7 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2024 mới nhất
Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo hay bản thuyết minh ý tưởng sáng tạo là những nội dung thuộc cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài thuyết minh sản phẩm tái chế, bài thuyết trình về sản phẩm STEM, bài thuyết trình về sản phẩm khoa học kỹ thuật để các bạn có thể sử dụng trong cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng.
Dưới đây là các bài thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật, bài 1, 2, 3, 4, 5 Hoatieu chia sẻ là các bài mẫu có sản phẩm cụ thể để các bạn tham khảo. Hai mẫu 6, 7 là bản thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật theo dạng form để các bạn điền thông tin sản phẩm, mô hình của mình vào.
Mẫu trình bày ý tưởng khoa học kỹ thuật
- 1. Bài thuyết trình về sản phẩm STEM
- 2. Bài thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật nhi đồng
- 3. Bài thuyết minh mô hình tham dự Cuộc thi sáng tạo
- 4. Bài thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật
- 5. Bản thuyết minh giải pháp dự thi cuộc thi sáng tạo trẻ
- 6. Bản thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật (Mẫu chung)
- 7. Bài thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật (Mẫu chung)
- 8. Hướng dẫn viết bản thuyết minh mô tả mô hình, sản phẩm dự thi
- 9. Một số ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật
1. Bài thuyết trình về sản phẩm STEM
1. Tên mô hình, sản phẩm
Tên đề tài: "Trồng rau sạch từ rác thải gia đình"
2. Lĩnh vực dự thi
Tiết kiệm và bảo vệ môi trường
3. Ý tưởng của người dự thi
Khi xã hội phát triển, nhu cầu sống người dân ngày một nâng cao kéo theo thải rác ra môi trường ngày càng nhiều. Không những đối với khu đô thị, thành phố lớn bị ô nhiễm mà môi trường nông thôn xưa nay được coi là môi trường trong lành, sạch đẹp cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các loại rác thải. Trong khi đó, vấn đề xử lí rác của chính quyền địa phương còn hạn hẹp do nhiều lí do, ý thức của người dân chưa cao nên những bãi rác thải tự phát thi nhau mọc ra khắp các ao hồ ven sông, chân đê, dọc các ven đường ngõ xóm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan mà còn ảnh hưởng quan trọng đến môi trường sống, là tác nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, đất. Từ đó tác động xấu đến sức khỏe người dân, thậm chí gây ra hệ lụy đến đời sống người dân sau này.
Ở nhiều nơi nhất là ở đồng bằng do đất đai chật hẹp nên đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường nặng nề. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác do người dân vức ra khắp nơi, ven nhà, đường làng ngõ xóm đến kinh mương ao hồ, chỗ nào cũng có rác. Rác thải xuất hiện ở mọi ngóc ngách, trên những con đường làng, ở những bãi đất trống kể cả ngay khu dân cư sinh sống và rác vẫn ở đây như một phần cuộc sống của con người. Lượng rác thải ra đang tăng lên nhanh chóng mà tác nhân không ai khác chính là con người trong khi với nhận thức của người dân nhất là dân sống ở nông thôn họ chưa hiểu rõ hay có thể chưa lường trước được những nguy hại môi trường rác thải gây nên và chưa biết được tầm quan trọng của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe đời sống người dân. Phần lớn người dân thờ ơ với sự xuất hiện của rác. Cụ thể là khu vực em sinh sống chưa có điểm tập kết rác thải thì người dân vứt rác ra môi trường điều dễ hiểu cụ thể là vứt trên cập lộ, vứt trên bãi đất trống, vứt xuống sông... Rác ngày một nhiều tạo điều kiện cho các kí sinh trùng phát triển như ruồi nhặn, gián... gây ra ổ dịch bệnh gây hại đến sức khỏe con người, bên cạnh đó mùi hôi thối do rác thải hoặc đốt rác của người dân làm môi trường không khí bị ô nhiễm sức khỏe người dân bị suy giảm, quá trình lão hóa của con người tăng nhanh, chức năng phổi bị suy giảm gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ của con người.
4. Trình bày tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm
- Tháp rau là dụng cụ trồng rau. Tháp rau không phải là 1 sự phát minh vĩ đại, vì bản chất nó là phát minh tuân theo quy luật tự nhiên được thiết kế phù hợp cho đời sống các khu đô thị đất chật người đông và luôn bận rộn. Tháp rau được phát minh bởi người Mỹ vì nước Mỹ là nước coi trọng canh tác hữu cơ, hầu như ai cũng hiểu bản chất của canh tác hữu cơ và bản chất của quy luật tự nhiên tự cân bằng.
-Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida. Chúng là loài động vật không xương sống, thuộc Ngành Giun đốt. Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất,ủ phân hữu cơ, xử lý chất thải, làm thức ăn chăn nuôi...
Trước trình trạng ô nhiễm đáng báo động hiện nay, chúng ta làm gì để hạn chế tối đa thải rác sinh hoạt ra môi trường? Làm gì để biến rác thải thành phân hữu cơ để trồng rau?
- Từ những kiến thức đã được tìm hiểu về tháp rau và vai trò của giun đất đối với đất trồng, chúng em tiến hành nghiên cứu phương pháp "Trồng rau sạch từ rác thải gia đình", nhằm hạn chế rác thải từ gia đình, tăng cường nguồn thực phẩm rau sạch cho gia đình, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
5. Các nguyên vật liệu làm ra mô hình, sản phẩm
- Thùng nhựa (200 lít) cũ đã qua sử dụng (nhằm tiết kiệm kinh phí)
- Một ống nhựa PVC 200 dài 160 cm
- Hai nắp dậy vừa ống nhựa PVC 200
- Một thau (chậu) đựng nước tưới từ phân hữu cơ chảy ra.
- Một khoan
- Một cây sắt dài 20cm dùng để xoay lỗ trên ống nhựa PVC
- Dụng cụ khò lửa.
6. Cách lắp ráp, lắp đặt sản phẩm
B1: Dùng viết lông đánh dấu trên thùng nước các vị trí của túi rau sao cho đều nhau, cách nhau khoàng 1,5dm.
Dùng khoan khoàn cách đường đã đánh dấu lúc nảy.
Dùng dụng cụ khò khò nhẹ nhanh vào chỗ đã khoan rồi tạo dộ cong cho các túi rau
B2: Đục lỗ cho ống nhựa PVC (phần đục lỗ dài khoảng 35cm) để nước trùng chảy ra đất nuôi rau.
B3: Đục lỗ dưới đáy thùng nhựa sao cho vừa đủ ống PVC lọt qua.
B4: Lắp ống PVC sao cho phần đục lỗ cho xuống dưới đáy thùng và ló ra ngoài thùng khoảng 25cm.
B5. Đục lỗ cho 2 nắp .
B6: Đậy nắp cho phần ống PVC phía dưới đáy thùng.
B7: Đặt thùng tại vị trí cần trồng rau trên 3 cục gạch, phía dưới để thau (chậu) đã chuẩn bị để hứng nước trùng chảy ra.
- Bước 4: Tiến hành trồng rau theo mô hình đã lắp ráp.
B1: Ủ phân hữu cơ từ rác
Gom rác thải từ gia đình em trong 3 đến 5 ngày, sau đó phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ.
Sau đó đào hố trên mặt đất hoặc dùng 1 thùng xốp có nắp đậy để ủ phân hữu cơ từ rác hữu cơ của gia đình. Sau 20 đến 30 ngày thì thu được phân hữu cơ.
Trộn phân hữu cơ này và một số con giun đất vào một lượng đất vừa phải (có thể đổ đầy thùng nhựa 200 lít).
B2: Cho hổn hợp đất phân hữu cơ vào thùng nhựa, cho rác hữu cơ vào bên trong ống nhựa PVC.
B2: Cho một số con giun đất vào trong rác hữu cơ có trong ống nhựa PVC.
B3: Cho hạt giống cần trồng vào các túi rau trên thùng nhựa rồi tưới nước vừa phải mỗi ngày.
-Bước 4: Thu hoạch rau và hoàn thành các văn bản cho đề tài nghiên cứu.
Mỗi ngày chúng ta hãy phân loại rác và cho rác hữu cơ vào ống nhựa PVC nhờ giun và nhiệt độ sẽ làm rác hữu cơ trở thành phân nuôi dưỡng cây trồng. Phần dinh dưỡng này thông qua các lỗ trên ống nhựa PVC ra bên ngoài và nuôi dưỡng cây trồng. Phần nước trùng chảy ra dưới thau (chậu) phía dưới ta dùng một ít pha loãng với nước rồi tưới cho rau mỗi tuần chừng hai lần rau sẽ xanh và tốt.
7. Nguyên tắc hoạt động, vận hành của các mô hình, sản phẩm dự thi
Đầu tiên để thực hiện thành công mô hình này thì bản thân người thực hiện phải có những yêu cầu sau:
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Phải là người yêu thiên nhiên, biết chăm sóc cây trồng.
- Phải biết phân loại rác làm hai loại rác vô cơ và rác hữu cơ.
- Yêu thích nghiên cứu khoa học.
Để thực hiện đề tài này nhóm chúng em tiến hành các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu về rác thải, cách xử lý rác thải hữu cơ, cách trồng rau sạch, tác dụng của con giun đất đối với đất trồng.
- Rác thải gia đình bao gồm rác vô cơ và rác hữu cơ. Rác vô cơ bao gồm các túi nhựa hộp thiết, rác thải công nghiệp, lon, chai nhựa... Chúng không tự phân hủy trong môi trường tự nhiên. Rác hữu cơ gồm vỏ trái cây, vỏ rau củ quả... Chúng có thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên tạo thành chất hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cách xử lý rác thải hữu cơ đơn giản mà học sinh chúng có thể làm được tại nhà: cho vật nuôi ăn vỏ trái cây, vỏ rau củ quả còn dùng được, chưa bị hư thối; làm thức ăn nuôi giun đất, trùng Quế; đào hố trên mặt đất hoặc dùng thùng mũ, thùng xốp để ủ rác làm phân hữu cơ...
.......................
Nội dung chi tiết mời các bạn xem thêm trong file tải về.
2. Bài thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật nhi đồng
MẪU THUYẾT MINH CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TỈNH .... NĂM
Kính gửi: Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
1. Tên: Mô hình sản phẩm, hộp nhạc dành cho trẻ em
2. Chủ đề: Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em
3. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường
4. Nguyên vật liệu chế tạo:
Để làm được mô hình hộp nhạc, bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (đĩa CD, khúc gỗ, một bộ dây cót nhạc, một chiếc hộp hình chữ nhật, giấy trang trí, kéo, băng dính, keo...)
5. Mô tả chi tiết quá trình tạo ra mô hình, sản phẩm:
Bước đầu, ta lấy năm đĩa CD, rồi dung keo con voi dính chặt lại theo hình bông hoa năm cánh
Bước tiếp theo, lấy thìa que kem bằng gỗ, rồi cắt lấy đầu của thìa kem (bốn đầu thìa kem ). Dùng một khúc gỗ nhỏ, rồi lấy đầu của những thìa kem, dính chặt vào mặt trên của khúc gỗ ta được hình bông hoa bốn cánh.
Bước tiếp theo, ta dùng keo con voi dính trọng tâm của năm chiếc đĩa hình cánh hoa lại với mặt trên của bốn đầu thìa kem hình bông hoa bốn cánh.
Bước tiếp, ta lấy một chiếc hộp hình chữ nhật, đục một lỗ nhỏ trên mặt đáy, đặt một bộ dây cót nhạc vào bên trong, sao cho 1 thanh sắt nhỏ gắn với bộ dây cót bên trong hộp thò lên qua cái lỗ đục trên chiếc hộp.
Bước cuối, gắn phần thò lên khỏi chiếc hộp với phần dưới của khúc gỗ chứa hình bông hoa bốn cánh lên mặt trên, và dung giấy trang trí chiếc hộp cho thật đẹp, thế là ta đã có hộp nhạc đồ chơi hoàn chỉnh.
6. Cách sử dụng vận hành.
Ta chỉ cần dung tay kéo chiếc đĩa hình cánh hoa theo chiều kim đồng hồ một, hai vòng rồi thả ra, hộp sẽ hoạt động bằng cách phát ra âm thanh rung động từ bộ dây cót trong hộp.
7. Giá trị mô hình sản phẩm.
- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại
- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường
- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống
........., ngày .... tháng ..... năm 20... | |
Tác giả, đại diện nhóm tác giả (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Bài thuyết minh mô hình tham dự Cuộc thi sáng tạo
Bài thuyết trình mô hình sản phẩm tham dự cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: Sản phẩm dự thi: Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
“Thuyết minh các mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi sáng tạo Thanh,
thiếu niên và Nhi đồng tỉnh ...............”
Tên giải pháp dự thi: Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Lĩnh vực: Đồ dùng học tập, sản phẩm thân thiện với môi trường.
1. Ý tưởng sáng tạo
Hiện tại:
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho mình. Quá ít phải không nào?
Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh đó.
Tương lai…
Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.
2. Cấu tạo, quy trình vận hành mô hình/sản phẩm
2.1 Cấu tạo
Mô hình của chúng em được cấu tạo như sau:
- Phần núi, bề mặt trái đất, hồ, sông, biển, hạt mưa được làm từ xốp.
- Mặt trời được làm từ giấy bìa màu.
- Đám mây được làm từ các sợi bông, bìa carton.
- Ngoài ra còn có các chất liệu khác như: màu vẽ, tre, que kem, giấy màu, keo gián.
2.2 Quy trình vận hành
Vòng tuần hoàn của nước chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trên bầu khí quyển của Trái Đất. Nước được chuyển hóa từ thể này sang thể khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Mặt trời làm nóng nước từ các đại dương, hồ, sông sau đó nước biến thành hơi nước qua quá trình bốc hơi. Thực vật cũng bị mất nước ở dạng hơi nước từ lá của chúng vào không khí do quá trình thoát hơi nước. Khi hơi nước bay lên không trung gặp khí lạnh tạo thành các hạt nước nhỏ, cùng với hàng tỉ các hạt nước nhỏ khác tạo thành các đám mây. Và những hạt nước nhỏ ấy kết hợp với bụi, kim loại nặng, chất bẩn trong không khí nếu chúng rơi xuống mặt đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nên những đám mây nhân tạo ở phía trên sẽ làm nhiệm vụ hút, lọc những chất bẩn đó và trực tiếp loại bỏ các chất làm ô nhiễm môi trường không khí sau đó chỉ còn những hạt mưa ít chất bẩn rơi xuống đất. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tụ. Khi những đám mây trở nên nặng và không thể giữ được những hạt nước chúng sẽ rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết. Quá trình này được gọi là sự kết tủa. Một số lượng nước rơi xuống ngấm vào lòng đất tạo thành các mạch nước ngầm mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Số lượng nước còn lại rơi xuống hồ, sông và biển. Sau đó mặt trời lại tiếp tục làm nóng lượng nước này một lần nữa. Sự luân chuyển này được gọi là vòng tuần hoàn nước.
4. Bài thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật
Bài thuyết trình mô hình sản phẩm tham dự cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: Sản phẩm dự thi: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em và đồng hồ cát làm từ phế liệu.
THUYẾT TRÌNH MÔ HÌNH SẢN PHẨM
CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG
Kính thưa BGK cùng toàn thể các em học sinh.
Tôi xin thay mặt cho Nhi đồng lớp ......., thuyết trình mô hình sản phẩm sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng.
I. Sản phẩm 1:
1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em.
2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường.
3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình tháp chuông, hộp nhạc bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, một bộ dây cót nhạc, thanh sắt, bút màu trang trí, băng dính, keo...)
4. Cách sử dụng vận hành:
- Hộp phía bên trái, các em có thể để bút (hộp bút).
5. Giá trị mô hình sản phẩm:
- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại.
- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.
- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.
II. Sản phẩm 2:
4. Cách sử dụng vận hành
- Ta chỉ cần dùng tay đảo ngược chiếc lọ thì cát ở phần trên sẽ chảy từ từ xuống phần dưới theo 1 thời gian nào đó (với đồng hồ này thì thời gian là 20 giây).
- Hộp phía bên phải, các em có thể để bút (hộp bút).
5. Giá trị mô hình sản phẩm:
- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại
- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.
- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng , bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, đồng hồ cát còn tượng trưng cho thời gian trong cuộc đời mỗi con người, phần trên là tương lai, bên dưới là quá khứ, mỗi hạt cát rơi là mỗi giây phút trôi qua. Vì vậy, bạn cần trân trọng và sống sao cho cuộc đời mình thật ý nghĩa.
Chế một chiếc đồng hồ cát để trên bàn làm việc hay bàn học hoặc nơi bạn thường xuyên ngồi để chiêm ngưỡng và luôn trân trọng cuộc đời là một điều thật tuyệt vời.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc, kính chúc Ban tổ chức, BGK sức khỏe. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
5. Bản thuyết minh giải pháp dự thi cuộc thi sáng tạo trẻ
BẢN THUYẾT MINH
GIẢI PHÁP DỰ THI CUỘC THI SÁNG TẠO TRẺ HUYỆN .............
------------------------------------------
1. Tên giải pháp dự thi: Mây tre cùng em đến trường
Sản phẩm dự thi: Chiếc cặp của em
2. Ngày tạo ra giải pháp:.................
Mô tả ngắn gọn giải pháp kỹ thuật đã biết:
Vận dụng kỹ thuật đan lát được học từ các thế hệ đi trước:
+ Kỹ thuật đan nong mốt
+ Kỹ thuật tạo hình
3. Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới của giải pháp: Với những kỹ thuật đó thì chúng em đã tiến hành
Giải pháp dự thi: một chiếc cặp đựng sách vở, đồ dùng học tập có dạng hình hộp chữ nhật
Sản phẩm hoàn thiện: chiếc cặp hình hộp chữ nhật
+ Chiều dài: 25cm
+ Chiều rộng: 6cm
+ Chiều cao: 23cm
+ Nắp cặp 27cm x 17cm
+ Dây đeo: 90cm
Tính mới của giải pháp: Thông thường, cặp xách được làm từ các loại vải, nhựa tái chế,… . Bây giờ, chúng em đã thay thế chúng bằng một nguyên liệu mới, sẵn có ở địa phương là mây (cũng có thể dùng dang, song,…)
4. Thuyết minh về khả năng áp dụng của giải pháp dự thi:
Chiếc cặp là một đồ dùng rất quan trọng đối với mỗi học sinh khi đến trường. Nó như một người bạn thân để san sẻ những khó khăn cùng với các em. Đặc biệt, sản phẩm của chúng em được làm từ mây, trọng lượng của nó nhẹ hơn và độ bền của nó cũng cao hơn so với một chiếc cặp bình thường. Mặt khác, mây là một loại cây phổ biến trên địa bàn huyện Đakrông nên chúng ta có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này. Hơn nữa, người dân ở đây cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đan lát nên nếu giải pháp được phổ biến rộng rãi, em tin rằng sẽ có nhiều chiếc cặp hơn nữa đồng hành cùng các em đến trường. Ngoài ra, sản phẩm này có thể được áp dụng thường xuyên, hiệu quả cho học sinh ở những nơi có nguyên liệu là mây, dang, song,…
5. Thuyết minh về lợi ích kinh tế - xã hội của giải pháp dự thi:
Thực tế ở địa phương chúng em, mỗi hộ gia đình có rất nhiều con em trong độ tuổi đến trường, thậm chí, có nhà có 5 đến 7 bạn. Vì thế, việc trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các con là một việc rất khó thực hiện. Với sản phẩm của chúng em hi vọng sẽ giải được bài toán khó khăn này. Từ nay, các em đến trường không phải lo đến chuyện cặp xách nữa. Hơn nữa, Đakrông là một huyện nghèo, người dân lại chưa chú trọng đến việc phát triển kinh tế cho gia đình, nếu có chăng nữa thì cũng không biết làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Đây là cơ hội tạo công ăn việc làm cho những người có kinh nghiệm đan lát muốn kiếm tiền. Sản phẩm ra đời không chỉ giúp tiết kiệm chi phí học tập mà còn đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình
6. Toàn văn giải pháp:
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2013, trường chúng em phát động cuộc thi “Sáng tạo trẻ huyện Đakrông” lần thứ nhất năm 2013 nhằm khơi dậy và phát huy phẩm chất, tiềm năng sáng tạo, tinh thần xung kích của thanh thiếu niên nhi đồng trong thi đua học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt. Và cũng để tạo điều kiện, môi trường cho thanh thiếu niên, nhi đồng phát huy năng lực, tư duy sáng tạo góp phần phát triển kinh tế xã hội và đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao.
Hòa chung trong không khí sáng tạo sôi nổi của cuộc thi, chúng em cũng muốn thử sức cùng cuộc thi với ý tưởng mà em đã ấp ủ từ lâu.
Đakrông là một huyện miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chứng kiến cảnh các bạn học sinh đến trường với những quyển sách, quyển vở trên tay mà không có tiền mua cặp xách, đặc biệt là các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ, sách thì nhiều mà tay em lại bé, ôm không xuể; em đã có ước muốn là làm sao có thể giúp cho các em có được một cái cặp để đi học. Thật may mắn, tình cờ em nhìn thấy bà cụ đang ngồi đan một cái gùi, mà người dân bản gọi là A Chói – dùng để gùi đồ, thế là em suy nghĩ ngay đến việc dùng các loại nguyên liệu này để làm chiếc cặp đi học. Và cuộc hành trình sáng tạo bắt đầu.
Đầu tiên, chúng em đã tiến hành chuẩn bị nguyên liệu là 2,5kg mây; 2,5m dây đồng; 2,5m dây cước, nút khóa và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn trong nhóm: Bạn Văn Thị Quỳnh, bạn Hồ Thị Phương đi tìm mây, vót mây; còn em chuẩn bị dây cước, dây đồng, nút khóa. Đối với chúng em, việc tìm mây, vót mây là công việc tương đối khó khăn vì phải tìm đúng loại mây thích hợp có độ dẻo dai, bền chắc vừa đủ. Sau khi tìm được mây, chúng em tiến hành chẻ mây và vót thành sợi mảnh dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Văn Số. Như vậy phần chuẩn bị coi như tạm ổn.
Và lúc này là công việc chính: Đan chiếc cặp.
Với những sợi mây mảnh đã vót chúng em tiến hành đan và tạo hình. Bắt đầu với việc đan phần đáy cặp, những sợi mây dài được uốn lên tạo các nếp gấp vuông góc với đáy và tiếp tục đan dần lên xung quanh như vậy cho đến khoảng 23cm và cố định phần trước. Phần lưng cặp thì chúng em tiếp tục kéo dài lên và làm thành nắp chiếc cặp. Hai bên hông chiếc cặp thì chúng em đan chéo lên để làm thành quai đeo. Trong quá trình làm chúng em đã sử dụng dây cước để trang trí cho sản phẩm thêm đẹp mắt, dây đồng để cố định các mũi đan ở xung quanh và làm móc khóa. Đến đây công việc làm chiếc cặp đã hoàn thiện.
Như vậy nhóm chúng em đã hoàn thành ý tưởng của mình. Với chiếc cặp được làm từ nguyên liệu chủ yếu là mây, các em nhỏ có thể dùng nó để đến trường khi gia đình không có tiền để mua. Mặt khác, với những tiềm năng sẵn có ở địa phương như: nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm đan lát dày dặn, nên nếu có thể nhân rộng mô hình sáng tạo này thì nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn cho bản thân và gia đình chúng ta.
Khi sử dụng chiếc cặp này vào mùa mưa, học sinh có thể dùng thêm túi ni-lon để đựng sách vở và khi bị ướt, các em có thể hong khô bên bếp lửa của nhà mình.
Nhóm tác giả |
6. Bản thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật (Mẫu chung)
BẢN THUYẾT MINH GIẢI PHÁP
THAM DỰ CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
I. Thông tin chung:
- Tên mô hình sản phẩm dự thi: .............................
- Tên tác giả:............................................................
Các đồng tác giả gồm:
(1) ....................................................
(2) ....................................................
.........................................................
- Địa chỉ lớp, trường: ................................................
II. Thuyết minh giải pháp
1. Tính mới, tính sáng tạo, ý tưởng của người dự thi:
...................................................................................
2. Các vật liệu làm ra sản phẩm:
....................................................................................
3. Cách lắp đặt, lắp ráp, sử dụng, vận hành,... (nếu có):
....................................................................................
4. Hiệu quả - lợi ích của giải pháp
...................................................................................
5. Khả năng áp dụng, nhân rộng giải pháp
....................................................................................
(Phần thuyết minh là phần bắt buộc, cần ghi chi tiết, rõ ràng, minh họa hình ảnh/hình vẽ (nếu có) về mô hình sản phẩm dự thi).
Ngày ...... tháng ..... năm......... Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả |
7. Bài thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật (Mẫu chung)
BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM KHKT
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên sản phẩm:......................................................
..................................................................................
2. Ngày tạo sản phẩm:..............................................
3. Thuộc lĩnh vực: ....................................................
4. Người dự thi: ........................................................
5. Học sinh lớp……….. trường:………………………
6. CBGV hướng dẫn: ................................................
7. Số điện thoại: ……………, E-mail: ......................
II. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG SẢN PHẨM:
Tóm tắt những điểm chính yếu nhất của sản phẩm, bao gồm các nội dung sau:
- Vấn đề sản phẩm giải quyết được;
- Mô tả tóm tắt nội dung của sản phẩm, kết quả thử nghiệm;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường;
- Khả năng áp dụng;
III. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG SẢN PHẨM:
Tên sản phẩm:
..................................................................
Mục đích của sản phẩm dự thi: (Sản phẩm nhằm giải quyết được những vấn đề gì và đang đặt ra từ thực tế.)
..................................................................
..................................................................
Giới thiệu sản phẩm dự thi
Ý tưởng của sản phẩm: (Dựa trên ý tưởng nào)...........
..................................................................
..................................................................
Các nội dung chủ yếu: (Đây là phần chính của Bản thuyết minh , tác giả cần trình bày chi tiết về quy trình công nghệ, kết cấu, thiết bị, thành phần nguyên nhiên liệu … có bản vẽ, sơ đồ diễn giải đính kèm).
..................................................................
..................................................................
Các thông số, chỉ tiêu, tính năng kỹ thuật đạt được (nếu có).
..................................................................
..................................................................
Đánh giá giải pháp
Tính mới và tính sáng tạo:
- Điểm sáng tạo: (trình bày những điểm sáng tạo của sản phẩm)
..................................................................
..................................................................
..................................................................
- Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)
□ Lần đầu tiên thực hiện trong nước.
□ Đang có tính mới trong nước.
□ Đã được cấp Bằng độc quyền Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích.
□ Được thiết kế mô phỏng theo công nghệ nước ngoài đã nhập vào Việt Nam.
□ Có tính sáng tạo về công nghệ.
□ Có tính sáng tạo trong kết cấu.
(Có thể lý giải thêm về các mục đích đánh dấu trên đây hoặc điểm khác)
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Khả năng áp dụng:
- Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tiễn của sản phẩm: (Có thể áp dụng cho những đối tượng nào, ở địa phương nào …)
..................................................................
..................................................................
..................................................................
- Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)
□ Triển khai được ngay so với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư trong nước hiện nay.
□ Cần thêm một số chủng loại vật tư không thông dụng (Có thể nêu rõ thêm bên dưới)
□ Cần có thêm một số điều kiện kỹ thuật khác (Có thể nêu rõ thêm bên dưới)
□ Có tính áp dụng đơn chiếc.
□ Có tính áp dụng trong sản xuất loại nhỏ hoặc theo thời vụ.
□ Có tính áp dụng ở quy mô công nghiệp.
□ Có khả năng áp dụng đại trà.
Có thể lý giải thêm:
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Hiệu quả:
* Kỹ thuật: (So sánh các chỉ tiêu, thông số, kết cấu, tính linh hoạt, hiệu quả của giải pháp mang lại … so với các giải pháp đã biết trước đây)
...................................................................
...................................................................
...................................................................
* Kinh tế: (Hiệu quả kinh tế thiết thực do giải pháp mang lại)
...................................................................
..................................................................
* Xã hội: (Các tác động tích cực về mặt xã hội do giải pháp mang lại: các tác động môi trường, điều kiện lao động, uy tín sản phẩm, mỹ quan công nghiệp, mỹ quan xã hội …)
.................................................................
..................................................................
Mức độ triển khai: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)
□ Nội dung thiết kế đã có đủ các thông số kỹ thuật và khả thi.
□ Đã thử nghiệm thành công (có phụ lục, tài liệu minh chứng đính kèm) từ ngày …. tháng …. năm ……
□ Đã ứng dụng trong sản xuất ở quy mô nhỏ ngày …. tháng …. năm …...
□ Đã ứng dụng và sản xuất ổn định, đại trà từ ngày … tháng … năm ……
(Lý giải thêm):
.....................................................................
......................................................................
......................................................................
Phụ lục minh hoạ: (Đánh dấu vào các ô thích hợp hoặc viết riêng)
□ Bằng độc quyền Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
□ Phiếu chứng nhận, kiểm nghiệm chất lượng hoặc độc tố.
□ Bản vẽ, sơ đồ.
□ Mô hình, vật mẫu.
□ Các kết quả đo, khảo sát thử nghịêm (có dấu xác nhận của cơ quan thử nghiệm, đo lường)
□ Bản nhận xét của các chuyên gia trong ngành.
□ Bản nhận xét của các chuyên gia trong các ngành chức năng lên quan.
□ Hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc hoá đơn bán (nếu có).
Phụ lục hay lý giải khác:
......................................................................
.......................................................................
........................................................................
Các thuyết minh khác:
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
…………………….Ngày … tháng … năm 20… Tác giả (hoặc đại diện tác giả) |
8. Hướng dẫn viết bản thuyết minh mô tả mô hình, sản phẩm dự thi
Sau khi đã làm xong mô hình, sản phẩm sáng tạo dự thi các cuộc thi khoa học kĩ thuật thì một bản thuyết minh sản phẩm hay là điều không thể thiếu nếu muốn gây tượng ấn tượng với ban giám khảo và được cộng điểm vào bài thi của mình. Bản thuyết minh này không chỉ là bản giới thiệu mô hình, trình bày cách làm sản phẩm, lý giải nguyên lý hoạt động của sản phẩm mà còn là lúc để bạn nói lên được ý nghĩa và tác dụng của sản phẩm đem lại. Dưới đây là cách viết bản thuyết minh mô tả mô hình, sản phẩm dự thi trong các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật sao cho chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.
1. Tên mô hình, sản phẩm
Tên giải pháp phải, đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng và thống nhất với tên ghi trong phiếu dự thi.
2. Lĩnh vực dự thi
(Chỉ ghi 1 lĩnh vực trong 5 lĩnh vực dự thi đúng với thể lệ)
3. Ý tưởng của người dự thi
Xuất phát từ đâu tác giả có ý tưởng để làm mô hình, sản phẩm dự thi
4. Trình bày tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm
Nếu mô hình sản phẩm dự thi hoàn toàn mới chưa có trên thị trường, thì mô tả toàn bộ tính mới của sản phẩm đó.
Nếu sản phẩm đã có trên thị trường, mà tác giả kế thừa và phát triển nó, thì nếu các điểm mới, điểm sáng tạo của sản phẩm so với sản phẩm đã có trước đây;
5. Các nguyên vật liệu làm ra mô hình, sản phẩm
Tác giả nêu rỏ tên nguyên vật liệu làm ra sản phẩm và giá thành của sản phẩm
6. Cách lắp ráp, lắp đặt sản phẩm
Tác giả vẻ sơ đồ lắp ráp kèm theo thuyết minh
7. Nguyên tắc hoạt động, vận hành của các mô hình, sản phẩm dự thi
Tác giả cần nêu rỏ các nguyên tắc hoạt động và công đoạn vận hành của mô hình sản phẩm.
8. Khả năng áp dụng của sản phẩm
- Sản phẩm, mô hình đã được ứng dụng có hiệu quả vào thực tế (nêu rõ địa điểm, thời gian được ứng dụng).
9. Hiệu quả đạt được của sản phẩm
- Sản phẩm đã giúp tác giả giải quyết những vấn đề gì trong sản xuất học tập và sinh hoạt
- Các chứng nhận, giải thưởng về sản phẩm từ các cuộc thi, triển lãm khác (nếu có).
10. Quy cách văn bản
- Bản thuyết minh đánh máy trình bày trên khổ giấy A4, nội dung không quá 20 trang;
- Dùng kiểu chữ (Font) Times New Roman, cỡ chữ (size) 13 hoặc 14, dãn dòng (line spacing) 1,3;
- Lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm;
- Số trang đánh ở giữa, bên dưới;
- Nếu có hình hoặc bảng nằm ngang, đầu bảng/hình nằm về phía lề trái có đánh số thứ tự.
11. Quy cách trình bày bản thuyết minh - đóng thành quyển theo thứ tự sau
- Trang bìa: ghi tên giải pháp (ghi giống phiếu đăng ký dự thi)
- Thuyết minh sản phẩm;
- Lưu ý trong bản thuyết minh không ghi thông tin cá nhân bao gồm: tên tác giả, tên lớp, tên trường, địa chỉ cư trú,...
9. Một số ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật
Dưới đây Hoatieu.vn xin trình bày một số ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật mà các bạn học sinh, giáo viên có thể tham khảo sử dụng để chuẩn bị cho cuộc thi Khoa học kĩ thuật cho thiếu niên nhi đồng:
- Nghiên cứu, chế tạo gạch xây nhà từ chai nhựa và túi nilon.
- Trang trí tường bằng sành, sứ.
- Phân loại rác thải trong sinh hoạt tại khu dân cư.
- Điều chế nước giặt từ cam và dứa.
- Cách điều chế thuốc nhuộm quần áo từ vỏ quả nho.
- Điều chế thuốc trừ sâu sinh học.
- Làm son, phấn bằng vật liệu tự nhiên.
- Làm xà phòng từ nguyên liệu thiên nhiên thủ công.
- Chế tạo máy tước vỏ dừa.
- Chế tạo máy phân loại cà chua xanh.
- Hệ thống làm mát tự động khu chuồng, trại chăn nuôi.
- Chế tạo thùng rác thông minh.
- Hệ thống vi điểm quan trắc và cảnh báo lũ quét tự động.
- Thiết kế nắp cống thoát nước tự gạt rác.
Chế tạo máy tước vỏ dừa
* Cấu tạo:
Cấu tạo của máy tước vỏ dừa bao gồm:
- Mô tơ điện công suất 1,1kW.
- Bộ truyền động ma sát - truyền động đai.
- Bộ truyền động bánh răng - truyền động ăn khớp.
- Hộp giảm tốc.
- 2 trục rulo.
- Thanh kim loại.
- Cần truyền lực.
* Quy trình vận hành:
Đặt quả dừa vào khoảng giữa 2 trục rulo quay ngược chiều, một tay đè cần ép, tay còn lại quay cần để dừa xoay theo chiều quay của trục bóc vỏ giúp vỏ dừa được bóc tách một cách dễ dàng.
Chế tạo máy phân loại cà chua xanh.
* Chế tạo
- Phần bảng điều khiển: thiết bị PLC (là một thiết bị điện tử được sử dụng trong tự động hóa để điều khiển và giám sát các quy trình) dùng để nhận tín hiệu hình ảnh từ camera và đã được phân tích, nhận dạng từ máy tính để điều khiển khác bộ phận khác tự động phân loại theo lập trình đã cài đặt.
- Camera: dùng để thu thập hình ảnh thực tế và gửi dữ liệu cho máy tính.
- Máy tính: thu thập và phân tích dữ liệu từ camera, kết nối dữ liệu với bộ điều khiển và cho phép hiển thị kết quả từ bộ phận bảng điều khiển.
- Băng tải/băng truyền.
*Quy trình vận hành
-Trước tiên, cần thu thập hình ảnh quả xanh, quả hư hỏng, có màu sắc bất thường để máy tính phân tích, phân loại, nhận biết đâu là quả chín, đâu là quả xanh, đâu là quả bị hỏng, không đạt chất lượng.
- Hệ thống camera phân loại sẽ thực hiện nhận biết màu sắc cà chua ở đầu vào, máy tính phân tích hình ảnh và truyền tín hiệu màu đã qua xử lý đến bảng điều khiển để thực hiện chức năng phân loại.
Trên đây là các mẫu bài thuyết trình về sản phẩm khoa học kỹ thuật mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
7 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2024 mới nhất
332,5 KB 22/10/2020 2:08:00 CHBản thuyết minh sản phẩm sáng tạo (tệp PDF)
453,2 KB 22/10/2020 2:06:52 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại giáo viên 2024
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08
-
05 Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân 2024
-
Cách viết +3 mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học 2024
-
Kế hoạch sinh hoạt chủ điểm 20/11 mới nhất 2024
-
Hướng dẫn cách ghi sổ dự giờ
-
Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 Chân trời sáng tạo (11 môn)
-
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức năm 2024
-
Bài phát biểu của Tổng phụ trách đội trong đại hội liên đội 2024
-
Bài viết về cựu chiến binh 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp 2024
Mẫu phiếu tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 2024
Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 11 giảm tải theo công văn 4040
20 Trò chơi giữ học sinh yên lặng trong lớp dành cho giáo viên tiểu học
Mẫu biên bản thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
Bảng xếp hạng 49 trường Đại học ở Việt Nam
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến