giải Khuyến khích, mỗi giải: 5.000.000 đồng;

Ban chỉ đạo được quyền điểu chỉnh số lượng giải giữa các lĩnh vực.

Các giải thưởng bao gồm tiền thưởng, Bằng khen và Huy chương vàng, bạc, đồng cho các tác giả đoạt giải đặc biệt, nhất, nhì, ba; tiền thưởng và Bằng khen cho tác giả đoạt giải khuyến khích; các tác giả đoạt giải đặc biệt, giải nhất sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen và được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo; Các tác giả đoạt giải nhì, giải ba sẽ được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng bằng khen. Ngoài ra, các đề tài đoạt giải cao sẽ được đề xuất chọn đi dự Triển lãm quốc tế các nhà sáng tạo trẻ (nếu Việt Nam có tham gia). Ngoài các giải thưởng nêu trên, các đơn vị, tổ chức khác có thể trao một số giải phụ (nếu có).

Ban Chỉ đạo Cuộc thi sẽ tặng bằng khen và phần thưởng cho các đơn vị và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Cuộc thi.

Điều 10. Thời gian Tổ chức

- Thời gian: Từ 12/2022 đến 12/2023.

- Phát động Cuộc thi: Tháng 12/2022.

- Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ dự thi: Hết ngày 31/7/2023 (Tính theo dấu bưu điện).

- Trưng bày triển lãm các đề tài dự thi: Tháng 11-12/2023.

- Tổ chức Lễ trao giải lần thứ 19: Tháng 11-12/2023.

Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ dự thi

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC):

Số 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.38226419

Email: info@vifotec.vn .

Website: www.vifotec.vn , www.vifotec.com.vn

Ban Tổ chức Cuộc thi các tỉnh, thành phố có trách nhiệm nhận hồ sơ dự thi, sơ tuyển và nộp hồ sơ hạn cuối là ngày 31/7/2023 cho Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc.

Ban tổ chức không nhận trực tiếp hồ sơ do các cá nhân gửi mà không thông qua Ban tổ chức của các tỉnh, thành phố. Trường hợp địa phương không có Ban tổ chức Cuộc thi thì người dự thi mới có quyền nộp trực tiếp hồ sơ, mô hình, sản phẩm cho Quỹ VIFOTEC.

Điều 12. Tổ chức Thực hiện

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp cùng với Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh, thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi và tổ chức thực hiện.

- Tuyên truyền vận động học sinh các trường học và thanh thiếu nhi trong tỉnh tham gia.

- Tiếp nhận các mô hình, sản phẩm và lựa chọn gửi cho Ban tổ chức Cuộc thi ở Trung ương.

2. Quỹ VIFOTEC và Hội đồng Đội Trung ương sau khi nhận được các mô hình và sản phẩm dự thi tổng hợp trình Ban Chỉ đạo Cuộc thi:

- Thành lập Hội đồng giám khảo chấm Giải thưởng.

- Tổ chức trưng bày triển lãm.

- Tổ chức Lễ trao giải thưởng Cuộc thi lần thứ 19 vào tháng 11 - 12 năm 2023.

Điều 13. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Khi các mô hình, sản phẩm dự thi có khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...). Các tác giả chủ động làm các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ. Ban Tổ chức sẽ hướng dẫn cho tác giả đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ theo qui định hiện hành.

Điều 14. Điều khoản thi hành

Bản Thể lệ này đã được Ban Chỉ đạo Cuộc thi xem xét thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa hợp lý, Ban Tổ chức tổng hợp trình Trưởng ban Chỉ đạo xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế./.

2. Form bản thuyết minh giải pháp cuộc thi sáng tạo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BẢN THUYẾT MINH GIẢI PHÁP DỰ THI

1. Tên giải pháp dự thi (Ghi như trong Phiếu đăng ký Cuộc thi)

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

2. Thuyết minh về ý tưởng sáng tạo của giải pháp dự thi

- Nêu lý do, hoàn cảnh nảy sinh ý tưởng làm mô hình, sản phẩm.

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

- Mô hình, sản phẩm sẽ đưa lại lợi ích gì.

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

3. Thuyết minh cách sử dụng và vận hành

- Thiết kế - lắp đặt.

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

- Cách sử dụng - vận hành.

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

* Lưu ý: Giải thích về nguồn gốc các vật liệu chế tạo, thiết bị được sử dụng để làm mô hình, sản phẩm. Khuyến khích sử dụng các phế liệu trong sinh hoạt gia đình, học tập, sản xuất …. để làm ra mô hình, sản phẩm.

4. Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Phải nêu được tính mới, tính sáng tạo của mô hình, sản phẩm thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau :

- Mô hình, sản phẩm là hoàn toàn mới;

- Có những chi tiết, bộ phận được cải tiến mới so với mô hình, sản phẩm đã có từ trước;

- Sử dụng vật liệu mới để làm ra sản phẩm …

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

5. Khả năng áp dụng: Thuyết minh về khả năng áp dụng của mô hình, sản phẩm vào phục vụ để làm gì: Học tập, sinh hoạt, đời sống, cải thiện môi trường…

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

TÁC GIẢ
(HOẶC ĐẠI DIỆN NHÓM)

Trên đây là những Mẫu bản thuyết minh cuộc thi sáng tạo 2024 mới nhất.

3. Mẫu thuyết minh cuộc thi sáng tạo 2023

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể những nội dung trong mẫu thuyết minh cuộc thi sáng tạo. Mời các bạn tham khảo.

MẪU THUYẾT MINH CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TỈNH
NĂM 2022 - 2023

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên: Viết ngắn gọn tên

2. Chủ đề:

Cho biết đề tài/ mô hình/ sản phẩm thuộc chủ đề nào dưới đây:

a. Đồ dùng học tập

b. Phần mềm tin học

c. Sản phẩm thân thiện với môi trường

d. Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em

e. Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

Mục tiêu của đề tài/ mô hình/ sản phẩm và kết quả dự kiến đạt được: Đề nghị nêu rõ mục tiêu và kết quả dự kiến, lưu ý nội dung chủ đề của Cuộc thi.

4. Địa điểm thực hiện: xã/phường/thị trấn, huyện và thị xã/thành phố nơi được tiến hành.

5. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/tổ chức tác giả:

Tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức/doanh nghiệp tác giả:

Địa chỉ:

Điện thoại: Email:

Tên tác giả chính của đề tài/ mô hình/ sản phẩm:

Điện thoại: Email:

Tên giáo viên hỗ trợ đề tài/ mô hình/ sản phẩm:

Điện thoại: Email:

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI/ MÔ HÌNH/ SẢN PHẨM

Mô tả chi tiết đề tài/ mô hình/ sản phẩm, ít nhất phải có những thông tin sau đây:

Mục tiêu:

- Nhằm giải quyết khó khăn, thách thức gì?

- Tại sao cần phải tìm giải pháp cho những khó khăn, thách thức đó?

- Nêu rõ mục đích chung và mục tiêu cụ thể (nếu có), phạm vi địa lý và cộng đồng dân cư mà đề tài/ mô hình/ sản phẩm sẽ tác động.

2. Nội dung đề tài/ mô hình/ sản phẩm:

- Nên có hình vẽ, hình ảnh (màu), hoặc VIDEO (không quá 3 phút) để minh họa.

- Cần nêu rõ các đặc điểm sau:

Tính mới:

- Vừa được làm ra hay chưa dùng hoặc dùng chưa lâu, còn giữ nguyên phẩm chất giá trị.

- Vừa có hay vừa xuất hiện chưa lâu (về mặt thời gian).

- Nêu rõ sự khác biệt của đề tài/ mô hình/ sản phẩm so với đề tài/ mô hình/ sản phẩm trước đó:

+ Tính năng của đề tài/ mô hình/ sản phẩm;

+ Quá tình chế tạo/vận hành đề tài/ mô hình/ sản phẩm

+ Công dụng, năng suất, chất lượng của "sản phẩm" được tạo ra từ mô hình/sản phẩm.

Tính sáng tạo:

- Tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.

- Tìm ra cái mới, các giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc cái đã có.

+ Sự “sáng tạo” mà đề tài/ mô hình/ sản phẩm đưa ra là gì?

+ Đề tài/ mô hình/ sản phẩm này có đưa ra hoặc áp dụng phương pháp tiếp cận mới hoặc cách làm nào mới không?

+ Đề tài/ mô hình/ sản phẩm có giúp phát triển sản phẩm mang tính sáng tạo không?

+ Những sản phẩm, dịch vụ hay cách tiếp cận này của đề tài/ mô hình/ sản phẩm khác với những sản phẩm, dịch vụ và cách tiếp cận khác như thế nào? (Lưu ý: tính sáng tạo của đề tài/ mô hình/ sản phẩm có thể được xem xét qua việc xác định nhóm người được hưởng lợi, địa bàn thực hiện, phương thức thực hiện, hoặc có cách làm mới cho những phương pháp cũ, hoặc có công nghệ mới, vật liệu mới, tính năng mới, tạo năng suất/chất lượng cao hơn, tiết kiệm năng lượng/kinh phí hơn v.v…).

Cần nêu rõ tính mới/ tính sáng tạo tập trung vào “khâu” nào trong “chuỗi” sau:

  • Nguyên Lý
  • Quy luật/Định luật
  • Kết cấu/Vật liệu
  • Tính năng/Công dụng
  • Sản phẩm
  • Người tiêu dùng
  • Cấu trúc/thiết kế

Mô tả cấu trúc, cấu tạo, nguyên lý hoạt động:

Khả năng áp dụng: đề tài/ mô hình/ sản phẩm có dễ áp dụng hay không? Có cần nhiều kinh phí thực hiện hay không? Các linh kiện và vật liệu có dễ mua hay không? Công nghệ chế tạo có sẵn trong nước hay không? đề tài/ mô hình/ sản phẩm có khả năng được mở rộng sang các nhóm đối tượng khác hoặc địa phương khác không?

Tính bền vững: đề tài/ mô hình/ sản phẩm có đóng góp gì cho tăng trưởng bền vững chung? Nhất là đối với các đề tài/ mô hình/ sản phẩm thuộc chủ đề 3 và chủ đề 5 (ví dụ: đề tài/ mô hình/ sản phẩm thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu/công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng những nguồn nguyên liệu tái chế hoặc sẵn có ở địa phương, v.v…).

Đánh giá kết quả, hiệu quả: Dự định sẽ đánh giá kết quả về số lượng và chất lượng, tính hiệu quả và tác động của của đề tài/ mô hình/ sản phẩm so với các mục tiêu đã đề ra bằng cách nào?

Ý nghĩa của đề tài/ mô hình/ sản phẩm:

III. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC BÊN THAM GIA

1. Ai là người hưởng lợi từ đề tài/ mô hình/ sản phẩm, được hưởng những lợi ích gì và như thế nào? Liệt kê nhóm đối tượng mục tiêu /hoặc đối tượng hưởng lợi, bao gồm các nhóm đối tượng xã hội hay cộng đồng, hoặc số lượng nam, nữ và trẻ em.

2. Có ai trong số đối tượng hưởng lợi tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế và chế tạo mô hình? Nếu có thì xin cho biết cụ thể như thế nào.

Tác giả, nhóm tác giả
Ký tên

4. Bản thuyết minh cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên

Mẫu bản thuyết minh cuộc thi sáng tạo

BẢN THUYẾT MINH MÔ HÌNH SẢN PHẨM THAM DỰ CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG NĂM.......

Kính gửi: Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo ..............

1. Tên gọi mô hình sản phẩm.

Mô hình sản phẩm, hộp nhạc dành cho trẻ em

2. Ý tưởng sáng tạo.

Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường

3. Nguyên vật liệu chế tạo.

Để làm được mô hình hộp nhạc, bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (đĩa CD, khúc gỗ, một bộ dây cót nhạc, một chiếc hộp hình chữ nhật, giấy trang trí, kéo, băng dính, keo...)

4. Mô tả chi tiết quá trình tạo ra mô hình, sản phẩm

Bước đầu, ta lấy năm đĩa CD, rồi dung keo con voi dính chặt lại theo hình bông hoa năm cánh

Bước tiếp theo, lấy thìa que kem bằng gỗ, rồi cắt lấy đầu của thìa kem (bốn đầu thìa kem ). Dùng một khúc gỗ nhỏ, rồi lấy đầu của những thìa kem, dính chặt vào mặt trên của khúc gỗ ta được hình bông hoa bốn cánh.

Bước tiếp theo, ta dùng keo con voi dính trọng tâm của năm chiếc đĩa hình cánh hoa lại với mặt trên của bốn đầu thìa kem hình bông hoa bốn cánh.

Bước tiếp, ta lấy một chiếc hộp hình chữ nhật, đục một lỗ nhỏ trên mặt đáy, đặt một bộ dây cót nhạc vào bên trong, sao cho 1 thanh sắt nhỏ gắn với bộ dây cót bên trong hộp thò lên qua cái lỗ đục trên chiếc hộp.

Bước cuối, gắn phần thò lên khỏi chiếc hộp với phần dưới của khúc gỗ chứa hình bông hoa bốn cánh lên mặt trên, và dung giấy trang trí chiếc hộp cho thật đẹp, thế là ta đã có hộp nhạc đồ chơi hoàn chỉnh.

5. Cách sử dụng vận hành.

ta chỉ cần dung tay kéo chiếc đĩa hình cánh hoa theo chiều kim đồng hồ một, hai vòng rồi thả ra, hộp sẽ hoạt động bằng cách phát ra âm thanh rung động từ bộ dây cót trong hộp.

6. Giá trị mô hình sản phẩm.

- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại

- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường

- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng ,bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống

........, ngày ....tháng....năm......

Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả

3. Bản thuyết minh mô hình sản phẩm cuộc thi sáng tạo

THUYẾT TRÌNH MÔ HÌNH SẢN PHẨM
CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG​​​​​​

Kính thưa Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng Trường Tiểu Học Kim Đồng.

Kính thưa BGK cùng toàn thể các em học sinh.

Tôi xin thay mặt cho Nhi đồng lớp 2A, thuyết trình mô hình sản phẩm sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng.

I. Sản phẩm 1:

1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em.

2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường.

3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình tháp chuông, hộp nhạc bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, một bộ dây cót nhạc, thanh sắt, bút màu trang trí, băng dính, keo...)

4. Cách sử dụng vận hành:

- Ta chỉ cần dùng tay kéo tấm gỗ hình cánh hoa theo chiều kim đồng hồ một, hai vòng rồi thả ra, hộp sẽ hoạt động bằng cách phát ra âm thanh rung động từ bộ dây cót trong hộp.

- Hộp phía bên trái, các em có thể để bút (hộp bút).

5. Giá trị mô hình sản phẩm:

- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại.

- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.

- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.

II. Sản phẩm 2:

1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Đồng hồ cát

2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường

3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình Đồng hồ cát bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, 2 chiếc lọ thủy tinh hay nhựa, cát, băng dính, keo...)

4. Cách sử dụng vận hành:

- Ta chỉ cần dùng tay đảo ngược chiếc lọ thì cát ở phần trên sẽ chảy từ từ xuống phần dưới theo 1 thời gian nào đó (với đồng hồ này thì thời gian là 20 giây).

- Hộp phía bên phải, các em có thể để bút (hộp bút).

5. Giá trị mô hình sản phẩm:

- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại

- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.

- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng , bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, đồng hồ cát còn tượng trưng cho thời gian trong cuộc đời mỗi con người, phần trên là tương lai, bên dưới là quá khứ, mỗi hạt cát rơi là mỗi giây phút trôi qua. Vì vậy, bạn cần trân trọng và sống sao cho cuộc đời mình thật ý nghĩa.

Chế một chiếc đồng hồ cát để trên bàn làm việc hay bàn học hoặc nơi bạn thường xuyên ngồi để chiêm ngưỡng và luôn trân trọng cuộc đời là một điều thật tuyệt vời.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc, kính chúc Ban tổ chức, BGK sức khỏe. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!

Trên đây là những Mẫu bản thuyết minh cuộc thi sáng tạo 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Văn hóa - Du lịch - Thể thao trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
25 55.108
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chung
    Chung

    Không có tuyết minh về cái váy à?

    Thích Phản hồi 08:44 17/03
    • Chung
      Chung

       Không có thuyết minh về cái váy à?

      Thích Phản hồi 08:45 17/03