Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (đầy đủ cả năm)

Tải về

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 theo chương trình mới

Chủ đề 1: Em và mái trường mến yêu

Mục tiêu:

  • Chỉ ra được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thâ
  • Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
  • Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
  • Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

Tuần 1

SHDC: Tham gia lễ khai giảng

  • Gợi ý:
  • GV tổ chức cho HS toàn trường chơi trò chơi khởi động.
  • GV đặt câu hỏi: Khi tham gia Lễ khai giảng, em thích nhất điều gì?

SHTCĐ

HĐ 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể...”

- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.

HĐ2: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân

1. Chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của các bạn trong tranh.

  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi: Các nhóm quan sát tranh trang 6, thảo luận và chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.
  • GV yêu cầu các nhóm trình bày – Nhận xét

2. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

  • Gv đặt câu hỏi: Em đã làm những việc gì để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ?
  • GV chốt và chuyển ý.

SHL: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ tưởng,...

  • Gợi ý:
  • GV gợi ý cho HS đưa cho các tiêu chí để trở thành lớp trưởng/ lớp phó/ tổ trưởng.
  • GV khuyến khích HS đề cử/ tự đề cử vào các vị trí Cán bộ lớp.
  • GV tổ chức cho HS bầu chọn: Phát cho mỗi em một bông hoa. HS bầu chọn cho ai thì bỏ hoa vào vị trí của bạn đó.

Tuần 2

SHDC: Tham gia học tập nội quy nhà trường

  • Gợi ý:
  • GV tổ chức cho HS toàn trường chơi trò chơi khởi động.
  • GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
  • Mời đại diện mỗi khối/ mỗi lớp
  • Lần lượt nêu 1 điều trong nội quy của nhà trường
  • GV chốt và hướng dẫn HS ghi nhớ nội quy của nhà trường

SHTCĐ

HĐ3: Tìm hiểu những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.

  • GV tổ chức cho HS khai thác nội dung của 4 bức tranh trang 8.
  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi cho từng bức tranh: Những việc này mang đến cho con lợi ích gì?
  • Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét.
  • GV chốt và chuyển ý.

HĐ4: Đề xuất những việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân

  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và phát cho các nhóm bảng nhóm có in sẵn sơ đồ tư duy với yêu cầu: Để xây dựng hình ảnh bản thân, con cần làm gì?
  • Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét.
  • GV chốt ý.

SHL: Tham gia xây dựng nội quy lớp học.

  • GV yêu cầu HS nhắc lại một số điều trong nội quy của nhà trường.
  • GV chuyển ý để hướng dẫn HS lập nội quy lớp.
  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi nhóm được phát hình ảnh 1 cây xanh và 5 quả táo với yêu cầu: Ghi nhận điều mà chúng ta cần thực hiện khi vào lớp/ trường.
  • Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
  • GV tổng hợp và hình thành nội quy của lớp.

Tuần 3

SHDC: Tham gia các hoạt động vui trung thu của nhà trường

  • Gợi ý:
  • GV mở bài hát Chiếc đền ông sao (hoặc bài hát có nội dung liên quan) cho HS đoán tên bài hát.
  • GV giới thiệu về Đêm trung thu và đặt câu hỏi:
  • Đêm trung thu là khi nào?
  • Món đồ chơi mà trẻ em thường sử dụng vào đêm trung thu là gì?
  • Vào đêm trung thu thường có các nhân vật nào?
  • GV phát động các Hội thi của nhà trường.

SHTCĐ

HĐ5: Lập bảng theo dõi việc làm của em để xây dựng hình ảnh bản thân

  • GV giới thiệu Bảng tự theo dõi việc làm cho HS.
  • GV phát cho mỗi HS một bảng theo dõi (chưa có nội dung) và yêu cầu: Dựa vào các việc làm mà em đã nêu ở bài học trước, hãy tự điền các việc cần làm vào Bảng tự theo dõi của mình.
  • GV hướng dẫn HS thao tác tại nhà và yêu cầu các em mang theo vào tuần sau.

HĐ6: thực hành giao tiếp phù hợp với bạn bè.

1. Quan sát và thảo luận về cách giao tiếp của các bạn trong tranh.

  • GV giới thiệu 3 bức tranh ở trang 11 và hướng dẫn HS khai thác nội dung các bức tranh.
  • GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về cách giao tiếp của các bạn trong tranh.
  • Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét
  • GV chốt và chuyển ý.

2. Sắm vai xử lý tình huống trên.

  • GV yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 3 bức tranh và thực hành sắm vai xử lý tình huống trong tranh.
  • Các nhóm thực hành – Nhận xét
  • GV chốt ý.

SHL: Tham gia vui trung thu ở lớp.

  • GV kể câu chuyện Sự tích Đêm trung thu và giúp HS hiểu ý nghĩa Đêm trung thu.
  • GV tổ chức cho HS hát các bài hát về Trung thu

Tuần 4

SHDC: Múa hát tập thể theo chủ đề “Em và mái trường mến yêu”

  • Gợi ý:
  • GV cần chuẩn bị vào tuần trước: Mỗi lớp/ khối lớp chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ về chủ đề Em và mái trường mến yêu.
  • GV tổ chức cho HS xem biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

SHTCĐ

HĐ7: Chia sẻ kết quả việc làm xây dựng hình ảnh đẹp của em.

  • HS cần mang theo Bảng tự theo dõi của thực hiện ở tuần trước
  • GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 và chia sẻ:
  • Trong tuần vừa qua, em đẫ làm những việc gì để xây dựng hình ảnh bản thân?
  • Theo em, những việc làm đó mang lại ợi ích gì cho em?
  • Các nhóm thảo luận và chia sẻ trước lớp – Nhận xét
  • GV chốt và chuyển ý.

HĐ8: Làm món quà tặng bạn

  • GV cần chuẩn bị hoặc yêu cầu HS chuẩn bị một số vật dụng cơ bản.
  • GV giới thiệu một số sản phẩm có thể tạng bạn: bức tranh, trang trí thẻ đọc sách,…
  • HS thực hành làm sản phẩm tặng bạn.HS giới thiệu về sản phẩm của mình.
  • GV tổ chức cho HS trao quà tặng bạn.

SHL: Rèn luyện nề nếp học tập và sinh hoạt ở trường

  • GV chuẩn bị cho HS 1 bảng tự nhận xét về các nội quy của lớp theo 3 mức độ.
  • Yêu cầu mỗi em tự nhận xét về việc thực hiện nội quy của mình.
  • HS chia sẻ về việc tự nhận xét.
  • GV hướng dẫn HS đưa ra biện pháp khắc phục các hạn chế.

Đánh giá

Em đã làm được

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Nêu được những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân

Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn

Thực hiện được việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân.

Làm được món quà tặng bạn

CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN (Tuần 5)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.
  • Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
  • Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
  • Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng chuyên biệt:

  • Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc; Thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết.

3. Phẩm chất

  • Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

Giáo án, SGK, SGV.

  • Các bức tranh trong sgk về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc.
  • Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế.
  • Trò chơi “Đèn xanh - đèn đỏ - đèn vàng”.
  • Trò chơi “Bingo”.
  • Các tình huống trong sgk cho hoạt động sắm vai.
  • Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán.
  • GV có thể sử dụng kết hợp với vớ bài tập (nếu có) để tổ chức các hoạt động.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Bút màu, giấy bìa, kéo, hồ dán,...
  • Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS tham gia chương trình Vì một cuộc sống an toàn theo kế hoạch của nhà trường.

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe để chia sẻ lại trước lớp các nội dung của chương trình Vì một cuộc sống an toàn.

- GV đặt vấn đề: Các em đã được nghe hoặc biết đến tình huống nào nói về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc chưa? Các em có nhận biết được những địa điểm nào dễ bị lạc và có biết cách giữ an toàn cho bản thân? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để có những kinh nghiệm cho bản thân trước tình huống bị bắt cóc qua Chủ đề 2 - Vì một cuộc sống an toàn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc, nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện thì em sẽ xử lý tình huống đó như thế nào.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chọn một câu chuyện (có thật trong thực tế cuộc sống) về tình huống bị bắt cóc để kể cho HS nghe. GV yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết chính trong câu chuyện để thảo luận:

+ Vào một ngày hè năm 2015, con trai anh Huỳnh là Lương Thế Vinh (sinh năm 2012) chơi một mình trong nhà khi anh ra vườn cho cá ăn. Anh Huỳnh sơ ý không đóng cửa nhà. Tầm 5 phút sau, anh bỗng nghe tiếng con gọi: “Bố ơi, bố ơi”. Nghĩ rằng con chờ lâu nên gọi anh trả lời con : “Bố đây, đợi bố một xíu”. Chưa đầy một phút sau, anh lại nghe con gọi : “Bố ơi, cứu con với”, lúc này anh mới vội vã chạy vào nhà thì đã không thấy con trai mình đâu.

+ Sau một ngày tìm kiếm khắp nơi nhưng vô vọng, vợ chồng anh Huỳnh mới trình báo với công an Đà Lạt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được manh mối. Còn anh Huỳnh sau hơn một năm rong ruổi tìm con đã phải quay trở về. Trong sự đau đớn, anh ngậm ngùi lập bàn thờ cho con trai nhưng vẫn mong chờ một ngày con sẽ quay về.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau khi đã nghe kể câu chuyện:

Câu 1: Điều gì đã xảy ra với bạn nhỏ trong câu chuyện?

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới điều đó?

Câu 3: Bạn nhỏ đã làm gì? Kết quả ra sao?

Câu 4: Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ xử lí như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc

Câu 1: Trong câu chuyện, bạn nhỏ đã bị người lạ bắt cóc.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến việc bạn nhỏ bị người lạ bắt cóc là:

- Bố bạn nhỏ sơ ý không đóng cửa nhà.

- Bố bạn nhỏ nghe thấy tiếng gọi của bạn nhưng đã không ra với bạn luôn.

Câu 3:

- Bạn nhỏ đã gọi “Bố ơi, bố ơi” và “Bố ơi, cứu con với”.

- Kết quả: Bố bạn nhỏ đã không kịp chạy vào nhà và bạn nhỏ đã bị người lạ bắt cóc.

Câu 4: Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống đó, em sẽ gọi thật to “Bố ơi, bố cứu con với có người lạ”. Nếu bố bạn nhỏ nghe thấy bạn nhỏ nói như vậy, sẽ ngay lập tức chạy vào ngay. Lúc đó có thể kẻ xấu sẽ không kịp bắt cóc bạn nhỏ.

Hoạt động 2: Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những địa điểm dễ bị lạc, giải thích được vì sao những địa điểm đó lại dễ bị lạc.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk trang 17, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những địa điểm nào dễ bị lạc?

- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy tìm thêm những địa điểm dễ bị lạc khác? Vì sao trẻ em lại dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó?

Câu 2: Khi đi lạc, cần lưu ý những điều gì

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV nhắc nhở HS chú ý khi đến các địa điểm trên để phòng tránh bị lạc

2. Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc

a. Những địa điểm dễ bị lạc

- Những địa điểm dễ bị lạc:

+ Khu du lịch.

+ Nơi tổ chức lễ hội.

+ Khu vui chơi giải trí.

+ Bến tàu, bến xe.

+ Chợ.

+ Trường học.

- Tìm thêm một số địa điểm dễ bị lạc khác:

+ Siêu thị.

+ Công viên.

+ Sở thú.

+ Rạp chiếu phim,...

- Trẻ em dễ đi lạc khi ở những địa điểm đó vì:

+ Hầu hết trẻ em đều hiếu động và tò mò thích khám phá, đặc biệt là khi đến những nơi thú vị trẻ thường quên mất người thân, mà chỉ chăm chú chạy theo những thứ mới lạ.

+ Một số trẻ thích chơi trò trốn tìm, thử xem bố mẹ hoảng hốt thế nào khi vắng mình. Kết quả là trẻ đi lạc thật. Cũng có trẻ có cá tính mạnh, mỗi khi giận dỗi thường tự tách bố mẹ bỏ đi theo một hướng khác rồi đi lạc.

+ Một số bố mẹ khá bất cẩn khi đưa con đến nơi công cộng để trẻ ngồi đợi rồi đi làm việc riêng. Dù chỉ trong vài phút nhưng khi họ quay lại thì không thấy con mình đâu nữa. Nhiều lúc trẻ bị lạc do những trường hợp khách quan ví dụ như bị cuốn vào đám đông trong lễ hội hoặc do thảm họa, thiên tai.

Câu 2: Khi đi lạc, cần chú ý:

+ Cần thuộc lòng những thông tin của người thân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà.

+ Khi nhận ra mình bị lạc điều đầu tiên cần đứng nguyên tại vị trí đó, không chạy lung tung tìm người thân càng bị lạc thêm. Nếu người lớn đi tìm, chắc chắn họ sẽ quay lại những nơi họ vừa đi qua.Không được khóc làm kẻ xấu chú ý mà hãy gọi thật to tên người thân.

+ Nếu có người muốn giúp nhưng lại đưa ra ngoài hoặc muốn chúng ta leo lên xe họ thì hãy từ chối và nhờ người khác giúp. Nếu họ cứ lôi kéo thì hãy hét to để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.

+ Nếu chờ khá lâu mà không thấy người thân quay lại thì hãy nhờ những người mặc đồng phục, đeo bảng tên đi lại trong tòa nhà như nhân viên, chú bảo vệ, cô thu ngân để phát loa tìm người thân. Nếu không tìm được những người này, chúng ta có thể nhờ những gia đình có trẻ nhỏ theo cùng xung quanh đó.

+ Nếu lạc ở ngoài đường mà nhìn quanh không thấy ai đáng tin cậy thì tìm một nơi công cộng gần hàng ăn, siêu thị, đồn cảnh sát để nhờ giúp đỡ.

Hoạt động 3: Nhận biết tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, giải thích được vì sao những tình huống đó lại có nguy cơ bị bắt cóc.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3, 4 sgk trang 18 và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: Em hãy xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.

- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu thêm một số tình huống trẻ em có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thỏa luận thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Nhận biết tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

- Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc:

+ Đi theo người lạ.

+ Nhận quà của người lạ.

+ Đi một nơi đường vắng.

- Một số tình huống trẻ em có thể bị bắt cóc và giải thích lý do:

+ Người bắt cóc đóng giả nhân viên giao hàng, thợ điện, nước,...

Kẻ bắt cóc mặc bộ đồ đồng phục rồi đóng giả thành nhân viên công giao hàng, thợ sửa điện nước,… là có thể gõ cửa các hộ gia đình. Tranh thủ lúc người nhà không có người lớn ở nhà, họ sẽ đóng kịch và lừa đưa trẻ đi. Hoặc nếu có người lớn ở nhà, họ sẽ lợi dụng lúc cha mẹ trẻ không để ý để đưa con đi.

+ Người bắt cóc đóng vai là người thân của trẻ em.

Trẻ đang học ở trường, kẻ bắt cóc đóng vai là người thân, họ hàng của bé để đến lớp đón trẻ.

+ Đến tận nhà rình rập thời cơ thuận lợi bắt cóc trẻ em.

Vì không đề phòng, nhiều bố mẹ đã để kẻ lạ mặt sẽ xông vào tận nhà bắt trẻ đi giữa ban ngày.

Hoạt động 4: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi với các bạn trong lớp cách giữ an toàn cho bản thân.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình sgk trang 19 về cách giữ an toàn cho bản thân.

- GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về cách giữ an toàn cho bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, nhắc nhở HS thực hiện cách giữ ăn toàn cho bản thân.

4. Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân

- Một số cách giữ an toàn cho bản thân:

+ Nhớ được số điện thoại của bố mẹ. Biết nhờ những người an toàn giúp đỡ: công an, bộ đội, bảo vệ,...

+ Không được cầm, nhận quà của người lạ.

+ Đeo đồng hồ có chức năng định vị vị trí và có nút bấm khẩn cấp.

+ Nếu người lạ có hành vi tiến đến gần, ôm, bế thì phải hô hoán, hét lớn “bắt cóc...bắt cóc”.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Để xem Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (đầy đủ cả năm), mời bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 50.338
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm