7 Mẫu sớ cầu an 2024

7 Mẫu sớ cầu an 2024. Người Việt ta thường có văn hóa đi lễ chùa để có thể cầu bình an. Và để giúp việc cầu bình an này được linh nghiệm nhất thì không thể thiếu đi sớ cầu an nhằm cầu khấn các bị thần, phật phù hộ độ trì. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết sớ cầu bình an như thế nào chuẩn nhất? Mời các bạn tham khảo các mẫu sớ cầu an đầu năm, sớ cầu an gia tiên, sớ cầu phúc thọ... Mời các bạn tham khảo.

Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết mẫu sớ cầu an để bạn đọc cùng tham khảo. Sớ cầu an là mẫu sớ được dùng để cầu bình an cho cả gia đình, người thân. Sớ cầu an nêu rõ họ tên gia chủ, họ tên thân nhân cầu an. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu sớ cầu an tại đây.

1. Sớ cầu an đầu năm

Mẫu sớ cầu an 2024

2. Một số mẫu sớ cầu an phổ biến

Sớ cầu siêu độ gia tiên

Một số mẫu sớ cầu an phổ biến

Sớ cầu phúc thọ

Bài dâng sớ cầu an

3. Bài dâng sớ cầu an

Phục dĩ

Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng chơn như chi huệ giám, hương phù báo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang, nhất niệm chí thành, Thập Phương cảm cách.

Sớ vị: Việt Nam Quốc ……… (Như trên) . Phụng Phật Thánh tu hương phúng kinh Sám Hối kỳ an phước sự. Kim đệ tử:………………… niên canh………….. hành canh……… Đồng gia quyến đẳng, duy nhật bái can.

Kim tướng quang trung phủ thuỳ chiếu giám. Thiết niệm: Đệ tử đẳng , phao sanh hạ phẩm, hạnh ngộ thắng duyên , hà cảm nhị nghi phú tải chi ân, cảm Phật Thánh phò trì chi đức, Tư vô phiến thiện, lự hữu dư khiên, tư giả túc trần tố khổn, phi lịch đơn tâm, khể thủ đầu thành, kiền cần sám hối, phúng tụng….. gia trì…… Chư phẩm thần chú. Đảnh lễ tam thân bảo tướng, vạn đức kim dung, tập thử thiện nhơn, kỳ tăng phước thọ. Kim tắc cẩn cụ sớ văn, hoà nam bái bạch.

- Nam mô thập Phương Thường Trú Tam Bảo Tác Đại Chứng minh.

- Nam mô đạo tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Tác Đại Chứng Minh.

- Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Tác Đại Chứng minh.

- Nam mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh cảm Quán thế Âm Bồ Tát.

Diên Phụng: Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát, Đạo tràng Hội Thượng vô lượng Thánh Hiền, cọng giáng oai quang đồng thuỳ gia hộ.

Phục nguyện: Thập phương giám cách, Tam Bảo chứng minh, tỷ đệ tử đa sanh nghiệp chướng dĩ băng tiêu, nhất thiết thiện căn nhi thành tựu, Niệm niệm Bồ Đề quả kết, Sanh sanh Bát nhã hoa khai, thường cư tứ tự chi trung, tất hoạch vạn toàn chi phước.

Ngưỡng lại: Phật từ gia hộ, chi bất khả tư nghì dã. Cẩn Sớ.

Phật Lịch:…. Tuế thứ….. niên ….. nguyệt……. nhật, thời.

Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ.

4. Văn sớ cầu an

Văn sớ cầu an rằm tháng 7

Các mẫu văn sớ cầu an không chỉ được dùng cho dịp đầu năm mới mà còn được sử dụng vào những ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng theo quan niệm của người Việt Nam.

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm có rất nhiều nghi thức được tổ chức như: cúng Lễ Vu Lan, cúng rằm, cúng cô hồn. Vào những ngày lễ này, người Việt Nam có thường đi chùa cầu bình an, may mắn, làm lễ cúng phật, giải xui...

Những mẫu văn khấn trong bài này đều dùng được cho tất cả các dịp lễ trên để cầu bình an, phước lành mong ơn trên phù hộ độ trì cho gia chủ và toàn thể gia đình an khang, may mắn, mọi điều thuận lợi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con cung kính nghe rằng:

Đức Giác Hoàng ứng thân hóa độ,

mở nhiều phương tiện pháp môn.

Nhờ đó, cả pháp giới, kẻ trí người ngu,

nhận được từ bi ân đức.

Bởi vậy,

Không ai chẳng (được) độ,

Có nguyện đều thành.

Sớ rằng:

Nay có trai chủ ... và cả gia quyến ở xã ... huyện ... tỉnh ...

Cung kính kiến đàn phụng Phật,

Chí thành hiến cúng phúng kinh,

Hoàng nguyện kỳ an, thù ân cầu phước.

Trai chủ đẳng v.v... tự nghĩ rằng:

Nhân vì việc nhà ngày trước,

Nên lòng lo ngại nguyện cầu,

May nhờ Phật lực nhiệm mầu,

Mọi việc khó khăn qua cả.

Hôm nay kính dâng lễ tạ,

Nhờ Tăng làm lễ cúng dường,

Ngửa mong Tam Bảo đoái thương,

Dủ lòng từ bi chứng giám!

Nay thời:

Pháp sự quang dương, đạo tràng khai diễn,

Hương hoa phụng hiếu, lễ nhạc ca dương

Và, cung duy văn sớ một chương,

Mạo muội tỏ bày tấc dạ

Mong rằng từ bi bất xả,

Nguyện được hoan hỷ xin nghe.

Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụTam Bảo, tác đại chứng minh.

Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tác đại chứng minh.

Nam mô Tây phương Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, tác đại chứng minh.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Lưu Ly Quang Vương Phật, tác đại chứng minh.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Quan Thế Âm Bồ Tát, tác đại chứng minh.

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Vô Lượng Thánh Hiền, tác đại chứng minh.

Phổ cập:

Ba Hiền, mười Thánh, bốn phủ muôn linh,

Cả thảy Thiên thần, đồng thùy chiếu giám.

Phục nguyện:

Mưa pháp thấm nhuần, cây Bồ đề tăng trưởng;

Mây lành che mát, lửa phiền não tiêu tan.

Nguyện tiêu tội nghiệp đã qua, mất còn đều lợi;

Xin làm phước lành sắp tới, già trẻ đồng nhờ.

Ba ngôi báu tôn thờ, năm điều răn giữ trọn,

Ơn nhiều, lễ mọn, mong được chứng minh.

Cẩn sớ.

Nay ngày ... tháng ... năm ... PL. 254 ...

Sa môn Thích ... Hòa nam thượng sớ.

5. Mẫu sớ cầu an

Dưới đây là Mẫu văn sớ cầu an ý nghĩa mà giai chủ có thể lựa chọn để khấn nguyện cầu bình an.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

6. Sớ cầu an chữ Hán

 Sớ cầu an chữ Hán
Sớ cầu an chữ Hán

7. Nội dung cơ bản của mẫu sớ cầu an

SỚ CẦU AN-祈求安状

Họ tên gia chủ (家 主 姓 名)___________________Pháp danh (法 名)_____________

Địa chỉ (地 址)_____________________________Thành phố (城 市)_____________

Tiểu bang (州)________Mã vùng (Zip 邮 编)______ Điện-thoại (电 话 号 码 ) _________

Thành tâm khẩn nguyện CẦU AN cho thân nhân có tên sau đây:

Họ Tên

Pháp danh

Ngày, năm sinh

出生日期

1-

2-

3-

4-

5-

6-

7-

8-

9-

10-

11-

12-

Theo lời Phật dạy: Thành tâm cúng dường cầu an sẽ mang lại cho quý vị và thân quyến vô lượng phước đức.

Nam Mô A Di Đà Phật

8. Cách viết sớ cầu an

Hình thức của lá sớ cầu bình an

Hình thức của lá sớ cầu bình an thường tuân theo những quy tắc sau đây:

Thượng trừ bát phân
Hạ thông nghĩ tẩu
Tiền trừ nhất chưởng
Hạ yếu không đa
Sơ hàng mật tự
“Tử” tự bất lộ đầu hàng
“Sinh” tự bất khả hạ tầng
Độc tự bất thành hàng
Bất đắc phân chiết tính danh

Giải nghĩa cụ thể:

  • Lá sớ cầu bình an thường bắt đầu bằng hai chữ “phục dĩ” và kết thúc bằng hai chữ “thiên vận”.
  • Lề trên bỏ 8 phân (khoảng 4cm), lề dưới bằng đường kiến chạy, lề trước bỏ khoảng bằng một bàn tay, lề sau không quan trọng.
  • Không để trống dòng, không để chữ “Tử” trên cùng, không để chữ “Sinh” dưới cùng.
  • Một chữ không thành dòng, tên người không chia hai dòng.

Bố cục của lá sớ cầu bình an

Theo các quy tắc, cách viết sớ cầu bình an cần dựa trên bố cục như sau:

1. Phần đầu tiên: Bắt đầu bằng hai chữ “phục dĩ”, phần này thường có trong các tờ sớ. Đầu tiên là một câu văn theo thể phú, nói về lý do hay hoàn cảnh dâng sớ.

2. Phần ghi địa chỉ: Sau phần trên, hai chữ “viên hữu” được ghi tiếp theo, sau đó là “Việt Nam quốc, … tỉnh, … huyện, … xã thôn”. Hai chữ “y vu” hoặc “nghệ vu” được đặt ở cuối dòng địa chỉ. Nơi dâng sớ được ghi ở đầu cột kế.

3. Phần lý do dâng sớ: Phần này có hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên nơi dâng sớ của phần 2. Đầu cột tiếp theo là dòng “Phật, Thánh hiến cúng… thiên tiến lễ…”. Chữ cuối cùng là “sự”. Tên Phật, tên Thánh và danh hiệu của các ngài trong sớ sẽ được viết cao thêm 1 chữ.

4. Phần đại danh: Phần này có câu “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo đến họ tên người dâng sớ. Nếu có nhiều loại sớ thì còn ghi thêm tuổi, bản mệnh, sao, cung bát quái nào,…

Khi viết sớ cho nhiều người hay đại diện cho cả gia đình thì phải thêm chữ “đẳng” vào. Cuối phần này là những chữ “tức nhật mạo (hoặc ngương) can”. Những chữ này và hai chữ “y vu” ở đầu không có sẵn mà người viết sớ phải tự điền theo ý muốn hoặc theo phong cách văn sở của mình.

5. Phần tán thán: Nói rõ hơn về lý do dâng sớ. Kết câu bằng “Do thị kim nguyệt cát nhật. Sở hữu sớ văn, kiền thân thượng tấu”.

6. Phần thỉnh Phật Thánh: Đoạn này bắt đầu bằng hai từ “cung duy” để tôn kính các vị thần. Sau đó là hồng danh của các vị, các ngài. Ở dưới mỗi hồng danh sẽ có các chữ:

  • Dành cho Phật: viết chữ “Tòa hạ”.
  • Dành cho Thánh, Thần, các bộ hạ các ngài: viết chữ “Vị tiền”.
  • Dành riêng cho những vị Tiên: viết chữ “Cung khuyết hạ”.

7. Phần thỉnh cầu: “phục nguyện” là 2 chữ mở đầu.

8. Phần nguyện cầu: Đoạn văn biền ngẫu nói về mong ước, nguyện cầu với các bậc bề trên sẽ ban bình an, ân huệ cho bản thân và gia đình. Kết thúc bằng câu “Đãn thần hạ tình vô nhậm. Kích thiết bình doanh chi chí. Cẩn sớ”.

9. Phần cuối cùng: Ghi giờ, ngày, tháng, năm và kết thúc bằng “… thần khấu thủ thượng sớ”.

Trên đây là nội dung cơ bản của mẫu sớ cầu bạn, bạn có thể tham khảo trực tuyến hoặc tải file về để sử dụng để quá trình chuẩn bị văn sớ đi chùa được chu đáo, hoàn thiện nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài khấn khi đi chùa để thỉnh chư Phật, Đức ông, Bồ tát phù hộ độ trì cho gia đình khỏe mạnh may mắn.

Đi lễ chùa là một nghi thức thiêng liêng, và một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam thể hiện lòng thành kính với Phật và với chư vị Bồ Tát, các bậc thánh hiền được thiện duyên, giác ngộ. Đến với cửa chùa để mong muốn cho tâm hồn mình luôn được thanh tịnh, mở mang, cuộc cống được ấm no. Bên cạnh việc tỏ lòng thành kính đối với cửa phật khi đi lễ chùa để đảm bảo sự trang nghiêm bản thân người đi lễ chùa phải mặc quần áo dài, kín cổ, đi nhẹ, nói khẽ.

Khi đi chùa chúng ta cũng không nên sắm sửa tiền, vàng mã để thờ cúng, thay vào đó sẽ sử dụng các lễ chay như hương hoa, hoa quả chín, xôi, chè... đối với hoa tươi không được dùng hoa dại, hoa cỏ, phải là các loại hoa chuyên dùng để lễ phật như hoa sen, hoa cúc, hoa huệ....Như quan niệm của nhà Phật, Phật không thể phù hộ cho đường công danh hay tài lọc, Phật chỉ phù hộ bình an, che chở cho con của Phật, do đó khi đi lễ chùa, làm văn sớ cầu an chúng ta sẽ cầu mong Phật che chở và bảo vệ cho gia đình, người thân cũng có thể cầu xin may mắn về sự nghiệp, tình cảm.

Ngoài việc làm lễ cúng cầu an ở chùa, các gia đình có thể tự làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm tại gia để tiêu tan vận hạn nghênh đón lộc vào nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 27.792
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi