Mẫu bản nhận xét sách giáo khoa mới lớp 1 môn Tự nhiên xã hội

Sách giáo khoa lớp 1 mới môn tự nhiên xã hội giúp phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua hệ thống kiến thức tự nhiên, xã hội, thiết thực và hiện đại, chú trọng thực hành, vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống... Dưới đây là mẫu bản nhận xét về sách giáo khoa lớp 1 môn Tự nhiên xã hội của giáo viên. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu hơn về bộ sách này nhé.

1. Những điểm nổi bật của sách Tự nhiên xã hội lớp 1 mới

SGK Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn với nhiều điểm khác biệt với sách giáo khoa hiện hành. Có thể tóm lược những ưu điểm của sách bằng mấy cụm từ và cũng là tiêu chí mà các tác giả tuân thủ để dày công biên soạn sách.

Đó là: Hấp dẫn người học; Người học là chủ thể của các hoạt động; Người học được trải nghiệm và khám phá; Người học được hình thành và phát triển năng lực.

Việc biên soạn SGK môn Tự nhiên và Xã hội 1 cũng tuân thủ các quan điểm chung biên soạn SGK, lựa chọn kiến thức, tinh giản nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở cả 3 lớp 1, 2, 3.

Các quan điểm chung biên soạn SGK Tự nhiên và Xã hội 1: Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua hệ thống kiến thức tự nhiên, xã hội, thiết thực và hiện đại, chú trọng thực hành, vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống.

Bảo đảm tính kế thừa, phát triển các ưu điểm của các SGK môn Tự nhiên và Xã hội đã có ở nước ta, tiếp thu kinh nghiệm viết SGK của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. SGK là một kế hoạch cho những hoạt động học tập tích cực của học sinh góp phần hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực khoa học. SGK tạo điều kiện để học sinh tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. SGK góp phần đổi mới phương pháp dạy học; giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập.

Bảo đảm sự kết nối giữa các lớp học và sự liên thông giữa các môn học.

Cách trình bày SGK Tự nhiên và Xã hội 1

Cách trình bày chung của cuốn sách: Tất cả các bài học trong sách là những câu chuyện của lớp 1A của các em học sinh Minh và Hoa - nhân vật chính của cuốn sách. Các hoạt động và hình ảnh trong sách được diễn ra tại lớp, trường, gia đình và cộng đồng xung quanh của các em.

SGK có hệ thống hoạt động phong phú, hấp dẫn. Lồng ghép nhiều hoạt động, trò chơi hấp dẫn giúp giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Cách trình bày của một bài học: Sách được trình bày 4 màu, hình ảnh đẹp mắt, sinh động, thiết kế mở. Mỗi bài học bao gồm một hay nhiều tiết tiết học. Mỗi tiết học được trình bày trong hai trang mở nên thuận lợi cho học sinh theo dõi trong quá trình học (khi mở ra học sinh có thể nhìn cùng một lúc cả 2 trang đó)

Ở cuối bài là hình tổng kết thái độ, hành vi của học sinh, đây là gợi ý và mong muốn đạt được ở học sinh sau mỗi bài học theo hướng phát triển năng lực.

Sách có những gợi ý cho học sinh tự lực, sáng tạo để tạo ra sản phẩm học tập thể hiện kết quả học tập của mình sau khi học. Cuối mỗi chủ đề có hoạt động tự đánh giá của học sinh và gợi ý một sản phẩm học tập mà học sinh có thể tự làm được.

Từ học kì 2 học sinh bắt đầu tham gia dự án học tập để giúp cho các em được trải nghiệm thực tế, bước đầu làm quen với các kĩ năng nghiên cứu khoa học. Đó là 2 dự án học tập: Trồng và chăm sóc cây ở chủ đề Thực vật và Động vật và Tìm hiểu thời tiết ở chủ đề Trái Đất và Bầu trời.

Các hoạt động trong Tự nhiên và Xã hội 1 mang tính mở giúp giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, tự do sáng tạo, linh hoạt trong quá trình dạy sao cho phù hợp với điều kiện của trường lớp, vùng miền.

2. Mẫu nhận xét sách Tự nhiên xã hội lớp 1 mới của giáo viên

Những nhận xét dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu nhận xét sách giáo khoa mới lớp 1 môn tự nhiên xã hộiMẫu nhận xét sách giáo khoa mới lớp 1 môn tự nhiên xã hộ

Xem thêm

Đánh giá bài viết
43 39.514
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm