Yêu cầu cần đạt môn Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

SGK Toán 2 sách Chân trời sáng tạo do nhà xuất bản Giáo dục thực hiện sẽ được sử dụng trong năm học 2021-2022 tới đây. Sau đây là Yêu cầu cần đạt môn Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo.

Hướng dẫn dạy môn Toán lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo

Giai đoạn

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

GIỮA KÌ 1

1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

- Ôn tập và bổ sung các số đến 100 (2 tiết)

- Ước lượng

- Số hạng, tổng (2t)

- Số bị trừ, số trừ, hiệu (2t)

- Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu

- Em làm được những gì?

- Điểm – Đoạn thẳng

- Tia số - Số liền trước, số liền sau

- Đề-xi-mét

- Em làm được những gì?

- Thực hành và trải nghiệm

2. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20

- Phép cộng có tổng bằng 10

- 9 cộng với một số

- 8 cộng với một số

- 7 cộng với một số, 6 cộng với một số

- Bảng cộng

- Đường thẳng – Đường cong

- Đường gấp khúc

- Ba điểm thẳng hàng

- Em làm được những gì?

- Phép trừ có hiệu bằng 10

- 11 trừ đi một số

- 12 trừ đi một số

- 13 trừ đi một số

- 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số

- Bảng trừ

- Em giải bài toán

- Bài toán nhiều hơn

- Bài toán ít hơn

- Đựng nhiều nước, đựng ít nước

- Lít

- Em làm được những gì?

- Thực hành và trải nghiệm

- Kiểm tra

- Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

- Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

- Sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét để thực hành đo.

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.

- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

- Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, dung tích đã học.

- Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.

- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít.

- Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã học.

CUỐI KÌ 1

3. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

- Phép cộng có tổng là số tròn chục

- Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

- Em làm được những gì?

- Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục

- Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

- Em làm được những gì?

- Thu thập, phân loại, kiểm điểm

- Biểu đồ tranh

- Có thể, chắc chắn, không thể

- Ngày, giờ

- Ngày, tháng

- Em làm được những gì?

- ÔN TẬP HK1

- Thực hành và trải nghiệm

- KIỂM TRA HK1

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản).

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).

- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.

- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

GIỮA KÌ 2

4. PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA

- Tổng các số hạng bằng nhau

- Phép nhân

- Thừa số - Tích

- Bảng nhân 2

- Bảng nhân 5

- Phép chia

- Số bị chia – Số chia – Thương

- Bảng chia 2

- Bảng chia 5

- Giờ, phút, xem đồng hồ

- Thực hành và trải nghiệm

5. CÁC SỐ ĐẾN 1000

- Đơn vị, chục, trăm, nghìn

- Các số từ 101 đến 110

- Các số từ 111 đến 200

- Các số có ba chữ số

- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- So sánh các số có ba chữ số

- Em làm được những gì?

- Mét

- Ki-lô-mét

- Khối trụ - Khối cầu

- Hình tứ giác

- Xếp hình, gấp hình

- Em làm được những gì?

- Thực hành và trải nghiệm

- Kiểm tra

- Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia.

- Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia.

- Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính.

- Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. - - Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

- Đếm, đọc được các số trong phạm vi 1000

- Nhận biết được số tròn trăm

- Thực hiện được viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị

- Nhận viết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000

- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản.

- Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

- Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét), km

(ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.

- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài đã học.

- Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cột cờ trường em cao khoảng 6m, cửa ra vào của lớp học cao khoảng 2m,...).

CUỐI KÌ 2

6. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000

- Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000

- Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

- Nặng hơn, nhẹ hơn

- Ki-lô-gam

- Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000

- Tiền Việt Nam

- Em làm được những gì?

- ÔN TẬP CUỐI NĂM

- Thực hành và trải nghiệm

- KIỂM TRA CUỐI NĂM

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.

- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.

- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng) để thực hành cân, đo, đong, đếm.

- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000.

- Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền.

- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng đã học.

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 2 trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 4.674
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm