Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 2024 mới nhất
Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống. Để chuẩn bị cho ngày pháp luật Việt Nam sắp tới, Hoatieu.vn xin chia sẻ với các bạn kịch bản tổ chức ngày pháp luật Việt Nam để các bạn cùng tham khảo.
Năm 2024 là năm thứ 12 cả nước thực hiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật với đời sống xã hội, nên chuẩn bị kế hoạch tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 và lên kịch bản cho ngày 9/11.
Kế hoạch tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
1. Kế hoạch tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Kế hoạch tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 được thực hiện theo Công văn số 4421/BVHTTDL-PC của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2024. Trong đó, Công văn có một vài điểm nổi bật cụ thể như sau:
1. Thời gian
Các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cần tổ chức thường xuyên, liên tục và tập trung trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2024 đến ngày 15/11/2024.
2. Chủ đề
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; hỗ trợ, đồng hành, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp, nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch với phương châm “Tăng tôc, sáng tao, về đích”.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở chủ động lựa chọn chủ đề phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, địa phương để bám sát nội dung của Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024.
3. Khẩu hiệu tuyên truyền
Các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể tham khảo sử dụng các khẩu hiệu sau:
- “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật”.
- “Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành văn hóa, thể thao và du lịch”.
- “Đẩy mạnh truyền thông chính sách về văn hóa, thể thao và du lịch góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi pháp luật”.
- “Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
- “Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp”.
- “Tích cực cải cách hành chính, chuyển đổi số, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp”.
4. Nội dung
Căn cứ điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến chính sách, pháp luật, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2023 và năm 2024; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; quốc phòng và an ninh; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; phòng, chống tội phạm; dân chủ ở cơ sở; dịch bệnh, thiên tai; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; bản quyền tác giả; điện ảnh… kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dự luận xã hội.
- Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhất là các dự án Luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo... góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.
- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành và trong quá trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với các dự án Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân.
- Thông tin, phản ánh, tôn vinh gương người tốt việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
5. Hình thức
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể lựa chọn các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cho phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là:
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực tại cơ sở bằng những hình thức phù hợp, cụ thể; đẩy mạnh thông tin pháp luật, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa; lồng ghép trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở... Phát động phong trào thi đua hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024.
- Tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế, hướng về cơ sở, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Về khẩu hiệu, đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam (có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp).
- Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, trọng tâm với công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng đặc thù. Phát huy thế mạnh của ngành VHTTDL, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc trong PBGDPL Biên soạn nội dung PBGDPL phù hợp đối tượng, địa bàn, thời điểm... phương pháp, cách thức PBGDPL (theo chuyên đề, dạng hỏi đáp, tình huống...). Đa dạng hoá các loại văn bản, tài liệu hướng tới phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật cho nhiều đối tượng.
- Tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật bằng các hình thức phù hợp.
- Xây dựng, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành pháp luật, PBGDPL.
2. Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Mời các bạn cùng tham khảo mẫu kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2024 được Hoa Tiêu tổng hợp tại đây. Mẫu kịch bản bao gồm một phần thi về kiến thức pháp luật chung cho đối tượng các bạn học sinh, giúp các em khơi dậy sự hứng thú với những kiến thức pháp luật còn khô khan.
Mời các bạn cùng tham khảo mẫu kịch bản chương trình đầy đủ dưới đây, các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trực tiếp trên trang để phù hợp với chương trình do cơ quan, đơn vị mình tổ chức.
Chương trình | Lời dẫn | Người thực hiện |
1. Chào cờ | ||
2. Tuyên bố lý do | - Thực hiện công văn số ……….. của phòng giáo dục và đào tạo huyện……. ngày ….. V/v tổ chức“Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCNVN” trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 20…. Trường………. long trọng tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, đây là diễn đàn để cán bộ giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu thực hiện pháp luật. | |
3. Ý nghĩa ra đời của ngày pháp luật | Để biết nguồn gốc và sự ra đời của ngày Pháp luật Việt Nam, sau đây tôi xin trân trọng kính mời đ/c ………. - Phó Hiệu trưởng nhà trường nên trình bày ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Pháp Luật Việt Nam. Xin kính mời đ/c | |
4. Tổ chức thi giữa 2 đội | Để tìm hiểu rõ hơn về một số điều khoản trong các bộ luật hôm nay cô xin mời các bạn tham gia một cuộc thi mang tên “Tìm hiểu Pháp luật” Cô cần 8 bạn chơi và chia thành 2 đội của lớp …. và chi đội …... Xin mời 2 đội chơi lên sân khấu. (Sau khi học sinh lên sân khấu) Cô xin công bố thể lệ cuộc thi như sau: Các đội phải dự thi 3 phần thi của mình Phần thứ nhất: Giới thiệu đội hình đặt tên cho đội và thông điệp hướng tới cuộc thi. Điểm tối đa 20 điểm. Phần thi thứ 2. Mỗi đội phải trả lời 1 số câu hỏi do BTC đưa ra. 1. Phần thi trắc nghiệm. Các đội sẽ chọn đáp án bằng cách giơ biển đáp án mà đội mình chọn. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi tối đa là 5s. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm 2. Phần thi tự luận. Mỗi đội phải tham gia trả lời câu hỏi của ban tổ chức đưa ra. Câu trả lời đúng được 20 điểm. Phần thi thứ 3. Mỗi đội đưa ra 1 tình huống cho đội bạn, đội bạn sẽ phải trả lời. Trả lời đúng, hay được tối đa 30đ. * Để đánh giá khách quan, công tâm đối với các đội thi không thể thiểu được thành phần của BGK. Sau đây tôi xin công bố thành phần của BGK. 1. Cô………… - Trưởng ban. 2. Cô …………. - Phó trưởng ban Xin mời BGK lên làm việc. Sau đây là phần thi thứ nhất Xin mời 2 đội tự đặt tên đội, giới thiệu thành phần đội mình và thông điệp mà đội mình gửi tới hội thi. Xin mời đội thi thứ nhất. Xin mời đội thi thứ 2. Xin mời đội …………………và đội……….…….……. trở về vị trí (các em sẽ ngồi ở hai bàn kê ở trên sân khấu). Sau đây sẽ là phần thi thứ 2 . 1. Câu hỏi trắc nghiệm Các em đã sẵn sàng chưa? Xin các thầy cô giáo và các em hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để cỗ vũ cho 2 đội thi của chúng ta ngày hôm nay. Câu 1: Vào năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tại số nhà 48 thủ đô Hà Nội. Con phố đó có tên là gi? A - Phố Hàng Đào B - Phố Hàng Ngang C - Phố Hàng Lược D - Phố Hàng Thiếc Đáp án : Phố hàng ngang (Tại số nhà 48 phố hàng ngang, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp với thường vụ TW đảng để chuẩn bị cho việc ra mắt chính phủ lâm thời trước quốc dân vào ngày 2/9/1945. Căn phòng nhỏ của Bác diện tích khoảng 20 mét vuông, ở tầng 2 của ngôi nhà, chính tại căn phòng nhỏ bé này Bác Hồ đã khởi thảo bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.) Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 được thông qua ngày, tháng, năm nào? A. 18/11/2013 B. 28/11/2013 C. 29/11/2013 Câu 2: Việt Nam đã thông qua và kí kết Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc vào ngày tháng năm nào? A- 10/09/1982 B- 10/10/1982 C- 10/11/1982 D- 10/12/1982 Câu 3 : Vai trò của Quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? A. Có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt kinh tế biển. B. Có tiềm năng góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển. C. Có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo quốc gia D. Cả 03 phương án trên Câu 4: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định rõ tại điều 1, chương I, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm ? A. Đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời. B. Đất liền, hải đảo, vùng trời. C. Đất liền, hải đảo. Câu 5. Tụ tập đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông trên đường giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền ? a. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng b. Phạt từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng c. Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng Câu 6: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó được chia làm mấy nhóm ? A.3 nhóm B. 4 nhóm C. 5 nhóm D. 6 nhóm ( gồm 4 nhóm: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia ) Như vậy là các bạn đã hoàn thành phần trắc nghiệm Mời 2 đội đến với phần thi tự luận. Mỗi đội phải trả lời câu hỏi mà BTC đưa ra, phần điểm tối đa cho mỗi câu hỏi này là 20đ. Sau đây là câu hỏi giành cho đội: (…) Theo quy định của pháp luật, bên cạnh các quyền, trẻ em có những bổn phận nào? Trẻ em không được làm những gì ? Xin cảm ơn câu trả lời của em. Câu hỏi giành cho đội( …) Hùng 15 tuổi, học lớp 9. Cuối năm bài vở nhiều lại phải đi học thêm để chuẩn bị thi vào lớp 10 trung học phổ thông của tỉnh, Hùng đòi mẹ mua cho xe máy để tiện việc đi lại học tập. Biết chuyện, bố Hùng không đồng ý, ông nói tuổi của Hùng chưa được phép sử dụng xe máy. Xin hỏi: Bố Hùng nói đúng hay sai? Độ tuổi nào được phép đi xe máy. Khi điều khiển xe máy trên đường cần mang theo các giấy tờ gì? Phần thi thứ 3. Mỗi đội đưa ra một tình huống và đội bạn phải trả lời. Xin mời đội (…..) đưa ra tình huống trước. Xin mời tình huống của đội (….) Vậy là 2 đội đã hoàn thành phần thi của mình. Cảm ơn các em và mời các em trở về vị trí lớp học của mình. | |
5. Phần thi giành cho khán giả | (Và bây giờ là phần làm việc của BGK, trong khi chờ kết quả từ BGK, chúng ta hãy cùng giao lưu với các bạn HS, các bạn cổ động viên đã rất nhiệt tình cổ vũ cho 2 đội thi. Các em có muốn tham gia trả lời các câu hỏi tìm hiểu về pháp luật không? Có rất nhiều phần quà hấp dẫn dành cho những câu trả lời đúng. Các em đã sẵn sàng chơi chưa? Mời các em đến với câu hỏi thứ nhất: (Phần này cô giáo gọi em lên nhớ hỏi em tên là gì học ở lớp nào, đúng nên tặng quà.) | |
Câu 1: Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên thì bị xử lý như thế nào? : a. Phạt cảnh cáo b. Phạt từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng c. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng Câu 2: Khi đi bộ sang ngang đường nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ : a - Đi tự do qua đúng nơi dành cho người đi bộ b - Khi có đèn xanh hình người sáng thì đi qua bất kỳ chỗ nào. c - Phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn giao thông và qua đường đúng nơi dành cho người đi bộ. Câu 3: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì? a - Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông b - Dừng lại trước vạch dừng. c - Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái. Câu 4 : Khi đi xe đạp từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính a - Phải đi chậm quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới để đảm bảo an toàn giao thông. b - Đi bình thường rồi rẽ theo hướng mà em muốn. c - Đi chậm ra đường chính, các xe trên đường chính sẽ nhường đường cho em Câu 5: Đổ rác, xả nước thải ra đường phố không đúng nơi quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền ? a - Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng b - Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng c - Phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng (Các em ạ, đổ rác, vứt rác không đúng nơi quy định cũng là vi phạm pháp luật đấy các em ạ. Không những vậy mà lỗi này bị phạt hành chính cũng rất nặng từ 500.000 đến 1.000.000đ. Vậy mà ở trường mình các em vẫn hay ăn quà vặt và vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy đinh. Cô hi vọng rằng sau buổi ngày hôm nay các biết bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh chung của trường ta nhé. | ||
6. Công bố kết quả và trao thưởng. | Thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến vậy là chúng ta đã vừa được chứng kiến phần so tài của các em HS trong 2 đội chơi: đội ………………và đội …………… Để biết đội nào thắng cuộc trong phần thi giao lưu tìm hiểu pháp luật ngày hôm nay tôi xin mời cô ……….. trưởng ban giám khảo lên sân khấu công bố kết quả cuộc thi Xin mời cô……………………. Xin mời đại diện của hai đội thi bước lên sân khấu Vậy là chúng ta đã tìm ra đội chiến thắng Xin chúc mừng đội………………… Phần giao lưu tìm hiểu pháp luật này cho thấy học sinh trường……………. không chỉ thông minh, dí dỏm mà còn rất hiểu biết và nắm chắc về Hiến pháp - pháp luật nước CHXHCNVN. Đội chơi nào cũng xứng đáng dành phần thưởng của ban tổ chức. Xin trân trọng kính mời cô ………….. - Hiệu trưởng nhà trường lên trao phần thưởng cho 2 đội thi. |
3. Bài tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam 2024
Bài tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ. Đồng thời giúp tuyên truyền và phổ biến pháp luật một cách hiệu quả, giúp mọi người hiểu rõ hơn về Hiến pháp, pháp luật và các quy định pháp luật liên quan đến cuộc sống, từ đó giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mời bạn cùng tham khảo một số mẫu bài tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2024 mới nhất dưới đây.
3.1. Bài tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam số 1
Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức "Ngày Pháp luật" hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta
Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.
Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân:
Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
3.2. Bài tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam số 2
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 nhưng tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 – Ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật); đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Cụ thể hóa Điều 8, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 04 tháng 4 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013/NĐ-CP) theo đó, nội dung, hình thức; trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được cụ thể hóa tại Chương 2 của Nghị định.
Nội dung tổ chức Ngày Pháp luật, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP: Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của Nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; Vận động Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, bao gồm: Mít tinh; hội thảo; tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Mục đích, ý nghĩa của ngày Pháp luật, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.
Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân: Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn của pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, công bằng và dân chủ. Tổ chức Ngày Pháp luật góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và trở thành một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc nâng cao mạnh mẽ nhận thức pháp luật của cán bộ, Nhân dân, thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ cương, pháp luật; là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp nhận, chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Bởi thế, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm động viên toàn dân đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật.
Đối với việc thi hành pháp luật, tổ chức Ngày Pháp luật nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng, thống nhất; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt hàng ngày của Nhân dân.
Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa cần phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các thói quen ứng xử theo pháp luật của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời khi có áp lực từ bên ngoài. Lối sống theo pháp luật đòi hỏi trình độ nhận thức pháp luật, nhận thức về sự cần thiết và giá trị xã hội của pháp luật từ phía các cá nhân; ý thức tự nguyện, từ những lợi ích, từ mức độ hài lòng của dân chúng vào hệ thống pháp luật mà họ được thụ hưởng, từ thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Ngày Pháp luật được tổ chức với ý nghĩa đó./.
4. Ý nghĩa của ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng triển khai trong thời gian tới; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.
Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.
Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, cán bộ công chức trong thực thi pháp luật vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước là vô cùng cần thiết.
Trên đây là những mẫu Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thủ tục hành chính trong mục Biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
Kịch bản sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm từng tháng năm 2024
Kịch bản chương trình đại hội Đoàn 2024 mới nhất
Top 8 Kịch bản tiểu phẩm ngày 20-11 hay nhất
7 mẫu kịch bản chương trình đại hội liên đội nhiệm kỳ 2024
Kịch bản chương trình ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024
Lời dẫn chương trình chào cờ đầu tuần hay nhất 2024
Kịch bản Đại hội Chi đội hay nhất năm học 2024 - 2025
Kịch bản dẫn chương trình bầu ban thanh tra nhân dân 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Kịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 2024 mới nhất
284,5 KB 01/11/2024 8:40:00 SAKịch bản tổ chức ngày Pháp luật Việt Nam 2024 (PDF)
01/11/2024 9:25:20 SA
Gợi ý cho bạn
-
Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam (cập nhật mới nhất 2024)
-
Mẫu đơn đăng ký Ai là triệu phú chuẩn năm 2024, có Online
-
4 Bài tuyên truyền phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng 2024 hay nhất
-
Mẫu thư mời tham gia đại hội công đoàn 2024 mới nhất
-
Đơn xin thành lập câu lạc bộ 2024
-
Báo cáo ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất
-
Biên bản họp đề nghị công nhận Gia đình văn hóa 2024
-
Biên bản đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028 mới cập nhật
-
Tài liệu học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về tự soi, tự sửa trong xây dựng Đảng
-
Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em 2024 (4 bài)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Mẫu tờ trình thẩm định dự án tu bổ di tích
Bài dự thi phòng chống tham nhũng 2021
Mẫu đơn đề nghị đăng cai tổ chức đại hội thể dục thể thao
Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em 2024 (4 bài)
Bài tuyên truyền “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019”
Mẫu thư mời dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2024
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến